Yếu tố thể chế pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 25 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Yếu tố thể chế pháp lý

Xây dựng NNPQ là yêu cầu tất yếu khách quan, là nội dung trọng yếu của thời kỳđổi mới ở Việt Nam hiện nay. Điều đó đãđược xác định rõ ràng, chính thức qua các văn kiện quan trọng nhất của Đảng và ghi nhận trang trọng trong Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tấtcả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" [12].

Điều này đòi hỏi Đảng và nhân dân ta vừa thực hiện, vừa nghiên cứu, tổng kết, để hình thành dần và ngày càng hoàn thiện mô hình phù hợp với yêu cầu mà lịch sử đã đặt ra cho chúng ta; nhằm đưa cách mạng nước ta đến mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đây thực sự là nhiệm vụ quan trọng không chỉ vì thuộc tính cơ bản của NNPQ là tính tối cao của pháp luật, mà còn vì pháp luật đóng vai trò không thể thiếu trong việc thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng dân chủ; tăng cường hợp tác quốc tế; cơ sở để đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Trong khi đó, hệ thống pháp luật của chúng ta hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, thiếu các bộ luật, đạo luật, đặc biệt là pháp luật về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, công chức, công vụ v.v... Yêu cầu

đặt ra, phải xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta trên cơ sở vận dụng các thành tựu khoa học hiện đại, kỹ thuật pháp lý tiên tiến vào công tác lập pháp, lập quy. Vì vậy, pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong điều kiện xây dựng NNPQ cần phải đáp ứng được những yêu tố cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên

VKSND đạt chất lượng. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về Kiểm sát

viên VKSND suy cho cùng là việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật. Trong

điều kiện xây dựng NNPQ, điều cốt yếu là đề cao vai trò và giá trị xã hội của Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo Hiến pháp và pháp luật giữ địa vị tối cao trong đời sống xã hội. Pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong NNPQ

XHCN không thể là sản phẩm tùy tiện, tự do, duy ý chí của nhà nước và các

nhà làm luật. Ngược lại, trong NNPQ xã hội chủ nghĩa, pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải phù hợp với bản chất khách quan của các quan hệ xã hội, ý chí củatoàn dân và các nguyên tắc pháp luật XHCN.

Tuy nhiên, chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm

sát viên VKSND còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Trước hết phải hoàn thiện

và tăng cường công tác quy hoạch đường lối, chính sách lãnh đạo của Đảng sao cho nội dung của đường lối, chính sách của Đảng phải phản ánh đầy đủ và khách quan quy luật tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật về Kiểm sát viên VKSND; nâng cao năng lực hoạt động lập pháp của Quốc hội và hoạt động lập quy của Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác; pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải được thông qua theo trình tự thủ tục pháp lý chặt chẽ, dân chủ và khoa học.

Thứ hai, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong điều kiện xây dựng NNPQ xã hội chủ nghĩaphải được sắp xếp theo một thứ bậc chặt chẽ nhất. Trong đó, Hiến pháp là đạo luật

có hiệu lực pháp lý cao nhất. Các quy định của Hiến pháp là nguồn, làm căn cứ cho tất cả các văn bản pháp luật về Kiểm sát viên VKSND. Quá trình hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải tuân thủ Hiến pháp cả về nội dung lẫn hình thức, cả thủ tục ban hành lẫn phạm vi hiệu lực. Pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải bảo đảm tính thống nhất với pháp luật về cán bộ, công chức nhà nước nói chung và không được trái, không được mâu thuẫn với các quy định của Hiến pháp.

Thứ ba, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát

viên VKSND phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh quy trình làm luật: chặt

chẽ, khách quan, dân chủ. Điều này đòi hỏi trong quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND chúng ta phải xác định đúng đối tượng và phạm vi điều chỉnh, bảo đảm tính toàn diện và đồng bộ; mức độ điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải phù hợp với từng lĩnh vực quan hệ xã hội, tránh tạo ra sự vênh nhau giữa các mức độ và phạm vi điều chỉnh; bảo đảm một thứ tự ưu tiên hợp lý và sự cụ thể hóa kịp thời bằng các văn bản hướng dẫn. Như vậy, chúng ta mới tạo ra được một cơ chế đủ sức huy động cao nhất là các sáng kiến lập pháp, lập quy của nhân dân, của các cơ quan Đảng, Nhà nước và bảo đảm tính khả thi của các quy định pháp luật về Kiểm sát viên VKSND, tạo ra khả năng phối hợp một cách đồng bộ các cơ chế, chính sách và tổ chức để thực thi, đưa pháp luật về Kiểm sát viên VKSND vào cuộc sống.

Pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong NNPQ xã hội chủ nghĩaphải là kết quả của sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên VKSND và cải cách chế độ công vụ. Pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải thể hiện bản chất dân chủ, giá trị công bằng, bình đẳng, phù hợp với hiện thực khách quan

và góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Không thể xây dựng và hoàn thiện pháp

thay đổi quá nhanh và thiếu tính khả thi các văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND của các Bộ, ngành và địa phương sẽ làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào những giá trị công bằng và khả năng điều chỉnh của pháp luật. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong việc xây dựng NNPQ là quyết tâm đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về Kiểm sát viên VKSND nói riêng, đặt công việc đó trên một nền tảng khoahọc.

Để thực hiện được những yêu cầu nhiệm vụ trên đây, trước hết cần phải có một chiến lược xây dựng pháp luật về Kiểm sát viên VKSND thật sự khoa học, tiên tiến, phù hợp với thực tiễn điều kiện Việt Nam và theo kịp xu thế của quốc tế; nâng cao năng lực của các cơ quan lập pháp, lập quy và chất lượng của hoạt động lập pháp, lập quy.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)