Thứ nhất, về công tác chỉ đạo, điều hành
Tại địa phương, có nhiều cơ quan, tổ chức tham gia vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, với những nội dung, hình thức và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai và kiểm tra hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương là cần thiết. Sự quan tâm nhắc nhở, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo địa phương có tác động quan trọng đến hành vi của các tổ chức trong việc triển khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong trường hợp lãnh đạo của cáccấp ủy Đảng đốithiếu sự quan tâm đúng mức, chỉ dừng lại ở việc ra chỉ thị, nghị quyết, việc chỉ đạo, điều hành phổ biến, giáo dục pháp luật thì các cơ quan thực thi cũng không thể hưởng ứng tích cực và hành động một cách có trách nhiệm. Mức độ sâu sát, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các cấp ủy Đảng và các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương là yếu tố tác động mạnh mẽ tới sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong địa phương trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ hai, chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật
Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật có thể là báo cáo viên, giảng viên trong các trường giảng dạy về luật, những người hành nghề luật,...là chủ thể trực tiếp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức khác nhau. Mỗi chủ thể đòi hỏi những kỹ năng và vận dụng hình thức, phương pháp nhất định nhưng đều cần phải hiểu đúng, thấu đáo về lĩnh vực mà họ chịu trách nhiệm phổ biến cho người khác. Đối với các địa phương, các chủ
chất lượng, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân trên địa bàn. Các tiêu chí về số lượng, chất lượng báo cáo viên,... phản ánh mức độ có đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu năng lực chuyên môn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hay không. Điều đó sẽ đem lại hiệu quả về mức độ tiếp nhận thông tin, mức độ hiểu nội dung pháp luật của người dân, giúp họ có đủ hay còn thiếu trong việc nhận thứcvà chấp hành pháp luật.
Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong bộ máy phổ biến, giáo dục pháp luật
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương, để đạt mục tiêu đem lại sự hiểu biết và tuân thủ, chấp hành pháp luật của các đối tượng, đòi hỏi phải có những cá nhân, tổ chức có năng lực, trình độ pháp luật và kỹ năng cần thiết. Các cá nhân, tổ chức này phải hoạt động theo những nguyên tắc, trong những thiết chế tổ chức bộ máy có sự bảo đảm của nhà nước và chịu trách nhiệm trước nhà nước. Nhà nước thiết lập bộ máy phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp mới mục tiêu mà họ đề ra. Trong bộ máy đó, mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân đảm nhiệm những những chức năng, nhiệm vụ nhất định và cần có cơ chế phối hợp để đem lại hiệu quả. Tại địa phương, sự đa dạng về nội dung các lĩnh vực cần phổ biến, giáo dục pháp luật đòi hỏi nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia.
Tại địa phương, Hội đồng nhân dân có trách nhiệm:
- Quyết định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phân bổ dự toán ngân sách địa phương cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật. Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ:
- Ban hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật theo quy định của pháp luật;
- Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm:
- Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý, chú trọng thực hiện thông qua phổ biến pháp luật trực tiếp, đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử, báo, bản tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị (nếu có); kết hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn.
- Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc định kỳ mời báo cáo viên tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân
Trách nhiệm của các tổ chức khác như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của mặt trận:
- Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên của tổ chức mình; vận động nhân dân chấp hành pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
- Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật của tổ chức mình.
- Vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia và hỗ trợ hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật.
- Tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.
Các tổ chức hành nghề pháp luật có trách nhiệm:
- Tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật, cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp có trách nhiệm tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; tổ chức phổ biến giáo dục, pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn; tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức, công chức, viên chức, giảng viên, học viên, sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Cơ sở đào tạo luật, cơ sở đàotạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp có trách nhiệm tham gia bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Các cơ sở giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân:
- Căn cứ vào nội dung, hình thức giáo dục pháp luật ở từng cấp học và trình độ đào tạo, các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật, bố trí giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với gia đình và xã hội thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
Bộ máy phổ biến, giáo dục pháp luật phải được thiết lập trên cơ sở đảm bảo trao công việc vào đúng nơi có khả năng làm tốt nhất, đồng thời đảm bảo một cơ chế phối hợp, giám sát hiệu quả. Chỉ có như vậy, là công tác phổ biến, giáo dục pháp luật mới được thực hiện một cách thường xuyên, nội dung tuyên truyền có kiểm soát, đảm bảo tính đúng đắn, ăn khớp giữa các cơ quan, tổ chức, kịp thời đưa pháp luật vào cuộc sống. Ngược lại, nếu việc xác định những trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức thiếu rõ ràng, phối hợp lỏng lẻo, hay giao trách nhiệm không phù hợp cho những cơ quan thiếu chuyên môn sẽ là rào cản cho các mục tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong các nhà nước thiết kế bộ máy thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật không chặt chẽ, xa dời thực tế sẽ ảnh hưởng thiếu tích cực cho xã hội về hiểu biết và chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp.
Thứ tư, về năng lực tài chính của địa phương
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật luôn đòi hỏi nguồn tài chính nhất định cho các hoạt động thực tế. Bên cạnh các khoản thu tư ngân sách cấp trên cho hoạt động này (thường chậm trễ), năng lực tự chủ tài chính địa phương sẽ là yếu tố hỗ trợ kịp thời cho các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Năng lực tài chính địa phương phản ánh mức độ bảo đảm những điều kiện để chi trả các chi phí tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật,...Tùy thuộc vào đối tượng và địa bàn cần tiến hành mà việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật đòi hỏi chi phí nhiều hay ít. Các chi phí có thể bao gồm việc in ấn tài liệu, chi trả báo cáo viên, hội trường, băng rôn,...Đối với các địa phương có mức độ tự chủ về ngân sách cao khi có các nguồn thu tốt, sẽ bảo đảm các khoản chi, trong đó có chi cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Một chính quyền địa phương luôn quan tâm cập nhật thông tin chính sách, pháp luật và mong muốn sớm đưa pháp luật vào cuộc sống sẽ không thể triển khai
chủ động về nguồn thu, có khả năng tự chủ ngân sách sẽ sẵn sàng đón nhận sự chỉ đạo từ cấp trên và có điều kiện chủ động triển khai kịp thời công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân địa phương, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, xã hội.