nhiệm vụ triển khai của từng ngành, lĩnh vực.
3.2.2. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đối với phổ biến, giáo dục pháp luật vị, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đối với phổ biến, giáo dục pháp luật
Huyện Tây Hòa cần ban hành Quy chế phối hợp đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật giữa các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể, địa phương. Trong đó cần quy định rõ trách nhiệm, các hình thức khen thưởng cũng như các hình thức phê bình, kiểm điểm đối với các cá nhân, tập thể thực hiện chưa tốt trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức, tạo sự đồng bộ, nhịp nhàng trong việc phối hợp tổ chức thực hiện đối với hoạt động này.
3.2.3. Chú trọng xây dựng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luật
Độingũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò quyết định đến chất lượng của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Do đó, việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này là hết sức cần thiết. Vì vậy, trong thời gian tới Huyện Tây Hòa cần tập trung những vấn đề sau:
Thứ nhất, tuyển chọn đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Cần tuyển chọn người có phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng tuyên truyền, giáo dục và vận động, hòa giải tốt, có lòng nhiệt tình, say mê với công việc phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ý thức tránh nhiệm
cho đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng tuyên truyền, phổ biến được coi là yếu tố trực tiếp đảm bảo chất lượng, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật. Nâng cao năng
lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ này đang là yêu cầu bức thiết. Do vậy, Huyện Tây Hòa cần bồi dưỡng và định hướng nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật thường xuyên cho đội ngũ này đi đôi với việc đào tạo, nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật cho đội ngũ này thông qua các lớp tập huấn, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, các kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống cho đội ngũ này đồng thời làm hình thành ở đội ngũ này các kỹ năng mềm, như cách viết, soạn đề cương, cách thuyết phục người khác, phương pháp thuyết trình trước đông người sao cho hấp dẫn, sinh động,..
Thông qua các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cần làm hình thành ở đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vừa có tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo vừa có ý thức tự nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ, nhiệt tình, tâm huyết với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
Bên cạnh đó, thực tế địa phương cho thấy người dân luôn nhìn vào thái độ ứng xử của đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để làm căn cứ cho thái độ ứng xử của mình trong những hoàn cảnh tương tự. Trong việc tôn trọng và tuân thủ luật pháp cũng vậy. Do đó, ngoài xây dựng một đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có chuyên môn sâu, có khả năng tuyên truyền, thuyết phục thì cũng cần phải xây dựng ý thức chấp hành nghiêm minh pháp luật trong đội ngũ này, làm tấm gương cho các tầng lớp nhân dân noi theo và thực hiện.
3.2.4. Đẩy mạnh việc nâng cao ý thức trách nhiệm, sự hăng hái, nhiệt tình
của đối tượng trong quá trình tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
Mỗi người dân cần có tinh thần hăng hái, nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao khi tham gia các buổiphổ biến, giáo dục pháp luậtxuất phát từ nhu cầu của mình: mong muốn được tiếp thu, tích lũy, nâng cao trình độ kiến thức, hiểu
thông tin pháp luật cho mình, vì lợi ích của bản thân và gia đình, của cộng đồng, để nâng cao ý thức pháp luật cá nhân và để giải quyết được các sự kiện, tình huống pháp luật nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. Tri thức, hiểu biết pháp luật của mỗi người dân nói lên khả năng nhận thức của họ trong lĩnh vực pháp luật và làm hình thành những tư tưởng, quan điểm đúng đắn về pháp luật; nó là cơ sở để người dân học cách “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”
Các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Tây Hòa cũng cần có sự quan tâm, tạo các điều kiện thuận lợi để người dân hăng hái, nhiệt tình tham dự các buổi phổ biến, giáo dục pháp luật. Chẳng hạn, cần chú trọng việc cấp kinh phí phục vụ phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ cho báo cáo viên, tuyên truyên viên pháp luật, mà còn chi bồi dưỡng cho người dân tham dự các buổi phổ biến, giáo dục pháp luật. Thực tế trên địa bàn huyện, chưa thực hiện được điều này. Bên cạnh đó, cần có cơ chế khen thưởng kịp thời đối với những hộ gia đình, người dân tích cực tham dự phổ biến, giáo dục pháp luật, có thể áp dụng các hình thức như: khen thưởng bằng hiện vật; coi đây là tiêu chuẩn công nhận gia đình văn hóa,.. và quy định biện pháp xử lý đối với những người né tránh, không tham dự phổ biến, giáo dục pháp luật có thể áp dụng các hình thức như: phải lao động công ích, không công nhận gia đình văn hóa,.. Điều đó có tác dụng khơi gợi sự thi đua giữa các thôn, khu phố; sự hào hứng, hăng hái, nhiệt tình của mỗi người dân đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
3.2.5. Tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nhu cầu của đối tượng và truyền thống, phong tục, tập quán của địa phương
Về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật: Nội dung có vai trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật. Bởi lẽ, nội
dung ngoài đóng vai trò trọng tâm của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn chi phối phương pháp và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Do đó, căn cứ vào điều kiện thực tế, các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật của Huyện Tây Hòa cần:
- Lựa chọn những nội dung kiến thức về các lĩnh vực pháp luật cụ thể, liên quan mật thiết tới cuộc sống, lao động, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người dân để tuyên truyền, phổ biến cho họ. Trong thời gian qua, hầu hết nội dung phổ biến, giáo dục pháp luậtđược các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyệnsử dụng còn sơ lược, nghèo nàn và chưa đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thôngtin, kiến thức pháp luật của từng nhóm đối tượng cụ thể. Trong khi đó, nhu cầu về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luậtcho người dân trên địa bàn huyện Tây Hòa là tương đối đa dạngnhư pháp luật về các lĩnh vực: dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình, khiếu nại, tố cáo,.. Vì vậy, chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật, tùy theo từng thời điểm, cần lựa chọn những nội dung kiến thức về các lĩnh vực pháp luật cụ thể, liên quan mật thiết tới cuộc sống, lao động, sinh hoạt của người dân để phổ biến, giáo dục pháp luật cho họ. Mặt khác, cần bổ sung, cập nhật những văn bản pháp luật mới được ban hành. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luậtphải được đổi mới theo hướng giảm sự áp đặt theo ý chí chủ quan của chủ thể và tăng cường những nội dung phổ biến, giáo dục pháp luậtmới theo nhu cầu của người dân.
- Chú trọng trang bị những nội dung kiến thức về các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Tây Hòa và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tây Hòa, nhất là văn bản có liên quan trực tiếp đến cuộc sống, lao động, việc làm, lợi ích của người dân. Về cơ bản, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để người dân nắm bắt được nội dung
trọng của việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Cung cấp những nội dung thông tin về thực tiễn đời sống pháp luật trên địa bàn huyện. Nội dung thông tin về thực tiễn đời sống pháp luật trên địa bàn huyện có thể bao gồm: kết quả thực hiện pháp luật; những tấm gương “người tốt, việc tốt” trong việc tuân thủ, chấp hành, sử dụngphápluật; tình trạng vi phạm pháp luật, tình hình tội phạm trên địa bàn; các âm mưu, thủ đoạn, phương thức phạm tội mới xuất hiện gần đây; kết quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan chức năng nhà nước... Việc được nắm bắt những nội dung thông tin về thực tiễn đời sống pháp luật có tác dụng động viên, khuyến khích người dânlàm theo các tấm gương sáng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; giúp họ cảnh giác trước các âm mưu, thủ đoạn phạm tội, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự, kỷ cương trên địa bàn huyện.
- Cần chú trọng trang bị cho người dân kiến thức về kinh nghiệm thực tế, kỹ năng vận dụng các quy phạm pháp luật để xử lý,giải quyết các sự việc, sự kiện, tình huống pháp luật xảy ra trong cuộc sống. Thực tế cho thấy, các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật mới chủ yếu tập trung cung cấp kiến thức pháp luật thực định, rất ít chú ý đến việc trang bị kiến thức về kinh nghiệm thực tiễnpháp luật, các kỹ năng vận dụng kiến thức pháp luật vào việc giải quyết các sự việc, tình huống pháp luật xảy ra trong cuộc sống cho các đối tượng. Có thể khẳng định khâu này vừa thiếu lại vừa yếu. Đôi khi, chỉ vì thiếu kinh nghiệm, kỹ năng vận dụng pháp luật nên từ những việc lúc đầu là nhỏ, như mâu thuẫn gia đình, khúc mắc giữa hàng xóm, tranh chấp dân sự... đã dẫn đến những hành vi phạm pháp xảy ra trong cộng đồng dân cư. Vì vậy, cần tăng cường mạnh mẽ, dành phần thỏa đáng trong nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân những kiến thức về kinh nghiệm thực
tế, kỹ năng vận dụng các quy phạm pháp luật để xử lý, giải quyết các sự việc, sự kiện, tình huống pháp luật xảy ra trong thực tế.
- Cần nhanh chóng xây dựng chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dành riêng cho với từng nhóm đối tượng trên địa bàn huyện. Xây dựng chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật phải hàm chứa đầy đủ những nội dung kiến thức, hiểu biết pháp luật, phải xây dựng được bộ tài liệu tham khảo riêng cho từng nhóm đối tượng. Khi thiết kế nội dung chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dành riêng cho từng đối tượng cần căn cứ vào nhu cầu thông tin, kiến thức pháp luật của họ; dành vị trí thích đáng cho việc bổ sung, cập nhật kịp thời các văn bản, chính sách pháp luật mới. Quá trình triển khai nội dung phổ biến, giáo dục pháp luậtphải gắn với thực tiễn sinh động của đời sống pháp luật, tránh lý luận suông, khô khan, giáođiều.
Về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật: Phổ biến, giáo dục pháp luật muốn đạt hiệu quả cao thì ngoài việc đổi mới, hoàn thiện nội dung, cần sử dụng hình thức phù hợp. Vì vậy, Huyện Tây Hòa cần:
- Cần tập trung phát huy tốt hơn các hình thức có hiệu quả nhất, phù hợp nhất đối với từng đối tượng qua thực tiễn phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian qua, như trên tuyên truyền miệng, trên các phương tiện truyền thông như trên Trang Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện Tây Hòa, Đài Truyền thanh huyện, xã, thị trấn; thông qua dưới hình thức trực quan như pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của khu dân cư. Tiếp tục phát huy hình thức phổ biến, giáo dục pháp luậtthông qua công tác xét xử lưu động, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
tâm lý, lứa tuổi, nghề nghiệp,.. đồng thời hướng trọng tâm phổ biến, giáo dục pháp luật vào đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy tính chủ động, sáng tạo của họ, buộc họ phải dành nhiều thời gian để tư duy, nghiền ngẫm thông tin pháp luật thu nhận được.
- Các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cần sử dụng linh hoạt, đồng bộ nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, giúp đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật dễ tiếp thu, dễ hiểu và nhớ lâu, vận dụng được kiến thức phápluật vào thực tế.
3.2.6. Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một loại hình hoạt động vì lợi ích lâu dài, kết quả cuối cùng của nó không thể đo đếm trực tiếp, tức thời. Do đó, hoạt động này cần được đảm bảo kinh phí để đạt hiệu quả. Trong những năm qua, nguồn kinh phí dành hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Huyện Tây Hòa do ngân sách nhà nước cấp. Mặc dù, đã được Huyện quan tâm bố trí kinh phí, song kinh phí của địa phương còn hạn hẹp do đó so với yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay thì kinh phí và các trang thiết bị cần có sự đầu tư nhiều hơn.
Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới thì việc đầu tư ngân sách và huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau là rất quan trọng. Do đó, Huyện Tây Hòa cần quan tâm,đầu tư kinh phí nhiều hơn nữa cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật chỉ đi vào chiều sâu, thực chất và đạt hiệu quả cao khi có sự quan tâm, đầu tư nguồn kinh phí thỏa đáng. Nguồn kinh phí được cung cấp đầy đủ sẽ là điều kiện quan trọng để các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, bao gồm việc nâng cấp, xây dựng mới hội trường, nhà văn hóa... rộng
rãi, thoáng mát, trang bị bàn ghế đầy đủ, các thiết bị truyền thông phục vụ việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đầu tư xây dựngTủ sách pháp luật đa dạng, phong phú về số đầu sách pháp luật phổ thông, sách hướng dẫn pháp luật, các loại báo, tạp chí pháp luật; xây dựng phòng đọc đủ rộng, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, học tập, tra cứu thông tin của người dân; in ấn các loại tài liệu pháp luật, tờ gấp pháp luật để cấp, phát miễn phí cho người dân. Tất cả các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đó đều cần đến kinh phí; nếu nguồn kinh phí không được đáp ứng thì khó có thể nói đến việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Nguồn kinh phí mà Nhà nước và các cơ quan chức năng đầu tư kịp thời cũng giúp các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luậtthực hiện tốt hơn chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và đội ngũ người làm công tác phổbiến, giáo dục pháp luậtkhác, như chế độ phụ cấp trách