Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý (người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), giúp họ
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.
Có thể nói rằng, trợ giúp pháp lý là một trong những biện pháp của Nhà nước nhằm đưa chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa và bảo vệ công bằng xã hội của Đảng đi vào cuộc sống. Hoạt động trợ giúp pháp lý với đối tượng phục vụ là người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đề điều kiện tiếp cận pháp luật, bảo đảm sự bình đẳng của họ trước pháp luật, góp phần tích cực vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa và hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Trong những năm qua, trợ giúp pháp lý trên địa bàn Huyện Tây Hòa được thực thông qua nhiều hình thức như:
Trợ giúp pháp lý lưu động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Yên;
Hoạt động của câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý xã Hòa Đồng;
Hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư, hội luật gia. Hàng năm, Huyện Tây Hòa đã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Yên tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động chủ yếu tại các thôn thuộc các xã miền núi như: Sơn Thành Tây, Sơn Thành Đông, Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Tây với đối tượng chủ yếu là người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn,.. đặc biệt còn có đối tượng là người dân tộc thiểu sốcư trú tại thôn Lạc Đạo, xã Sơn Thành Tây là thôn đặc biệt khó khăn duy nhất của Huyện. Trong những năm qua, hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động được tổ chức bình quân 02 đợt một năm, mỗi đợt khoảng từ 60 đến 70 đối tượng với hàng trăm ý kiến. Nội dung trợ giúp pháp lý chủ yếu tập trung
vấn đề về đất đai,.. Qua việc trợ giúp viên pháp lý về tận cơ sở đểhướng dẫn người dân xử sự theo quy định pháp luật và đạo đức xã hội, kết hợp tư vấn, giải thích những vấn đềpháp luật mà nhân dân quan tâm, góp phần tạo niềm tin, sự phấn khởi của nhân dân đối với chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh đó, hoạt động của câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý xã Hòa Đồng cũng tỏ ra khá hiệu quả. Câu lạc bộ hoạt động theo quy chế, tổ chức giao ban giữa các thành viên 02 tháng một lần nhằm trao đổi thông tin pháp luật cũng như kinh nghiệm giữa các thành viên của câu lạc bộ và phân công thành viên trực để trợ giúp pháp lý khi người dân có nhu cầu 01 lần/tuần.
Hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư, hội luật gia cũng là một hình thức trợ giúp pháp lý cũng mang lại hiệu quả cao. Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, các luật sư, luật gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, giúp định hướng hành vi ứng xử, nâng cao sự hiểu biết pháp luật cho người được tư vấn, đồng thời giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
Từ những kết quả đã đạt được, có thể thấy rằng: phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý khác với các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác. Trong khi các hình thức khác mang tính đại chúng, đại trà, hướng vào số đông thì trợ giúp pháp lý chủ yếu được thực hiện bởi trợ giúp viên pháp lý, luật sư, luật gia, thành viên câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý hướng về một con người cụ thể, đa số là người nghèo, đối tượng chính sách, người tàn tật, đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, trình độ văn hóa hạn chế, khả năng giao tiếp kém. Vì vậy, hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn huyện đã giúp người được trợ giúp pháp lý nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật để xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật và biết vận dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và gia đình khi bị xâm phạm.
2.2.8. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
Thực tiễn cho thấy phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành ý thức pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật, giúp đào tạo và hình thành thói quen ”Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” cho đối tượng là học sinh. Do đó, trong những năm qua, các trường học trên địa bàn huyện Tây Hòa đã căn cứ vào tình hình thực tế, trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh đã lựa chọn các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: Nói chuyện chuyên đề về pháp luật; lồng ghép tuyên truyền pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hoạt động ngoại khóa; tuyên truyền giới thiệu sách; tờ rơi, bản tin pháp luật, hỏi đáp pháp luật; sử dụng băng đĩa, phim ảnh, tiểu phẩm, trình chiếu bằng máy chiếu. Thường xuyên đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa; tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2.2.9. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hưởng ứng Ngày Pháp luật
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định: ”Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội” [29], đây là một quy định mới thể hiện chủ trương tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua ”Ngày Pháp luật”. Sau khi Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 có hiệu lực để hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 09/11 hàng năm). Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện Tây Hòa đều ban hành văn bản triển khai thực hiện, cụ thể như: Kế hoạch số
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2014 trên địa bàn huyện Tây Hòa; Công văn số 671/UBND-TP ngày 14/10/2015 về việc tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2015 trên địa bàn huyện Tây Hòa; Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 20/9/2016 về việc hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2016; Công văn số 993/UBND-TP ngày 04/11/2016 về việc tổ chức đợt cao điểm hưởng ứng Ngày pháp luật năm 2016. Qua đó, đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến tập trung các điểm mới sửa đổi, bổ sung của Bộ Luật Dân sự, chú trọng các quy định có liên quan trực tiếp, thiết thực đến người dân, doanh nghiệp và phù hợp với phạm vi, chức năng quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương. Giáo dục ý thức và lợi ích của việc tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật; xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật; phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật gắn với xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, văn hóa pháp lý trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người sử dụng lao động, cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang nhân dân, đoàn viên, hội viên các tổ chức, đoàn thể và tất cả các tầng lớp nhân dân trên địa bàn từ ngày 04 tháng 11 đến ngày 10 tháng 11. Trong đó, tập trung cao điểm là ngày 09 tháng 11 dưới nhiều hình thức như: Thông qua mít tinh, diễu hành, thông qua hệ thống áp phích, băng rôn, thông qua tổ chức các cuộc thi, diễn đàn về Ngày Pháp luật, hội nghị,..
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân huyện Tây Hòa còn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn hàng tháng đều triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” tại các cơ quan, đơn vị, địa phương mình đã thu hút sự quan tâm, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của “Ngày Pháp luật”, làm cho “Ngày Pháp luật” trở thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, thường xuyên, nhằm cổ vũ, khuyến khích cán bộ, công chức, viên
chức và Nhân dân tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật; góp phần tạo chuyển biến mới về chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Đến nay, gần như tuyệt đại đa số các đơn vị, đơn vị huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã tổ chức thường xuyên “Ngày Pháp luật”tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình, thông qua lồng ghép trong các cuộc họp giao ban hàng tháng.