Thực trạng quyết toán thu chi và công tác thanh tra, kiểm tra của bệnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 76 - 83)

bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2016 – 2019 và 6 tháng đầu năm 2020

2.2.4.1. Quyết toán thu chi

Sau khi thực hiện dự toán xong, thì các đơn vị chuẩn bị hồ sơ để thực hiện quyết toán, nhưng đảm bảo thu đúng và chi đúng các khoản mục.

Thời gian lập báo cáo quyết toán được tính từ sau khi kết thúc năm tài chính đến 31/03 năm sau.

Nội dung quyết toán của các đơn vị bao gồm quyết toán các khoản thu, các khoản chi, cụ thể:

- Kiểm tra nguyên nhân tăng, giảm số liệu quyết toán các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu khác so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao theo quy định. Đối với các khoản thu từ hoạt động dịch vụ thực hiện đối chiếu, kiểm tra số liệu trên cơ sở báo cáo tài chính năm của đơn vị;

- Kiểm tra dự toán chi ngân sách được giao trong năm, bảo đảm khớp đúng với dự toán được cấp có thẩm quyền giao (bao gồm dự toán giao đầu năm, dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm) về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi. Riêng đối với dự toán chi từ nguồn viện trợ thực hiện theo quy định về chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại, trên cơ sở dự toán được giao và số liệu đã được ghi thu, ghi chi trong năm theo chế độ quy định;

- Kiểm tra số kinh phí thực nhận theo xác nhận số liệu của Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch;

- Kiểm tra số liệu quyết toán chi, làm rõ nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao; xem xét các điều kiện chi theo quy định; chỉ xét duyệt số liệu quyết toán chi ngân sách trong phạm vi dự toán được giao trong năm và đã thanh toán thực chi với Kho bạc Nhà nước;

- Kiểm tra số dư kinh phí được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán bao gồm số dư tạm ứng, dư dự toán và số dư tài khoản tiền gửi ngân sách cấp (nếu có). Đối với số dư kinh phí không được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán thì phải hủy hoặc thu hồi nộp ngân sách nhà nước;

Kiểm tra việc hạch toán các khoản thu, chi theo đúng mục lục ngân sách nhà nước và niên độ ngân sách; khớp đúng giữa số liệu trong sổ kế toán và báo cáo quyết toán với chứng từ và với số liệu xác nhận của Kho bạc Nhà nước;

Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán.

Có thể thấy bệnh viện đã sử dụng chênh lệch thu chi của các năm luôn lớn hơn tổng quỹ lương, vì vậy bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng chênh lệch thu chi để phân phối thu nhập tăng thêm sau khi đã trích tối thiểu 25% số chênh lệch đó để bổ sung quỹ phát triển sự nghiệp. Đây là quỹ quan trọng của đơn vị, trích lập quỹ phát triển sự nghiệp lớn sẽ đảm bảo cho đơn vị một nguồn tài chính dự phòng ổn định, đáp ứng những thiếu hụt tài chính kịp thời trong quá trình hoạt động, và bổ sung đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cũng như chất lượng dịch vụ của đơn vị.

Riêng phần chênh lệch thu chi, luận văn chỉ xin xem xét số liệu giai đoạn từ 2016-2019.

Bảng 2.6: Chênh lệch thu chi tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2016-2019

Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2016 2017 2018 2019 Tổng thu 3.457.934 4.002.600 4.525.711 4.717.614 Tỷ lệ tăng thu - 15,75% 13,07% 4,24% Tổng chi 2.749.031 3.183.575 3.717.908 3.893.426 Tỷ lệ tăng chi - 15,81% 16,78% 4,72%

Chênh lệch thu chi 708.903 819.025 807.803 824.188

Tỷ lệ tăng trưởng - 15,53% -1,37% 2%

Nguồn: Báo cáo quyết toán Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2016-2019

Chênh lệch thu chi của bện viện Bạch Mai tăng nhanh vào năm 2017, lên đến trên 15%. Các khoản này được trích cho cán bộ nhân viên – do đó thu nhập của bệnh viện tăng. Cũng chính vì tăng trưởng các nguồn thu nhanh, nên năm 2018,

bệnh viện đã tăng chi cho cả cá nhân (lên đến 25,75%), chi nghiệp vụ (13,77%), mua sắm tài sản cố định, sửa chữa (137%) nên tính bình quân, toàn bộ các khoản chi của bệnh viện tăng lên đến 16.78%. Tuy nhiên, vì tổng thu tăng không kịp nên chênh lệch thu chi âm. Để giải quyết tình trạng này, năm 2019, bệnh viện đã giảm chi các khoản, nên thu chi lại có sự tăng trưởng trở lại, dù thấp.

Bảng 2.7. Tình hình phân phối chênh lệch thu chi bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2016-2019

Đvt: triệu đồng

Nội dung 2016 2017 2018 2019

Chênh lệch thu chi 708.903 819.025 807.803 824.188

Trích Quỹ PTHĐSN 320.492 383.366 386.725 212.711

Tỷ lệ trích lập 45,2% 46,8% 47,9% 25,8%

Trích quỹ khen thưởng 5.575 4.000 2.000 5.000

Tỷ lệ trích lập 0,8% 0,5% 0,2% 0,6%

Trích quỹ phúc lợi 81.300 88.200 101.000 130.000

Tỷ lệ trích lập 11,5% 10,8% 12,5% 15,8%

Quỹ dự phòng ổn định thu nhâp 35.446 25.091 - 69.235

Tỷ lệ trích lập 5,0% 3,1% 0,0% 8,4%

Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh 7.089 8.190 8.078 8.242

Tỷ lệ trích lập 1,0% 1,0% 1,0% 1,0%

Trích Quỹ TNTT 259.001 310.178 310.000 399.000

Tỷ lệ trích lập 36,5% 37,9% 38,4% 48,4% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động hằng năm của Bệnh viện Bach Mai

giai đoạn 2016-2019

Vì chênh lệch thu chi của từng năm đều tăng nên tuy tỷ lệ trích lập không đổi nhưng số trích lập đã tăng lên đáng kể từng năm. Bệnh viện Bạch Mai đã từng bước tạo lập cho mình nguồn tài chính để đầu tư cho các hoạt động chuyên môn, ngoài ra còn tạo ra một nguồn thu khác từ hoạt động góp vốn liên doanh theo quy định của pháp luật. Quỹ PTHĐSN chiếm một tỉ trọng lớn nhất, lên đến 45% vào các năm từ

201 6 - 2019, dù năm 2019 có giảm. Đứng thứ hai là các khoản trích quỹ TNTT. Quỹ này được trích có xu hướng tăng dần, và tăng đột ngột vào năm 2019. Các khoản trích vào các quỹ còn lại chiếm tỉ trọng không nhiều.

Bệnh viện Bạch Mai cũng đã trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân của đơn vị trong năm. Nguồn quỹ này dùng để khen thưởng định kỳ đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của bệnh viện. Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động tập thể, phong trào.

Quỹ ổn định thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm.

Để khuyến khích cán bộ nhân viên gắn bó với nghề, làm việc hết mình vì sự phát triển của bệnh viện thì trong những năm qua bệnh viện đã trích phần lớn số chênh lệch thu chi để trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ nhân viên. Mức chi trả này sẽ có tiềm năng cao hơn nữa nếu bệnh viện có những hướng đi đúng và có những biện pháp tích cực trong công cuộc huy động tăng thêm các nguồn thu, tiết kiệm các khoản chi. Kết quả hoạt động của bệnh viện không chỉ là thành công đối với riêng đơn vị mà qua đó nó còn thể hiện được tính đúng đắn và mục tiêu mà Nghị định 16/2015/NĐ-CP hướng tới cũng như quy chế chi tiêu nội bộ ban hành theo Quyết định số 133/QĐ-BM ngày 03/1/2017 làm căn cứ thực hiện thu, chi và quyết toán các khoản thu chi theo quy định của Nhà nước.

2.2.4.2. Công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác kiểm tra tài chính của bệnh viện được thực hiện theo hướng dự phòng (lường trước), phát huy các nhân tố tích cực, ngăn ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật, vi phạm chức năng và nhiệm vụ được giao, nâng cao ý thức chấp hành quy định, quy chế chuyên môn cũng như quy định về quản lý tài chính trong bệnh viện cũng như trong cán bộ nhân viên.

tính tuân thủ theo các quy định hiện hành như Quyết định số 48/QĐ-Ttr ngày 29/01/2018 của Chánh Thanh tra xây dựng về việc thanh tra công tác quản lý Dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 59/QĐ-Ttr ngày 11/4/2018 của Chánh Thanh tra Bộ Y tế về việc Thanh tra toàn diện công tác bệnh viện tại Bệnh viện Bạch Mai; Công văn số 1718/KTNN-TH ngày 29/12/2017 của Kiểm toán Nhà nước về kế hoạch kiểm toán năm 2018; Quyết định 1380/QĐ-KTNN ngày 14/6/2018 về kiểm toán việc quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2017 và chuyên đề quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 2015-2017 của Bộ Y tế; Quyết định 1157/QĐ- KTNN ngày 14/6/2019 của Tổng kiểm toán nhà nước về kiểm toán việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các Bệnh viện thuộc Bộ Y tế giai đoạn 2016-2018 .. và các đoàn kiểm toán độc lập…

Chủ thể kiểm tra nội bộ gồm Ban Giám đốc, Phòng Tài chính- Kế toán và các cán bộ phụ trách bộ phận có liên quan. Các chủ thể kiểm tra bên ngoài như: Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra các cấp.

Công cụ kiểm tra tài chính gồm: Văn bản chính sách liên quan đến quản lí sử dụng nguồn ngân sách, viện phí và BHYT; Kế hoạch triển khai các văn bản đó; Biên bản kiểm toán; Hiểu biết và nghiệp vụ của nhân viên Phòng Kế hoạch Tổng hợp và Phòng Tài chính Kế toán; Sổ sách tài chính kế toán; Phỏng vấn một số người bệnh đặc biệt là đối tượng người nghèo đang nằm tại bệnh viện về các chế độ được hưởng.

Các hình thức kiểm tra tài chính đang được áp dụng tại bệnh viện Bạch Mai bao gồm:

- Kiểm tra thường xuyên trong toàn bộ quá trình thực hiện kế hoạch tài chính. Đây chính là hình thức kiểm tra theo dõi hàng ngày việc thực hiện thu – chi theo kế hoạch tài chính của các đơn vị.

- Kiểm tra kiểm tra định kì quá trình thực hiện kế hoạch tài chính, gồm kiểm tra các hoạt động thu - chi, kiểm tra kết cấu tài chính, kiểm tra việc phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ. Kiểm tra định kỳ được tiến hành theo kế hoạch định trước, căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng cho từng tháng, từng qúy để tiến hành thanh tra.

- Kiểm tra đột xuất: Được tiến hành khi có “vấn đề” hoặc vụ việc cần sự can thiệp cấp bách, hay có đơn thư khiếu nại tổ cáo cần làm rõ.

Trong ba hình thức trên, bệnh viện Bạch Mai lấy việc kiểm tra định kỳ theo kế hoạch làm hoạt động chính để đánh giá thực chất hoạt động quản lý tài chính, thấy được các ưu, khuyết điểm một cách khách quan, từ đó mới đề xuất những biện pháp thích hợp nhằm củng cố hế thống quản lý các lĩnh vực hoạt động trong bệnh viện nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng.

Công việc kiểm tra kế toán thường được tiến hành tại từng bộ phận kế toán, cụ thể như sau:

Ở mỗi phần hành công việc, nhân viên kế toán trực tiếp kiểm tra nghiệp vụ phát sinh trước khi tiến hành ghi sổ kế toán, kế toán tổng hợp thực hiện kiểm tra lại trong quá trình tổng hợp số liệu các bộ phận có liên quan. Việc kiểm tra được tiến hành theo phương pháp đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ, sổ kế toán và các báo cáo kế toán với nhau, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết. Nội dung kiểm tra bao gồm:

Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của chứng từ kế toán, tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, việc ghi chép phản ánh trên tài khoản, sổ và các báo cáo có đảm bảo thực hiện đúng chế độ, chính sách quản lý tài sản với nguồn kinh phí của đơn vị và của cơ quan quản lý Nhà nước.

Kiểm tra trách nhiệm, kết quả công tác của bộ máy kế toán, mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng khác trong bệnh viện.

Thực trạng công tác kiểm tra tài chính được thể hiện qua bảng 2.8. Qua công tác kiểm tra bệnh viện Bạch Mai cơ bản cho thấy các đơn vị đã thực hiện đúng các quy định về định mức chi thường xuyên và đúng, đủ, kịp thời các chế độ quyền lợi hợp pháp cho cán bộ công chức viên chức và người lao động hợp đồng…

Bảng 2.8: Tình hình kiểm tra tài chính tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2016 - 2019

Năm 2016 2017 2018 2019

Hình thức kiểm tra theo phạm vi công việc Kiểm tra toàn diện Kiểm tra toàn diện Kiểm tra toàn diện Kiểm tra toàn diện

Nguồn: Báo cáo Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2016-2019

Việc tổ chức công tác kiểm tra kế toán đã góp phần tích cực trong việc quản lý tài sản và hạn chế sai sót trong chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có một số hạn chế cần được khắc phục, thể hiện: Đơn vị đã sử dụng phần mềm kế toán để tổng hợp số liệu và báo cáo kế toán, nhưng việc sử dụng phần mềm nhiều khi gây tâm lý chủ quan, phụ thuộc vào phần mềm nên không chủ động trong vấn đề tổng hợp số liệu báo cáo. Mặt khác, đơn vị không tổ chức bộ phận kiểm tra kế toán riêng nên thiếu đi sự khách quan trong công tác kiểm tra, kiểm soát kế toán. Nhờ kiểm tra tài chính được thực hiện tốt nên đã đánh giá đúng thực trạng, xác định được những ưu điểm, khuyết điểm một cách khách quan, trung thực, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất được những giải pháp tích cực trong lĩnh vực tài chính giúp cho lãnh đạo bệnh viện Bạch Mai có chủ trương đúng đắn, biện pháp thích hợp để hoàn thiện quản lý tài chính của đơn vị, góp phần phục vụ công tác khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn.

Như vậy, với công tác kiểm tra, kiểm soát của bệnh viện có thể thấy như sau: Ưu điểm

- Các khoản dự toán lập sát với thực tế

- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu của bệnh viện

- Các khoản chi của bệnh viện được giám sát chi tiết, cụ thể, dựa trên các hóa đơn chứng từ.

Nhược điểm

- Thanh tra, giám sát vẫn mang nặng cơ chế thủ tục, nhiều khi bỏ qua các vấn đề lớn về thu chi.

- Các nguồn thu chi tuy đã kiểm soát chặt, song vẫn còn tình trạng thất thoát. Việc hạch toán chưa kịp thời do quy mô của bệnh viện Bạch Mai rất lớn, các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đa dạng.

đến các cấp lãnh đạo không giám sát từ xa, phát hiện những bất thường, phải mất thời gian dài mới phát hiện được sai sót.

Cụ thể, các vấn đề về thu chi sẽ được phân tích kỹ hơn tại mục 2.3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w