7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm
Kiểm sát viên
Luật tổ chức VKSND năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2015 quy định tại Điều 2: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt
Nam.” [38]. Như vậy theo pháp luật hiện hành nhiệm vụ, quyền hạn của
Kiểm sát viên trong hoạt động kiểm sát được thu hẹp lại, không còn kiểm sát chung nữa. Với sự thu hẹp này, tình trạng quá tải về khối lượng công việc đối với Viện kiểm sát nói chung và với kiểm sát viên nói riêng sẽ được hạn chế, tập trung trí lực, nhân lực vào thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp để giảm thiểu sự lạm quyền trong kiểm sát việc tuân theo pháp luật, giảm thiểu những trường hợp oan sai trong tố tụng, tránh trùng chéo trong hoạt động với cơ quan thanh tra.
* Trong lĩnh vực thực hành quyền công tố
Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát viên nhân danh quyền lực nhà nước, đại diện cho công lý, cho sự nghiêm minh của pháp luật truy tố kẻ phạm tội ra trước tòa, đồng thời duy trì sự buộc tội tại tòa án, đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được điều tra, khởi tố và xử lý kịp thời, không để
lọt tội phạm và kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội. Với vai trò là Kiểm sát viên tham gia phiên tòa bảo đảm việc truytố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
- Thực hành quyền công tố việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Tại Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014 khẳng định VKSND thực hành quyền công tố ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Lần đầu tiên Luật quy định một mục riêng về công tác “Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố”[38] nhằm khẳng định đây là lĩnh vực công tác thực hiện chức năng độc lập của Viện kiểm sát nhân dân (Mục 1 Chương II). Thể chế hoá chủ trương của Nghị quyết 49 -NQ/TW “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra”. Điều đó thể hiện việc thực hành quyền công tố được thực hiện ngay từ giai đoạn ban đầu nhằm đảm bảo việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra kịp thời, đầy đủ và đúng pháp luật.
Kiểm sát viên được phân công đã chú trọng đến lập hồ sơ kiểm sát và đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh đối với từng tin báo tội phạm mà Cơ quan điều tra đã thụ lý; kịp thời yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, bị can để điều tra đối với những tin báo có dấu hiệu tội phạm mà Cơ quan điều tra chậm ra quyết định khởi tố. Đối với các tin báo tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, lãnh đạo VKSND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt Quy chế tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởitố thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.
Từ năm 2013 đến năm 2016, Viện kiểm sát hai cấp đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố: 118 vụ, 98 bị can (2016: 22 vụ, 11 bị can; 2015: 27 vụ, 11 bị
can; 2014 35 vụ, 25 bị can; 2013 34 vụ, 51 bị can; 2012 không phát sinh số liệu) ; không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp 02 trường hợp vào năm 2015.
Đối với các tin báo tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan
điều tra VKSND tối cao, lãnh đạo VKSND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục
thực hiện tốt Quy chế tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố
thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Năm 2013 VKSND tỉnh
đã tiến hành xác minh ban đầu 06 tin và chuyển Cục điều tra giải quyết theo thẩm quyền 04 tin. Cục điều tra đã điều tra làm rõ và khởi tố 02 vụ, 02 bị can.
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
Kiểm sát viên hai cấp đã chủ động hơn trong việc tham mưu cho Viện trưởng, lãnh đạo VKSND trong việc theo dõi, khởi tố vụ án hình sự và khẩn trương yêu cầu điều tra tội phạm. Kiểm sát viên đề xuất và thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo chủtrương của Đảng và quy định của pháp luật. Kiểm sát chặt chẽ các vụ án hình sự ngay sau khi khởi tố, chủ động, tích cực đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu khởi tố vụ án, khởi tố bị can, chống lạm dụng việc bắt khẩn cấp hoặc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Vì vậy, chất lượng khởi tố, điều tra, truy tố được nâng lên, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung có trách nhiệm của Kiểm sát viên hoặc án bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm xử hủy, sửa. Kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng các căn cứ pháp luật trong tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án, bị can, nhất là các trường hợp đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự. Đã phục hồi nhiều vụ án để điều tra theo quy định, không để xảy ra quá hạn điều tra; tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết cácvụán điểm, án theo thủ tục rút gọn.
Từ năm 2012 đến năm 2016, thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát hai cấp yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 26 vụ, 11 bị can năm 2012); huỷ 04 quyết định khởi tố vụ án (năm 2012 hủy 01 quyết định, năm 2014 hủy 03 quyết định), huỷ 18 quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra (năm 2012 hủy 01 quyết định, năm 2014 hủy 13 quyết định, 2015 hủy 02 quyết định, 2016 hủy 02 quyết định); huỷ 19 quyết định không khởi tố vụ án không có căn cứ của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án 08 vụ (năm 2014); không phê chuẩn 06 quyết định khởi tố bị can (năm 2012), hủy bỏ 02 quyết định đình chỉ điều tra vụ án (năm 2014), hủy bỏ 05 quyết định đình chỉ điều tra bị can của Cơ quan điều tra VKSND đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp 881 người, không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 22 bị can, không phê chuẩn lệnh tạm giam 27 bị can, hủy bỏ quyết định tạm giam 02 bị can, không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp 01 trường hợp (2012); không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ 01 trường hợp (2012); hủy quyết định tạm giữ01 trường hợp (2012). Viện kiểm sát hai cấp trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung 52 vụđể bổ sung chứng cứ 26 vụ; khởi tố thêm bị can 10 vụ; vi phạm tố tụng 02 vụ; thay đổi tội danh 05 vụ, khởi tố thêm tội danh 01 vụ [50].
Thông qua công tác kiểm sát, Kiểm sát viên đã yêu cầu Cơ quan điều tra
khắc phục các vi phạm trong hoạt động điều tra, như: một số vụ án không kịp thời tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ, dẫn đến phải gia hạn thời hạn điều tra; vi phạm trong việc thu thập chứng cứ, lập hồsơ vụ án; việc thực hiện các yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát chưa đầy đủ, chưa kịp thời, dẫn đến một số vụ án phải trả để điều tra bổ sung; một số vụ án, Cơ quan điều tra ban hành các quyết định tố tụng không đúng quy định của pháp luật… Các kiến nghị của Viện kiểm sát đều được Cơ quan điều tra tiếp thu và đề ra biện pháp khắc phục.
Trong công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát hai cấp quan tâm giải quyết các vụ án đã thụ lýđúng thời hạn luật định, đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để xảy ra trường hợp nào Viện kiểm sát truy tố, Tòa án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội, thay đổi hoặc rút quyết định truy tố; hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung, án bị hủy, sửa có trách nhiệm của Kiểm sát viên. Đảm bảo thụ lý vụ án đúng thời hạn luật định, đảm bảo việc truy tốđúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để xảy ra trường hợp nào Viện kiểm sát truy tố, Tòa án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội, thay đổi hoặc rút quyết định truy tố; hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung, án bị hủy, sửa có trách nhiệm của Kiểm sát viên. Trước khi kết thúc điều tra vụ án, Kiểm sát viên đã chủ động nghiên cứu, kiểm tra lại toàn bộ hồsơ vụ án, khi các chứng cứ, thủ tục tố tụng của vụ án đã đầy đủ thì mới thống nhất với Điều tra viên để kết thúc điều tra, nên đã hạn chế đến mức thấp nhất việc kết thúc điều tra vụ án mới đề xuất trả hồ sơ điều tra bổ sung. Ở hầu hết các vụ án, trước khi truy tố, Kiểm sát viên đã nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về chứng cứ, bảo đảm việc truy tố có căn cứ, đúng người, đúng tội. Việc ban hành các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án, bị can đảm bảo đúng căn cứ pháp luật, nhất là các trường hợp đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự.
Số vụ án Viện kiểm sát truy tố đạt tỷ lệ cao so với tổng số vụ án đã kết thúc điều tra. Trong năm 2012 đến năm 2016, Viện kiểm sát hai cấp truy tố7.127 vụ/13466 bị can so với số vụ và số bị can đã kết thúc điều tra. Trong đó: Năm 2012 quyết định truy tố 1.476 vụ, 2.831 bị can / 1.494 vụ, 2.864 bị
can, chiếm 98,7%; năm 2013 truy tố 1.492 vụ, 2.890 bị can /1.490 vụ, 2.872
bị can, chiếm 99%; năm 2014 truy tố 1.439 vụ, 2.836 bị can /1.463 vụ, 2.841 bị can, chiếm 99,1 %; năm 2015 truy tố 1.435 vụ, 2.620 bị can 1.452 vụ,
2.632 bị can, chiếm 98,7%; năm 2016 truy tố 1.285 vụ, 2.289 bị can/ 1.304 vụ, 2.309 bị can, chiếm 97,7%.
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự
Ở giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân được Kiểm sát viên sử dụng tại phiên tòa qua việc đọc cáo trạng, quan điểm của Viện kiểm sát liên quan tới việc giải quyết vụ án, thực hiện việc luận tội đối với bị cáo, phát biểu quan điểm về giải quyết vụ án tại tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Ở hầu hết các vụ án, trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên chuẩn bị tốt đề cương xét hỏi, dự kiến tình huống diễn biến tại phiên tòa; nâng cao chất lượng luận tội; chủ động tham gia xét hỏi, tranh luận đối đáp với những người tham gia tố tụng; đề nghị áp dụng hình phạt và mức hình phạt phù hợp quy định của pháp luật... Kiểm sát chặt chẽ việc Tòa án áp dụng các Điều 46, 47 và 60 Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt nhẹ hoặc cho bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật. Tăng cường phối hợp với Tòa án để tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động và các phiên tòa để rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp...
Công tác kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án được hầu hết các đơn vị thực hiện tốt; lập phiếu kiểm sát và gửi đầy đủ lên Viện kiểm sát cấp trên, do vậy, đã kịp thời phát hiện những vi phạm của Tòa án để tổng hợp, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm, hoặc ban hành kháng nghị, đề nghị kháng nghị khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng. Viện kiểm sát hai cấp tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc kiểm sát biên bản phiên tòa, biên
bản nghị án, đảm bảo các biên bản này phải được ghi chép khách quan, đầy
Trong đó, năm 2012 xét xử sơ thẩm 1.495 vụ, 2.871 bị cáo; năm 2013
xét xử 1.476 vụ, 2.867 bị cáo; năm 2014 xét xử 1.447 vụ, 2.892 bị cáo, năm
2015 xét xử 1.435 vụ, 2.577 bị cáo; năm 2016 xét xử 1.296 vụ, 2.357 bị cáo. Năm 2012 xét xử phúc thẩm 468 vụ, 818 bị cáo, chiếm 92,8%, 2013: 493 vụ, 857 bị cáo, chiếm 94,3%, 2014: 518 vụ, 893 bị cáo, 2015: 550 vụ, 916 bị cáo, 2016: 521 vụ, 828 bị cáo.
Việc rút kinh nghiệm tổ chức các phiên tòa trong nhiều năm đã được VKSND các cấp tăng cường nhằm mục tiêu 100% Kiểm sát viên thực hành tốt quyền công tố tại các phiên tòa hình sự, đã tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tranh tụng của Kiểm sát viên, bảo đảm hiệu lực, vai trò của quyền công tố trong việc xét xử khách quan, đúng người, đúng tội trong các phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
* Trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp.
Cùng với việc nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, viện kiểm sát các cấp cũng chú trọng công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo hoạt động của các cơ quan tư pháp theo đúng quy định của pháp luật.
- Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Kiểm sát viên hai cấp đã chú trọng kiểm sát chặt chẽ việc thụ lý, giải quyết tin báo tội phạm, phân công Kiểm sát viên lập hồ sơ kiểm sát. Kiểm sát viên lập hồ sơ kiểm sát và đề ra yêu cầu xác minh đối với từng tin báo tội phạm mà Cơ quan điều tra đã thụ lý; định kỳ hàng tháng, Viện kiểm sát đã họp với Cơ quan điều tra để đánh giá tình hình tội phạm, kết quả xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; trao đổi, phối hợp và thống nhất quan điểm xử lý, nhằm nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội. Đối với các tin báo tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND
tối cao, lãnh đạo VKSND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt Quy chế tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao; chủ động tiếp nhận, tiến hành xác minh ban đầu đối với một số tin báo tội phạm và kịp thời chuyển Cơ quan điều tra VKSND tối cao giải quyết theo thẩm quyền.
- Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
Thực hiện chủ trương“Tăng cường trách nhiệm công tốtrong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”; “Tăng cường các biện pháp phòng chống oan, sai và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự”, Kiểm sát viên hai cấp đã chú trọng nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, kiểm sát chặt chẽ vụ án ngay từ khi khởi tố; chủ động nghiên cứu hồ sơ để xây dựng kế hoạch kiểm sát điều tra, đề ra yêu cầu điều tra sát, đúng với nội dung vụ án, đồng thời nắm chắc tiến độ điều tra để thường xuyên đôn đốc, yêu cầu điều tra, thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ đảm bảo cho việc giải