* Vịtrí địa lý
Tây Hòa là một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Yên, có tọa độ địa lý từ 12045’7” đến 12045’15” độ vĩ Bắc và 109015’ 13” đến 1090 15’39” độkinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Sơn Hòavà huyện Phú Hòa; - Phía Nam giáp tỉnhKhánh Hòa;
- Phía Đông giáp huyện Đông Hòa; - Phía Tây giáp huyện Sông Hinh.
Diện tích tự nhiên là 60.945,06 ha, dân số 117.429 người (năm 2014) với mật độ dân số: 193 người/km2
.
Bên cạnh diện tích đồng bằng rộng lớn, Tây Hòa là huyện có nhiều đồi núi cao và không có phần đất tiếp giáp với biển.
* Về đơn vị hành chính
Huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên được thành lập theo Nghị định số 62/205/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính Phủ về việc thành lập xã thuộc các huyện Tuy Hòa, Sông Cầu và chia huyện Tuy Hòa thành huyện Đông Hòa và huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/7/2005. Huyện Tây Hòa gồm 11 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thị trấn (thị trấn Phú Thứ), 06 xã đồng bằng (Hòa Bình 1, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Mỹ Đông, Hòa Đồng, Hòa Tân Tây) và 04 xã miền núi (Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây, Hòa Mỹ Tây, Hòa Thịnh).
Hình 3.1. Địa giới hành chính huyện Tây Hòa
* Vềkhí hậu
Đặc điểm khí hậu của huyện Tây Hòa: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, trong năm có 2 mùa rõ rệt.
Nắng trung bình các tháng trong năm dao động từ 122 đến 264 giờ và tổng số giờ nắng trong cả năm 2.384 giờ, thậm chí ngay những tháng mùa mưa, không phải bầu trời lúc nào cũng bị mây phủ mà xen kẽ có những ngày nắng gián đoạn hoặc nắng cả ngày. Điều này thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Chế độ mưa: tại điểm đo mưa Hòa Đồng và Sơn Thành cho thấy, tổng lượng mưa trung bình nhiều năm từ 2.237 – 2.374 mm.
Chế độ gió, bão, áp thấp nhiệt đới: Có hai hướng gió chủ đạo trong năm là gió Tây - Nam và gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra, còn có gió Nồm thổi thường xuyên trong ngày.
* Địa hình
Huyện Tây Hòa có 2 dạng địa hình chính như sau:
- Dạng địa hình đồi núi: nằm về hướng Nam giáp tỉnh Khánh Hòa và huyện Sông Hinh trải dài từ tây sang đông chiếm trên 60% tổng diện tích tự nhiên. Địa hình bị chia cắt mạnh, độ cao trung bình từ 300 - 700m so với mặt nước biển, có nhiều núi có độ cao lớn tập trung ở xã Hòa Mỹ Tây như: Hòn Dù (1.446m), Hòn Chúa (1.005m), Hòn Kỳ Đà (710m), Hòn Ông (1.104m); địa hình phức tạp, độ dốc lớn, chia cắt mạnh.
- Dạng địa hình đồng bằng: Do bồi tụ của sông Ba và sông Bánh Lái trải dài từ Tây sang Đông chiếm gần 40% diện tích tự nhiên toàn Huyện. Phía Tây là vùng đất đỏ bazan như một bình nguyên thấp có độ cao trung bình từ 30 - 40m. Phía Đông - Bắc là vùng đất phù sa cũng là vùng đồng bằng trồng lúa 2 vụ lớn nhất Tỉnh, nhờ sự bồi lắng phù sa hàng năm của 2 con sông chính: sông Bánh Lái và sông Ba.
Nằm ở sườn đông của dãy Trường Sơn, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng và núi với nhiều dãy núi cao thấp đan xen nhau.