Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 67)

Trong những năm qua, ngoài những kết quả trên, hoạt đông phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Tây Hòa còn được thông qua một số hình thức khác như: thông qua công tác tiếp công dân; thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông qua xét xử lưu động.

2.3. Đánh giá hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1. Kết quả đạt được

Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa những năm gần đây có những chuyển biến theo hướng tích cực. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể huyện, đảng viên, cán bộ, công chức và các tầng lớp Nhân dân chú trọng, quan tâm. Tại Huyện, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/2014/CT-UBND ngày 09/01/2014 của UBND tỉnh Phú Yên về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã được thực hiện nghiêm túc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực đất đai, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội. Điều đó từng bước đã giảm số vụ việc và số người vi phạm pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, phát

Thứ nhất, sự phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao

Hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai theo phương thức vừa bao quát, toàn diện, cụ thể vừa phân công phụ trách từng mảng công việc đối với từng đối tượng, từng lĩnh vực của từng cơ quan, đơn vị. Vì vậy, những năm gần đây các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luậtdần dần đi vào nề nếp, theo kế hoạch, chương trình cụ thể, được thực hiện thường xuyên, liên tục có trọng tâm, trọng điểm hơn trước. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luậtđã chú trọng hơn việc gắn với từng đối tượng và phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương. Nhiều nội dung pháp luật đã đi vào đời sống, đến được với các tầng lớp nhân dân. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luậtđược sử dụng khá đa dạng, đã có sự kết hợp giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và các hoạt động tuyên tuyền, vận động khác, góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức cũng như hoạt động chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và người dân trên địa bàn huyện; làm cho đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật ý thức được trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, đồng thời nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức pháp luật của các đối tượng, hình thành thói quen xử sự theo pháp luật.

Thứ hai, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa đã xác định đúng về nội dung, phù hợp về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật với từng nhóm đối tượng

Một yêu cầu đặt ra đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay đó là nội dung, hình thức phải vừa đa dạng, phong phú vừa phải có trọng tâm, trọng điểm. Chính vì vậy, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Tây Hòa trong thời gian qua đã được các chủ thể xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể với nội dung, hình thức khá phong

phú, đa dạng và toàn diện. Hầu hết, các lĩnh vực pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất, kinh doanh đều được các chủ thể xem xét và thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Chẳng hạn:

Đối với nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được tập trung phổ biến, giáo dục về pháp luật hành chính, lao động, bảo hiểm,.. dưới hình thức tuyên truyền miệng qua các buổi tập huấn, hội nghị,..

Đối với nhóm đối tượng là doanh nhân, doanh nghiệp thì chủ yếu chú trọng pháp luật thuộc các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, thuế,.. dưới các hình thức như tọa đàm, diễn đàn, sinh hoạt chuyên đề,…

Còn đối với nhóm đối tượng là người dân, người lao động thì được các chủ thể quan tâm truyền tải pháp luật về các lĩnh vực dân sự, việc làm, lao động, khiếu nại, tố cáo,.. dưới những hình thức như biên soạn, phát hành tài liệu, hòa giải cơ sở, lồng ghép vào sinh hoạt văn hóa, văn nghệ,..

Có thể nói rằng, nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện trên địa bàn huyện Tây Hòa có chất lượng, đa dạng, phong phú và hiệu quả.

2.3.1.2. Nguyên nhân đạt được kết quả

Đạt được những kết quả trên đây do có sự quan tâm của lãnh đạo địa phương và tinh thần trách nhiệm của các chủ thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện.

Thứ nhất, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã có sự quan tâm đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Các cấp ủy Đảng, chính quyền trong thời gian qua đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của địa phương; đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra để đảm bảo việc tổ

chương trình phổ biến, giáo dục hàng năm trong đó xác định rõ yêu cầu, mục đích, nội dung, đối tượng, tiến độ thực hiện. Vì vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Tây Hòa luôn được thực hiện đồng bộ, thống nhất, sát với thực tế đời sống của người dân.

Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng luôn quan tâm, chú trọng đến việc lựa chọn nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khi thực hiện nhằm đảm bảo sao cho nội dung, hình thức cần phổ biến, giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương, tình hình kinh tế - xã hội, gắn bó với đời sống người dân, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của các đối tượng được phổ biến, giáo dục. Có thể nói, nội dung, hình thức được sử dụng để phổ biến, giáo dục trên địa bàn huyện Tây Hòa thời gian qua vừa mang tính mới, tính thời sự vừa mang những nội dung thiết thực, cần thiết liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân.

Thứ hai, một số tổ chức, cá nhân có tinh thần trách nhiệm và thái độ tích cực tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật

Qua những kết quả đã đạt được, có thể nhận thấy phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Tây Hòa có sự tham gia của rất nhiều chủ thể khác nhau có thể kể đến như: báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên, luật sư, luật gia, trợ giúp viên pháp lý, lực lượng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và cả những người có trình độ, am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn, có uy tín trong đời sống xã hội, lao động, sản xuất,.. Các chủ thể này vừa giữ vai trò tham mưu, đề xuất kế hoạch, chương trình cho cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp, vừa trực tiếp tổ chức, quản lý phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng trên địa bàn huyện.

Lực lượng này luôn được Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Tây Hòa quan tâm, tạo điều kiện được thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp cũng như kiếnthức pháp luật.

Đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật được củng cố, kiện toàn kịp thời đáp ứng yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật; được phân bố rộng rãi ở tất cả các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và địa phương nên hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện thường xuyên, liên tục; nội dung phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; phát huy được tính chủ động, tích cực và thực hiện tốt nhiệm vụ trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Số lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ngày càng mang tính chuyên nghiệp, phần nào đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.

Song song với đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, đội ngũ hòa giải viên cũng ngày càng thể hiện vai trò tích cực trong phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp ở cơ sở, làm tốt công tác vận động người dân chấp hành nghiêm pháp luật, góp phần đáng kể bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

Ngoài ra, lực lượng luật sư,luật gia, trợ giúp viên pháp lý, lực lượng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thông qua các hoạt động của mình cũng góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân, đáp ứng được phần nào nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân.

Đặc biệt, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị; thành viên các đoàn thể; giảng viên, giáo viên dạy giáo dục công dân tại các Trường Trung học cơ sở, Trường Trung học Phổ thông; biên tập viên của Đài Truyền thanh huyện, xã, thị trấn, những người am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn cũng tích cực tham gia các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần đưa pháp luật đến với các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật.

chấp hành pháp luật, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân.

Thứ ba, tình hình kinh tế - xã hội và dân trí địa phương ổn định, ít có sự chênh lệch

Huyện Tây Hòa có những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, chính trị tương đối thuận lợi đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong những năm qua, đời sống của người dân trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được ổn định. Đặc biệt, trình độ dân trí chưa thật sự cao so với các địa phương khác nhưng có tính ổn định, ít có sự chênh lệch và ngày càng được nâng lên rõ rệt. Hơn nữa, việc phát triển của công nghệ thông tin tronggiai đoạn hiện nay, người dân đã được tiếp cận với những phương tiện truyền thông để phục vụ việc tìm hiểu pháp luật.

2.3.2. Những hạn chếvà nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhưng so với yêu cầu nâng cao trình độ dân trí về pháp luật cho người dân, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của đời sống pháp luật, duy trì bền vững thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” trong cộng đồng dân cưthì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Tây Hòa vẫn còn bộc lộ một sốhạn chế. Đó là:

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Huyện Tây Hòa có lúc, có nơi nội dung còn thiếu chính xác, chưa đầy đủ, ngôn ngữ tuyên truyền còn mang tính văn bản, khô khăn gây khó hiểu cho người nghe, một số ít chủ thể xác định nội dung còn chung chung, chưa sát với tình hình thực tế tại cơ sở do đó chưa thiết thực với nhu cầu tìm hiểu pháp luật của các đối tượng.

- Một số cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể, địa phương thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật còn chưa kịp thời, thường

xuyên liên tục, có tâm lý chờ đợi, ỷ lại cấp trên, cơ quan ngành tư pháp trong việc triển thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Chưa chú trọng gắn phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thi hành pháp luật, với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an ninh của địa phương và đời sống hàng ngày của người dân.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế * Nguyên nhân khách quan

Hệ thống pháp luật nước ta mang tính chế định khung, chưa đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống, chất lượng các văn bản luật chưa cao, số lượng các văn bản pháp luật của nhà nước ban hành ngày càng nhiều, lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung. Do vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.

Bên cạnh đó, Huyện Tây Hòa là huyện thuần nông do đó người dân lao động, sản xuất mang tính mùa vụ, vì vậy sau khi xong mùa, vụ người dân có xu hướng lao động thêm tại các tỉnh phía Nam. Đây cũng là một khó khăn đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật khi các đối tượng thường xuyên thay đổi nơi cư trú, thiếu tính ổn định, gây khó khăn trong việc xác định đối tượng để phổ biến, giáo dục pháp luật.

Mặt khác, hiện nay, tại Huyện Tây Hòa kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luậtđã được đưa vào mục lục ngân sách nhà nước và do ngân sách của Huyện chủ động bố trí. Tuy nhiên, Tây Hòa là một huyện nghèo nhất nhì Tỉnh nên ngân sách địa phương còn hạn hẹp do đó việc đầu tư kinh cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Đặc biệt, chế độ, chính sách cho báo cáo viên, tuyên truyền viên còn thấp, chưa thực sự khuyến khích và phát huy được tiềm năng của đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Do đó, so với nhu cầu nâng cao hiệu quả phổ biến,

giáo dục pháp luật cho người dân thì sự đầu tư kinh phí còn dàn trải, thiếu trọng tâm và chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động này.

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, về tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật

Vẫn còn một bộ phận cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể, địa phương chưa dành sự quan tâm thỏa đáng đối với việc lãnh đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Thực tế cho thấy, vai trò lãnh đạo củacáccấp ủyĐảngđốivớicông tác phổ biến, giáo dục pháp luật,nhiềulúc, nhiều nơi hầu như chỉ dừng lại ở việc ra chỉ thị, nghị quyết; còn việc nhắc nhở, kiểm tra quá trình triển khai thực hiện còn bỏ ngõ hoặc xem đây là nhiệm vụ của cơ quan tư pháp. Do công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động này còn buông lỏng, chưa sâu sát, chưa thường xuyên, liên tục, bỏ quên công tác giám sát việc thực hiện nên chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện.

Một số địa phương còn nặng về hình thức, chưa chú trọng tới hiệu quả, còn thiếu linh hoạt trong lựa chọn hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với trình độ của người được tuyên truyền và đặc thù của địa phương.

Sự phối hợp của một số cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể, địa phương để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng có lúc còn chưa được thực hiện tốt; chưa thường xuyên, liên tục, thiếu đồng bộ, không gắn kết; chế độ thông tin, báo cáo về các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện chưa đầy đủ, kịp thời; thiếu chủ động, tích cực trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ; còn có hiện tượng dựa dẫm, ỷ lại cho các cơ quan khác... Tình trạng đó đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, làm chậm tiến độ

triển khai thực hiện nội dung cácđề án,kế hoạch; là nguyên nhân làm suy giảm hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luậttrên địa bàn huyện.

Thứ hai, chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật phân tán và thiếu tính chuyên nghiệp

Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật tuy đông về số lượng nhưng lại phân tán, số người chuyên trách không nhiều, mà chủ yếu là kiêm nhiệm;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)