Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 54)

Tuyên truyền miệng là hình thức phổ biến mà chủ thểnói trực tiếp với đối tượng, còn đối tượng trực tiếp nghe chủ thểnói vềcác lĩnh vực pháp luật mà chủ thể hướng tới. Trong đó, chủ thểhướng trọng tâm là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật với mục đích nâng cao nhận thức của người nghe, hướng người nghe hành động theo quy định pháp luật. Đây được sử dụng như một hình thức phổ biến pháp luật quan trọng, gắn bó chặt chẽ với nhiều hình thức phổ biến khác và là một bộ phận không thể thiếu, không thểtách rời trong tổng thể các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay, tuyên truyền miệng vẫn luôn giữ vị trí quan trọng trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật bởi nó có thể được thực hiện được ở mọi nơi, mọi lúc, đưa thông tin, kiến thức pháp luật đến với từng đối tượng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện mà không bị phụ thuộc vào không gian, thời gian, công cụ hỗ trợ. Chính vì vậy, đây được xem là hình thức chiếm ưu thế, được huyện Tây Hòa chú trọng và sử dụng thường xuyên trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trong những năm qua, huyện Tây Hòa đã xây dựng được đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nòng cốt là báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật với nhiệm vụ chính là tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình do Huyện ủy, Ủy ban nhân dân ban hành bằng việc tổ chức các buổi tuyên truyền miệng tại cộng đồng dân cư ở địa phương. Với số lượng 12 báo cáo viên pháp luật cấp huyện và 132 tuyên truyền viên pháp luật được công nhận có trình độvà sự am hiểu các lĩnh vực pháp luật khác nhau đã thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả, góp phần đáng kể đưa pháp luật vào đời sống xã hội.

truyền miệng với khoảng 21 637 lượt người tham dự, chủ yếu được tổ chức tại trụ sởthôn, khu phố, nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi đông dân cư tại cơ sở.

2.2.2. Ph biến, giáo dục pháp luật thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật

Thi tìm hiểu pháp luật cũng là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được áp dụng tại huyện Tây Hòa. Trong 05 năm (2011-2016), Huyện đã tổ chức, phát động được 39 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, bao gồm nhiều loại hình như: thi viết, thi hỏi - đáp, thi sân khấu hóa. Đặc biệt, loại hình thi sân khấu hóa luôn thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng từphía người dân.

Thực tiễn những năm qua cho thấy, thi tìm hiểu pháp luật tại huyện Tây Hòa có cuộc thi được tổ chức từ cơ sở đến huyện nhưng cũng có những cuộc thi chỉ được tổ chức riêng ở cấp xã hoặc cấp huyện. Nổi bậc có các cuộc thi tìm hiểu pháp luật như: Hòa giải viên giỏi, tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành; tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình; tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy; tìm hiểu Luật Nghĩa vụ quân sự; tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam;.. Các cuộc thi đã tập trung vào các chủ đề thiết thực mà người dân quan tâm. Trong đó, có những nội dung lĩnh vực pháp luật hầu như năm nào cũng được tổ chức với các loại hình khác nhau như thi viết, thi sân khấu hóa như thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộvà các văn bản hướng dẫn thi hành; cũng có những nội dung lĩnh vực pháp luật cứ định kỳ02 đến 03 năm được tổ chức từ cấp xã đến cấp huyện như thi Hòa giải viên giỏi, pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật về hôn nhân và gia đình,..

Qua thực tiễn áp dụng tại Huyện Tây Hòa cho thấy, tìm hiểu pháp luật là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật không cần sự đầu tư kinh phí lớn, nhưng có nhiều loại hình khác nhau, dễ dàng mở rộng phạm vi đối tượng

tìm hiểu pháp luật đã thu hút đông đảo cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân hào hứng, phấn khởi tham gia, biến các quy định pháp luật tưởng khô khăn có thể lan tỏa, dễdàng đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả cao nhất.

Qua việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, Huyện Tây Hòa đã tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi đến cán bộ, công chức, viên chức các tầng lớp nhân dân; là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý rộng khắp. Có thể nói, hình thức này đã tạo nên hiệu quả tích cực, từ việc theo dõi, luận bàn và tham gia dự thi của đông đảo những người tham gia dự thi.

2.2.3. Ph biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin

đại chúng

Nhận thức được lợi thế của hình thức này là phổ cập, nhanh chóng, kịp thời, rộng khắp, hấp dẫn và có đông đảo bạn đọc, khán thính giả, do đó Huyện Tây Hòa đã tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức này. Hiện nay, Huyện Tây Hòa phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng gồm: Đài Truyền thanh huyện, hệ thống loa truyền thanh cơ sở và Trang Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện.

Hệ thống loa truyền thanh đã xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước và đã có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc bảo vệvà xây dựng đất nước, tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, có vai trò quan trọng trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền từ cấp huyện, cấp xã đến với người dân. Từ thực tế này, cho thấy Đài Truyền thanh huyện và hệ thống loa truyền thanh cơ sở là hình thức tuyên truyền không phải là mới nhưng đến nay hình thức này vẫn còn mang tính hiệu quả về phổ biến, giáo dục của nó. Trước sựphát triển mạnh mẽ, nhanh chóng hiện nay của các hình thức thông tin địa chúng hiện đại như internet, mạng xã hội, truyền hình,.. người dân có nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội để tiếp cận các thông tin

kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,.. và đặc biệt là đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hơn so với trước đây. Song, Đài Truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh cơ sở vẫn có vai trò quan trọng bởi đây là phương tiện truyền thông ởcơ sở, sát với đời sống của người dân, phù hợp với trình độ, ngôn ngữ, phong tục tập quán của người dân ởcơ sở nhất. Đặc biệt, hình thức này tỏ ra cực kỳ hiệu quảđối với huyện Tây Hòa, bởi Tây Hòa là huyện thuần nông với khu vực nông thôn là chủ yếu.

Huyện Tây Hòa đã chỉ đạo Đài Truyền thanh huyện chủ trì xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong việc cung cấp tin, bài để tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống Đài Truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh cơ sở. Đặc biệt, xây dựng chuyên mục tuyên truyền pháp luật kịp thời cập nhật, đăng tải những thông tin pháp luật phục vụ nhu cầu tìm hiểu của người dân. Trong đó, nổi bậc có thể kể đến chương trình “Pháp luật và đời sống”, là sản phẩm sự phối hợp với Phòng Tư pháp huyện, đều đặn 02 tháng 01 chuyên đề với thời lượng từ 10 phút đến 20 phút, phát mỗi tháng 01 lần,..

Ngoài ra, các báo cáo viên pháp luật huyện cũng thường xuyên viết tin, bài liên quan đến pháp luật gửi Đài Truyền thanh huyện để phát thanh cũng đã góp phần tuyên truyền pháp luật đến với người dân thông qua hình thức này.

Bên cạnh đó, ở 11/11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được trang bị hệ thống loa truyền thanh cơ sởlà phương tiện tuyên truyền hữu hiệu của địa phương, đây là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; là công cụ trực tiếp của Đảng, chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành để phát triển kinh tế, xã hội. Đây là kênh thông tin, tuyên truyền để

quyền địa phương đến với người dân từng thôn, khu phố, trở thành phương tiện thông tin có sức lan tỏa mạnh mẽ và hiệu quả. Đặc biệt, vai trò to lớn của hệ thống này đã chứng minh ở các xã miền núi, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.

Cùng với việc phổ biến, giáo dục pháp luật qua Đài Truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh cơ sở, Huyện Tây Hòa còn tổ chức tuyên truyền pháp luật thông qua Trang Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện. Bắt đầu chính thức đưa vào hoạt động vào cuối năm 2013, Trang Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện trở thành hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới mẻ, áp dụng công nghệ thông tin phù hợp với nhu cầu tìm hiểu nhanh chóng, dễ dàng của người dân. Thấy rõ lợi thế của hình thức này, Huyện Tây Hòa đã chỉ đạo Ban biên tập Trang Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện lập chuyên mục “Tuyên truyền pháp luật” thường xuyên, liên tục, kịp thời cập nhật, đăng tải những thông tin pháp luật, kịp thời phản ánh những hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện.

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng gồm: Đài Truyền thanh huyện, hệ thống loa truyền thanh cơ sở và Trang Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện là hình thức ít tốn kém nhưng đem lại hiệu quả đáng kể bởi hình thức này đảm bảo tính kịp thời, tính thời sự, tính đại chúng, đặc biệt có ý nghĩa đối với người dân ở vùng nông thôn, vùng núi.

2.2.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở

Sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực, Huyện Tây Hòa đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức rà soát, củng cố và kiện toàn các tổ hòa giải trên địa bàn huyện. Kết quả, đến nay 73/73 thôn, khu phố trên địa bàn huyện Tây Hòa đã thành lập tổ hòa giải ở cơ sở với 622 hòa giải viên. Trong đó: nam 524 người, nữ 98

người, dân tộc kinh 621 người, dân tộc khác 01 người, được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 224 người; thành phần là Trưởng thôn, Trưởng khu phố, Bí thư chi bộ thôn, khu khố, thành viên ban nhân dân thôn, khu phố, những người có uy tín, am hiểu pháp luật tại cở sở,.. Nhìn chung, các hòa giải viên đều có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công việc, am hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Xác định phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở là hoạt động có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, đem lại kết quả thiết thực vì vậy hoạt động hòa giải ở cơ sở đã được cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo việc thực hiện từ tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ đến đầu tư hỗ trợ về kinh phí cho hoạt động này. Hàng năm, ngoài các lớp tập huấn do Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên tổ chức thì Huyện Tây Hòa cũng đã chủ động tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở với nhiều hình thức như: tập huấn, hội nghị, các cuộc thi hòa giải viên giỏi,.. nhằm bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức pháp luật mới cũng như nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này. Tuy nhiên, do đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở đông và điều kiện kinh phí còn hạn chế nên chưa được tổ chức thường xuyên, xuyên suốt.

Kết quả những năm gần đây cho thấy, mỗi năm trung bình trên địa bàn huyện các tổ hòa giải đã tổ chức hòa giải hơn 250 vụ việc, chủ yếu là các vụ việc phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình và các mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp khác. Trong đó, tỷ lệ hòa giải thành năm 2016 đạt 72,6% tăng 3,3% so với năm 2011 là 69,3%. Thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở đã góp phần giữ gìn tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư, ngăn chặn và giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, xích mích và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, góp phần vào việc ổn

Tòa án nhân dân huyện và các cơ quan hành chính địa phương, hạn chế các đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Lực lượng hòa giải viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình hòa giải ở cơ sở, là sự kết hợp hài hòa giữa việc tiến hành hòa giải các vụ việc thực tế phát sinh với phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật có liên quan đến vụ việc; đồng thời là sự vận dụng hướng dẫn, cung cấp, giải thích đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua hoạt động hòa giải cho các bên được hòa giải và cả những người xung quanh từ đó hình thành ở họ sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và ý thức hành động theo pháp luật. Chính vì những lý do trên, có thể khẳng định hoạt động hòa giải ở cơ sở là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đặc biệt, chỉ được thực hiện khi có tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ xảy ra và được hòa giải viên tiến hành hòa giải, vì vậy hoạt động này có ý nghĩa phổ biến, giáo dục rất thực tế, thực tiễn sâu sắc, mang lại hiệu quả thiết thực.

2.2.5. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua biên soạn, phát hành tài liệu

pháp luật

Trong những năm gần đây, việc biên soạn, phát hành tài liệu pháp luật được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện thường xuyên. Ngoài lượng tài liệu chủ yếu là tờ rơi, tờ gấp,.. được Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên cấp thì Huyện Tây Hòa cũng đã chỉ đạo Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện chủtrì, phối hợp với các cơ quan tổ chức biên soạn vàphát hành. Kết quả từ năm 2011-2016 đã biên soạn và cấp phát hơn 5.320 tài liệu pháp luật dưới nhiều dạng như tờ rơi, tờ gấp, hỏi đáp, đố vui pháp luật,..với nội dung đa dạng, phong phú bao gồm: các quy định pháp luật mới, nghiệp vụtuyên truyền, các lĩnh vực pháp luật về hôn nhân gia đình, dân sự, hộ tịch, an toàn giao thông, đất đai,... phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, địa

phương và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện, đặc biệt phù hợp với các đối tượng đặc thù như người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số,..

2.2.6. Ph biến, giáo dục pháp luật thông qua thông qua tsách pháp luật

Sau khi Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật có hiệu lực, Ủy ban nhân dân huyện Tây Hòa chỉ đạo Phòng Tư pháp huyện tổ chức quán triệt, triển khai nội dung Quyết định đến các cơ quan, đơn vị huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn biết, thực hiện. Đến nay, trên địa bàn huyện có 62 Tủ sách pháp luật, trong đó: 11 Tủ/11 xã, thị trấn (đạt 100%) và 51 Tủ/73 thôn, khu phố (đạt 69%) [24]. Tủ sách pháp luật được đặt tại trụ sở làm việc, nơi có vị trí thuận tiện để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân có thể đọc hoặc mượn đọc sách, báo, tài liệu pháp luật.

Công chức Tư pháp – Hộ tịch được phân công phụ trách các Tủ sách pháp luật tại Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và Trưởng thôn, Trưởng khu phố được phân công phụ trách Tủ sách pháp luật tại các thôn, khu phố, có quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)