Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 44)

Thứ nhất, chính sách của nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật

Chính sách của nhà nước là sự thể hiện quan điểm, mức độ quan tâm của Nhà nước về vấn đề, lĩnh vực nhất định của đời sống kinh tế - xã hội. Trong chính sách của mình, nhà nước thể hiện rõ mục tiêu cần đạt tới và đưa ra giải pháp để đạt mục tiêu. Chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ở mỗi giai đoạn, mỗi địa phương, bộ, ngành, tùy tình hình thực tế, nhà nước thường có mức độ quan tâm khác nhau. Các giải pháp cho mục tiêu nâng cao nhận thức và thực hiện pháp luật của người dân thường biểu hiện ở mức độ quan tâm của nhà nước trong ban hành chính sách, tăng cường hội thảo, hội nghị, tập huận, báo cáo tổng kết rút kinh nghiệm, đảm bảo nguồn kinh phí chp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Những chính sách như vậy từ Trung ương vì thế có tác động mạnh mẽ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa phương nói riêng.

Thứ hai, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương cũng là một trong những yếu tố tác động đến kết quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Điều kiện tự nhiên, xã hội địa phương cho biết địa phương có địa hình đồng bằng hay miền núi, hải đảo hay đất liền, mức độ phức tạp nhiều hay ít của các tôn giáo, các dân tộc trên địa bàn,...Điều đó tác động đến khả năng triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đến các đối tượng người dân, doanh nghiệp,..Điều kiện kinh tế của địa phương chi phối đến nguồn thu và

mức độ tự chủ về tài chính để triển khai hay không thể triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thường xuyên, kịp thời.

Thứ ba, trình độ nhận thức của đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương

Mức độ nhận thức của đối tượng phụ thuộc vào trình độ dân trí hay mặt bằng văn hóa chung của người dân địa phương. Trình độ dân trí thể hiện cả về hình thức và nội dung, cả về mặt lượng và chất. Theo đó dân trí vừa được hiểu là trình độ văn hóa chung, biểu hiện ở tỷ lệ biết đọc, biết viết, bằng cấp, vừa phản ánh ở sự hiểu biết và ý thức được quyền và trách nhiệm của người dân. Vì vậy trình độ dân trí có quan hệ mật thiết với khả năng hiểu biết, nhận thức pháp luật của người dân. Việc lựa chọn hình thức, phương pháp nào, tốn kém hay đỡ tốn kém, mức độ đạt được về nhận thức pháp luật của người dân cũng phụ thuộc vào mặt bằng dân trí. Khi trình độ nhận thức của người dân ở mức cao, kết quả của phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ tích cực hơn. Hạn chế tình trạng coi thường pháp luật, hành động theo bản năng, không lý trí, người dân sẽ có ý thức tự cập nhật, tìm hiểu các kiến thức pháp luật cơ bản, liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của họ phục vụ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Khi đó, việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ rất thuận lợi, tạo điều kiện để các chủ thể truyền tải những thông tin pháp luật có tính chuyên sâu mà đối tượng muốn hướng tới.

Tiểu kết chương 1

Phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương là một khâu của của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, do các cơ quan, tổ chức, nhà nước, đoàn thể, cá nhân tại địa phương thực hiện, bằng các hình thức, phương pháp thích hợp, nhằm mục đích hình thành ở đối tượng tác động tri thức pháp luật, tình cảm, niềm tin pháp luật, tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Chương 1 của luận văn nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật tại phương. Trong toàn chương, luận văn đã đó tập trung vào giải quyết, làm rõ các vấn đề cơ bản như: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương; Nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương; Các yêu cầu đặt ra đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và các yếu tố chi phối hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.

Nội dung chủ yếu của phổ biến giáo dục pháp luật bao gồm các quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, về Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế và ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật và hệ thống các thông tin pháp luật thực định, những thông tin pháp luật chuyên ngành, những thông tin về thực tiễn thực thi, áp dụng pháp luật. Về hình thức, phổ biến, giáo dục pháp luật có thể được thực hiện thông qua các hình thức mang tính phổ biến, truyền thống như: phổ biến, nói chuyện pháp luật, các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt pháp luật chuyên đề, các câu lạc bộ pháp luật, các đội thông tin lưu động, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức văn học, nghệ thuật, dạy học pháp luật ở các trường,..và các hình thức mang tính đặc thù như: các hoạt động định hướng phổ biến, giáo dục pháp luật trong các

hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp của các cơ quan như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án và các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức quần chúng, tổ hòa giải, công tác trợ giúp pháp lý, tư pháp pháp luật,..

Để đạt được mục tiêu, các yêu cầu đặt ra đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương đối với việc phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật; Nội dung phổ biến, giáo dục phải chính xác, đầy đủ, dễ hiểu, thiết thực; hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; phương pháp, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời phải kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với các hình thức hướng dẫn áp dụng pháp luật khác. Bên cạnh các yêu cầu, để đạt được hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật, cần phải nhận diện và đánh giá đúng về các yếu tố chi phối đến hoạt động này để và hạn chế, xóa bỏ các yếu tố tiêu cực, phát huy những tác động tích cực. Các yếu tố chi phối hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật có thể là các yếu tố chủ quan như công tác chỉ đạo, điều hành; chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật; sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong bộ máy phổ biến, giáo dục pháp luật; năng lực tài chính của địa phương hay các yếu tố chủ quan như chính sách của nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương; trình độ nhận thức của đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương

Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật là cơ sở cần thiết cho nghiên cứu thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên ở chương 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY HOÀ, TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vịtrí địa lý

Tây Hòa là một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Yên, có tọa độ địa lý từ 12045’7” đến 12045’15” độ vĩ Bắc và 109015’ 13” đến 1090 15’39” độkinh Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Sơn Hòavà huyện Phú Hòa; - Phía Nam giáp tỉnhKhánh Hòa;

- Phía Đông giáp huyện Đông Hòa; - Phía Tây giáp huyện Sông Hinh.

Diện tích tự nhiên là 60.945,06 ha, dân số 117.429 người (năm 2014) với mật độ dân số: 193 người/km2

.

Bên cạnh diện tích đồng bằng rộng lớn, Tây Hòa là huyện có nhiều đồi núi cao và không có phần đất tiếp giáp với biển.

* Về đơn vị hành chính

Huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên được thành lập theo Nghị định số 62/205/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính Phủ về việc thành lập xã thuộc các huyện Tuy Hòa, Sông Cầu và chia huyện Tuy Hòa thành huyện Đông Hòa và huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/7/2005. Huyện Tây Hòa gồm 11 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thị trấn (thị trấn Phú Thứ), 06 xã đồng bằng (Hòa Bình 1, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Mỹ Đông, Hòa Đồng, Hòa Tân Tây) và 04 xã miền núi (Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây, Hòa Mỹ Tây, Hòa Thịnh).

Hình 3.1. Địa giới hành chính huyện Tây Hòa

* Vềkhí hậu

Đặc điểm khí hậu của huyện Tây Hòa: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, trong năm có 2 mùa rõ rệt.

Nắng trung bình các tháng trong năm dao động từ 122 đến 264 giờ và tổng số giờ nắng trong cả năm 2.384 giờ, thậm chí ngay những tháng mùa mưa, không phải bầu trời lúc nào cũng bị mây phủ mà xen kẽ có những ngày nắng gián đoạn hoặc nắng cả ngày. Điều này thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Chế độ mưa: tại điểm đo mưa Hòa Đồng và Sơn Thành cho thấy, tổng lượng mưa trung bình nhiều năm từ 2.237 – 2.374 mm.

Chế độ gió, bão, áp thấp nhiệt đới: Có hai hướng gió chủ đạo trong năm là gió Tây - Nam và gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra, còn có gió Nồm thổi thường xuyên trong ngày.

* Địa hình

Huyện Tây Hòa có 2 dạng địa hình chính như sau:

- Dạng địa hình đồi núi: nằm về hướng Nam giáp tỉnh Khánh Hòa và huyện Sông Hinh trải dài từ tây sang đông chiếm trên 60% tổng diện tích tự nhiên. Địa hình bị chia cắt mạnh, độ cao trung bình từ 300 - 700m so với mặt nước biển, có nhiều núi có độ cao lớn tập trung ở xã Hòa Mỹ Tây như: Hòn Dù (1.446m), Hòn Chúa (1.005m), Hòn Kỳ Đà (710m), Hòn Ông (1.104m); địa hình phức tạp, độ dốc lớn, chia cắt mạnh.

- Dạng địa hình đồng bằng: Do bồi tụ của sông Ba và sông Bánh Lái trải dài từ Tây sang Đông chiếm gần 40% diện tích tự nhiên toàn Huyện. Phía Tây là vùng đất đỏ bazan như một bình nguyên thấp có độ cao trung bình từ 30 - 40m. Phía Đông - Bắc là vùng đất phù sa cũng là vùng đồng bằng trồng lúa 2 vụ lớn nhất Tỉnh, nhờ sự bồi lắng phù sa hàng năm của 2 con sông chính: sông Bánh Lái và sông Ba.

Nằm ở sườn đông của dãy Trường Sơn, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng và núi với nhiều dãy núi cao thấp đan xen nhau.

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Huyện Tây Hòa là một huyện thuần nông, hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là trồng lúa. So với toàn tỉnh, Huyện Tây Hòa được coi như là vựa lúa của tỉnh. Được tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư hệ thống thuỷ lợi nên Tây Hoà có hệ thống thuỷ lợi khá đồng bộ, đảm bảo cung ứng nguồn nước cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp.

Hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới, Tây Hoà vẫn xác định: phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững là nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, điểm mấu chốt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng lúa trọng điểm năng suất cao, trồng cây công nghiệp nguyên liệu và xuất khẩu. Cùng với đó, huyện sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ.

* Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, bình quân GDP giai đoạn 2005 – 2015 là 13,00% (vượt chỉ tiêu 1,37% so với Nghị quyết Đảng bộ đề ra), cao hơn so với chỉ tiêu tăng trưởng của Tỉnh 12,5%. Trong đó, cơ cấu GDP (2015) theo khu vực kinh tế như sau: nông – lâm - thủy sản chiếm 40,97%; công nghiệp - xây dựng 24,53%; dịch vụ 34,5%. Tổng sản phẩm trên địa bàn giá thực tế năm 2015 đạt 24 tỷ đồng tăng 1,4 lần so với năm 2005. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2015 đạt 537,3 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người 13,34 triệu đồng năm 2015. [31]

* Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế được thể hiện trong cơ cấu kinh tế là: từng năm giảm tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ.

- Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng bình quân GDP tăng từ 19,8% năm 2005 và tăng lên 21,51% năm 2015.

- Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ bình quân GDP từ 22,3% năm 2005 và tăng lên 32,72% năm 2015.

- Tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp bình quân GDP có xu thế giảm từ57,8% năm 2005 và giảm còn 42,77% năm 2015. [31]

* Đánh giá chung:

Trong những năm gần đây huyện Tây Hòa có mức tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu các ngành kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, hứa hẹn sẽ có sự chuyển dịch mạnh trong thời gian tới.

Kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn đã phát triển thành hàng hóa, nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khu vực các xã phía tây huyện như Hòa Phú, Sơn Thành Đông, Sơn thành Tây có thuận lợi phát triển cây công nghiệp: cao su, tiêu với qui mô lớn sẽ thay đổi mạnh trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp.

2.1.3. Đặc điểm chính trị - hi

* Về dân số

Dân số trung bình của huyện Tây Hòa đến năm 2014 là 117.429 người, mật độ dân số trung bình 193 người/km2; Trong đó: mật độ đông nhất là xã Hòa Đồng với 1.061 người/km2, thấp nhất là xã Sơn Thành Tây với 33 người/km2

.

* Vềlao động và việc làm

Trong 10 năm qua huyện đã giải quyết việc làm mới cho 16.915 lao động, tỷ lệlao động qua đào tạo chiếm 25,27 % (năm 2005 là 14,7%). Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch tích cực giảm sốlao động lĩnh vực nông nghiệp, tăng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

* Thu nhập và đời sống

Thu nhập và đời sống của nhân dân trong các năm gần đây ngày càng được tăng cao và cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,58 triệu đồng năm 2005 và lên 13,48 triệu đồng năm 2014. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11% so với tiêu chí mới (tiêu chí 2011-2015).

* Tội phạm về trật tự xã hội

Trong năm 2016, trên địa bàn huyện xảy ra 37 vụ (giảm 01 vụ so với năm 2015). Cụ thể: giết người 01 vụ; cốý gây thương tích 19 vụ; trộm cắp tài sản 08 vụ; hủy hoại tài sản 01 vụ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản 01 vụ; dâm ô trẻ em 01 vụ; giao cấu với trẻ em 01 vụ; cướp giật tài sản 02 vụ; cưỡng đoạt tài sản 01 vụ; cố ý làm hư hỏng tài sản 01 vụ; trốn khỏi nơi giam, giữ 01 vụ. Thiệt hại do tội phạm gây ra: làm chết 01 người, bị thương 25 người, mất 11 xe mô tô, 23,5 chỉ vàng Y, 01 điện thoại di động, 160 triệu đồng và một sốtài sản có giá trị khác trị giá khoảng 75 triệu đồng. Tội phạm trộm cắp tài sản giảm, nhưng tội phạm cố ý gây thương tích lại tăng và chiếm tỷ lệ cao trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)