Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 58 - 60)

Sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực, Huyện Tây Hòa đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức rà soát, củng cố và kiện toàn các tổ hòa giải trên địa bàn huyện. Kết quả, đến nay 73/73 thôn, khu phố trên địa bàn huyện Tây Hòa đã thành lập tổ hòa giải ở cơ sở với 622 hòa giải viên. Trong đó: nam 524 người, nữ 98

người, dân tộc kinh 621 người, dân tộc khác 01 người, được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 224 người; thành phần là Trưởng thôn, Trưởng khu phố, Bí thư chi bộ thôn, khu khố, thành viên ban nhân dân thôn, khu phố, những người có uy tín, am hiểu pháp luật tại cở sở,.. Nhìn chung, các hòa giải viên đều có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công việc, am hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Xác định phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở là hoạt động có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, đem lại kết quả thiết thực vì vậy hoạt động hòa giải ở cơ sở đã được cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo việc thực hiện từ tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ đến đầu tư hỗ trợ về kinh phí cho hoạt động này. Hàng năm, ngoài các lớp tập huấn do Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên tổ chức thì Huyện Tây Hòa cũng đã chủ động tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở với nhiều hình thức như: tập huấn, hội nghị, các cuộc thi hòa giải viên giỏi,.. nhằm bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức pháp luật mới cũng như nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này. Tuy nhiên, do đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở đông và điều kiện kinh phí còn hạn chế nên chưa được tổ chức thường xuyên, xuyên suốt.

Kết quả những năm gần đây cho thấy, mỗi năm trung bình trên địa bàn huyện các tổ hòa giải đã tổ chức hòa giải hơn 250 vụ việc, chủ yếu là các vụ việc phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình và các mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác. Trong đó, tỷ lệ hòa giải thành năm 2016 đạt 72,6% tăng 3,3% so với năm 2011 là 69,3%. Thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở đã góp phần giữ gìn tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư, ngăn chặn và giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, xích mích và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, góp phần vào việc ổn

Tòa án nhân dân huyện và các cơ quan hành chính địa phương, hạn chế các đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Lực lượng hòa giải viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình hòa giải ở cơ sở, là sự kết hợp hài hòa giữa việc tiến hành hòa giải các vụ việc thực tế phát sinh với phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật có liên quan đến vụ việc; đồng thời là sự vận dụng hướng dẫn, cung cấp, giải thích đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua hoạt động hòa giải cho các bên được hòa giải và cả những người xung quanh từ đó hình thành ở họ sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và ý thức hành động theo pháp luật. Chính vì những lý do trên, có thể khẳng định hoạt động hòa giải ở cơ sở là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đặc biệt, chỉ được thực hiện khi có tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ xảy ra và được hòa giải viên tiến hành hòa giải, vì vậy hoạt động này có ý nghĩa phổ biến, giáo dục rất thực tế, thực tiễn sâu sắc, mang lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)