Hình thức của phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 30)

Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật không thể tự thân đi vào nhận thức, tình cảm của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật mà phải qua những kênh thông tin, các dạng hoạt động cụ thể. Do đó, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ phụ thuộc vào nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật mà còn phụ thuộc vào việc xác định hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp.

Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật là các dạng cụ thể, có tổ chức phối hợp giữa các chủ thể giáo dục pháp luật và đối tượng giáo dục pháp luật

để thực hiện nội dung giáo dục pháp luật và đạt mục đích giáo dục pháp luật. Dựa vào tính đa dạng, phong phú, tính đặc thù của các chủ thể và các đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật có thể phân chia hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thành hai nhóm cơ bản sau:

Một là, các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính phổ biến, truyền thống như: phổ biến, nói chuyện pháp luật, các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt pháp luật chuyên đề, các câu lạc bộ pháp luật, các đội thông tin lưu động, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức văn học, nghệ thuật, dạy học pháp luật ở các trường,..

Hai là, các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính đặc thù như: các hoạt động định hướng phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp của các cơ quan như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án và các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức quần chúng, tổ hòa giải, công tác trợ giúp pháp lý, tư pháp pháp luật,..

Ngoài ra, các nhà nước có thể quy định rất cụ thể về các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật như tại Việt Nam quy định

Họp báo, thông cáo báo chí; phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hànhchính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt

văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở; thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả. [29]

Như vậy, qua các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định trong văn bản pháp luật hiện hành, chúng ta có thể thấy rằng:

Phổ biến pháp luật trực tiếp được sử dụng như một hình thức phổ biến pháp luật quan trọng, gắn bó chặt chẽ với nhiều hình thức phổ biến khác và là một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời trong tổng thể các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động tập thể, các giờ sinh hoạt; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật,..

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dâncư.

Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật thông qua các hình thức đa dạng như: đố vui để học, rung chuông vàng, thi viết, thi tiểu phẩm, sân khấuhóa....

Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộmáynhànước;thông qua hoạtđộngtrợgiúp pháplý,hòagiải ởcơsở.

Xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật, một hình thức phản ánh sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan tư pháp, các ban ngành liên quan trong việc đưa pháp luật đến gần dânhơn.

Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ và các thiết chế văn hóa khác ở cơsở.

Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Giáo dục chính khóa thông qua việc lồng ghép trong các môn học giáo dục công dân ở cấp trung học phổ thông; môn học pháp luật, pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; các môn học trong cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân và Giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Ngoài ra, Luật còn khuyến khích đổi mới, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn.

1.3. Yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phƣơng

Hiệu quả quản lý nhà nước và mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật trong mỗi nhà nước chỉ đạt được khi nó được đặt trong những yêu cầu nhất định. Các yêu cầu được đưa ra dựa trên các quy luật quản trị và mục tiêu mà mỗi chế độ chính trị của nhà nước theo đuổi. Các yêu cầu đòi hỏi tổ chức, cá nhân phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương phải chấp hành khi thực hiện nhiệm vụ luôn gắn với mục tiêu của quản lý nhà nước. Tại Việt Nam, yêu cầu đặt ra đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thể hiện ở các nội dung sau đây:

1.3.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương đối với việc phổ biến, giáo dục pháp luật và chính quyền địa phương đối với việc phổ biến, giáo dục pháp luật

Pháp luật và đường lối, chính sách của Đảng có mới quan hệ chặt chẽ với nhau. Pháp luật bao giờ cũng là sự thể chế hóa đường lới, chính sách của Đảng, đường lối chính sách của Đảng là “linh hồn” của pháp luật. Vì vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng chính là việc phổ biến, giáo dục đường lối,

đạo của mình trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bằng việc xây dựng chương trình, kế hoạch trên địa bàn mình, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, chủ trương để chính quyền cùng cấp tổ chức thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó, cần quán triệt đến từng đảng viên tinh thần nêu gương và mỗi đảng viên phải là một “tuyên truyền viên” để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng thời, cần thường xuyên tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và kịp thời thời phát hiện, chấn chỉnh, hướng dẫn những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện trong thực tiễn.

Nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương với lực lượng đông đảo của mình là chủ thể chính của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Do đó, cần chú trọng hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vì đây là yếu tố vừa đảm bảo tính định hướng chung, vừa tạo điều kiện để đơn vị cấp dưới phát huy tính chủ động, sáng tạo trong xâydựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện.

1.3.2. Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật

Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật là yêu cầu cần thiết để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật xác định rõ chủ thể tiến hành, các chi phí và dự báo trước những khó khăn để vượt qua, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Chính quyền địa phương cần phải xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật sao cho vừa phù hợp với đường lối, chủ trương của đảng vừa phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đồng thời, các kế hoạch, chương trình, đề án cần xác định cụ thể đối tượng, nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện, xác định cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện, tiến độ thời gian, có tính khả thi, có hiệu quả và điều kiện kinh phí để thực hiện.

1.3.3. Nội dung phổ biến, giáo dục phải chính xác, đầy đủ, dễ hiểu, thiết thực thực

Phổ biến, giáo dục pháp luật khác với các loại hình phổ biến, giáo dục khác ở chỗ nội dung được phổ biến, giáo dục là pháp luật, là những quy tắc xử sự được Nhà nước ban hành, có cấu trúc chặt chẽ từ câu chữ tới nội dung và yêu cầu của các quy định đó. Do đó, phổ biến, giáo dục pháp luật phải chính xác, đầy đủ.

Phổ biến, giáo dục pháp luật không những phải xuất phát từ nhu cầu của đối tượng được phổ biến, họ đang thiếu và cần cái gì mà còn phải phù hợp với trình độ văn hoá, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi, dân tộc... và sử dụng ngôn ngữ đại chúng, hành văn giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, thiết thực. Có như vậy, mục đích của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật mới đạt được hiệu quả đã đề ra.

1.3.4. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm xuyên, có trọng tâm, trọng điểm

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động tác động lên ý thức con người, vì lợi ích lâu dài nên phải được thực hiện kịp thời, thường xuyên với phương châm “mưa dầm, thấm lâu”, tránh tình trạng hình thức, làm theo phong trào. Đồng thời, hoạt động này cũng không nên làm tràn lan mà phải có trọng tâm, trọng điểmtrong từng giai đoạn nhằm đạt kết quả cụ thể.

1.3.5. Phương pháp, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật

Có nhiều phương pháp, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác nhau, mỗi phương pháp, hình thức có sự phù hợp với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Do đó, khi phổ biến, giáo dục pháp luật phải xuất phát từ đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật để lựa chọn phương pháp, hình thức

tối ưu và có sự kết hợp đan xen giữa các phương pháp, hình thức khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất.

Phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật là hệ thống những cách thức, biện pháp tác động của chủ thể phổ biến, giáo dục nhằm hình thành ở đối tượng ý thức tuân thủ pháp luật, có năng lực xử lý hiệu quả các tình huống pháp luật nảy sinh trong cuộc sống. Phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải đa dạng và phong phú, trong những tình huống, điều kiện khác nhau, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng nhìn chung, chủ thể phổ biến, giáodục thường sử dụng hai phương pháp cơ bản đó là: phương pháp giáo dục truyền thống và phương pháp giáo dục hiện đại.

Phương pháp truyền thống là phương pháp sử dụng các công cụ, phương tiện đã dùng từ lâu đời trong lịch sử ngành giáo dục như: thuyết trình, giải thích pháp luật, nói chuyện, trao đổi về pháp luật, giảng dạy pháp luật; tọa đàm pháp luật, phương pháp tạo tình huống; nêu gương,…

Phương pháp hiện đại là phương pháp có sử dụng kết hợp các thiết bị kỹ thuật hiện đại như máy tính, máy chiếu, máy quay phim… để chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật có thể dễ dàng thực hiện các phương pháp mô hình hóa, trực quan hóa gắn với các tình huống quan sát thực tế.

Phương pháp giáo dục pháp luật khá đa dạng và mỗi phương pháp đều có chức năng, thế mạnh riêng, phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên giữa chúng luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Do đó, khi tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật, các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Mục tiêu của phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ làm cho các đối tượng biết đến pháp luật mà phải hiểu để thực hiện đúng, đạt được mục đích quản lý của nhà nước. Vì vậy, chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật phải căn

cứ vào mục đích, nội dung và đặc biệt là đặc điểm đối tượng, cần phù hợp với trình độ dân trí, sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, đặc điểm về nhận thức, lối sống, văn hóa của đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật để lựa chọn và sử dụng phương pháp, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật.

1.3.6. Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với các hình thức hướng dẫn áp dụng pháp luật khác

Trong hoạt động của Nhà nước, các quyết định thuộc thẩm quyền, phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan nhà nước mà trực tiếp là lực lượng cán bộ, công chức nhà nước là người thi hành công vụ, là người tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật, đồng thời thông qua thực thi công vụ phải kết hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm giúp cho đối tượng được áp dụng pháp luật hiểu rõ nội dung, ý nghĩa các quy định pháp luật được áp dụng hoặc các quy định có liên quan, hiểu và ý thức được về quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, từ đó tự nguyện chấp hành nghiêm túc các quyết định áp dụng pháp luật nói riêng và chấp hành pháp luật nói chung, hình thành niềm tin pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Bên cạnh đó, phổ biến, giáo dục pháp luật còn được kết hợp khi tiến hành trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật với đội ngũ luật sư, trợ giúp viên pháp lý, đây cũng là lực lượng thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho khách hàng, đối tượng khi trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật bằng việc giải thích, hướng dẫn pháp luật liên quan đến từng vụ, việc cụ thể, giúp cho đối tượng nâng cao hiểu biết pháp luật, tự điều chỉnh hành vi xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Hiệu quả là khái niệm gắn với những đo lường về lợi ích và chi phí của hoạt động cụ thể. Phương pháp chủ yếu để đo lường tính hiệu quả của lĩnh vực hoạt động là phương pháp định tính và định lượng.

Trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, hiệu quả của nó được đo lường bằng những kết quả đạt được theo đúng yêu cầu, mục đích của các quy định pháp luật tương ứng và các lợi ích xã hội được đem lại với chi phí về vật chất, tinh thần thấp nhất. Như vậy, tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương được thể hiện thông qua:

- Mức độ hiểu biết, tin tưởng, tôn trọng của người dân đối với chính sách, pháp luật do nhà nước ban hành trước và sau hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Mức độ tuân thủ, mức độ vi phạm pháp luật có liên quan đến sự hiểu biết pháp luật của các đối tượng;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)