Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 77 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân

những gì mà pháp luật cho phép. Vì vậy, các nội dung về Kiểm sát viên và hoạt động công vụ của họ phải được điều chỉnh bằng hệ thống các quy định pháp lý có hiệu lực cao; nếu không sẽ dẫn tới tùy tiện, lạm quyền trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm thiết lập trật tự kỷ cương trong đội ngũ Kiểm sát viên, góp phần xây dựng chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân.

3.1.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân nhân dân

Trên cơ sở các quan điểm và phương hướng cơ bản định hướng cho việc hoàn thiện, đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên thống các biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên, đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân.

Thứ nhất, tổ chức công tác rà soát, hệ thống hóa và tổng kết kinh nghiệm về xây dựng, hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND

Để tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động của VKSND và đội ngũ Kiểm sát viên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành với một số lượng không nhỏ các văn bản quy phạm pháp luật. Qua phân tích cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND được xây dựng ở các thời điểm khác nhau và trong những điều kiện, hoàn cảnh cũng khác nhau, xuất phát từ nhu cầu và tình hình cụ thể của mỗi thời kỳ. Nhu cầu và những điều kiện kinh tế- xã hội luôn biến đổi không ngừng, đòi hỏi pháp luật

về Kiểm sát viên VKSND cũng phải thay đổi tương ứng. Một văn bản pháp luật, một quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND ở thời điểm này có thể là phù hợp và có tác dụng tốt trong đời sống xã hội, nhưng sau một thời gian nó có thể trở nên lỗi thời, lạc hậu, không những không còn tác dụng mà còn gây ra thiếu sự đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn với các văn bản, quy phạm pháp luật khác.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên

Viện Kiểm sát nhân dân

Nội dung các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát

viên VKSND rất rộng và đa dạng, được quy định trong nhiều văn bản do

nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Do vậy, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với Luật Tổ chức VKSND và sự thống nhất giữa các quy định trong các văn bản này với nhau. Nội dung các quy phạm pháp luật cần đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý, xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên VKSND hiện nay và ổn định nhất định trong thời đẩy mạnh kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND rất cần tập trung vào các vấn đề sau đây:

- Về tiêu chuẩn hóa và tạo nguồn Kiểm sát viên VKSND: Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể, hợp lý là căn cứ cơ bản, chỗ dựa chủ yếu để triển khai các nhiệm vụ xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên VKSND đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta hiện nay. Việc quy định, xác định tiêu chuẩn cần phải có những tiêu chí cụ thể về lượng và chất, không chỉ về trình độ, bằng cấp mà còn có cả tiêu chí về kinh nghiệm công tác, về năng lực thực tiễn thực thi các nhiệm vụ. Vì vậy, cần phải nâng cao tiêu chuẩn về trình độ của Kiểm

sát viên VKSND mới đáp ứng được yêu cầu của hoạt động công tố và kiểm

nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần có những quy định mở về tiêu chuẩn đối với Kiểm sát viên ở khu vực miền núi, vùng có điều điện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp.

Về bổ nhiệm Kiểm sát viên VKSND cần đảm bảo hơn nữa quyền dân chủ thực sự cũng như tính cạnh tranh của các cán bộ, công chức để lựa chọn được những Kiểm sát viên xứng đáng là người đại diện cho nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ. Đổi mới cơ chế tuyển chọn để bảo đảm vừa đúng cơ cấu, vừa có thể chọn được những đại biểu có đầy đủ phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và khả năng thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, pháp luật về Kiểm sát viên VKSND cũng như pháp luật về cán bộ, công chức nói chung lâu nay mới chỉ quan tâm tới "đầu vào" mà chưa chúý "đầu ra" của Kiểm sát viên VKSND nên không giảm bớt được gánh nặng biên chế, không đảm bảo được chất lượng Kiểm sát viên.

Việc bổ nhiệm Kiểm sát viên có chính sách thích hợp và linh hoạt đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để khắc phục tình trạng thiếu nguồn nhân lực ở các khu vực này.

Việc bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ Kiểm sát viên có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy năng lực, sở trường, kinh nghiệm và tạo điều kiện thực tế cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của mỗi Kiểm sát viên. Để bố trí, sử dụng khoa học, hợp lý đội ngũ Kiểm sát viên, quá trình hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND cần chú ý những đặc điểm sau:

Bố trí, sắp xếp từng người vào từng vị trí chức danh, vị trí nghiệp vụ phải phù hợp trình độ năng lực, sở trường của mỗi người. Trong việc sử dụng Kiểm sát viên cần phân biệt rõ giữa Kiểm sát viên là những cán bộ lãnh đạo, quản lý và Kiểm sát viên làm công tác nghiệp vụ. Vì vậy, phải có các phương án luân chuyển hợp lý và bố trí kiêm nhiệm trong những điều kiện

trí kiêm nhiệmnhưng phải phù hợp với khối lượng và tính chất công việc của từng chức danh.

Để tạo hành lang pháp lý cần thiết cho việc xây dựng đội ngũ Kiểm sát

viên VKSND, cần phải nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp quy để cụ

thể hóa từng nội dung của việc xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên VKSND. Hiện nay, việc triển khai còn chậm và thiếu đồng bộ, thậm chí còn có chỗ chưa ăn khớp nhau giữa các văn bản, gây khó khăn cho việc tổ chức triển khai thực hiện. Vì vậy, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý Kiểm sát

viên VKSND một cách chặt chẽ, khoa học và đảm bảo cơ sở vật chất, phương

tiện quản lý hiện đại.

Hoàn thiện thể chế tổ chức và hoạt động, cùng với những quy định mở rộng thẩm quyền và bảo đảm tính chủ động trong tuyển chọn, sử dụng Kiểm sát viên. Ngoài các nội dung quản lý đã quy định, cần bổ sung thêm một số nội dung về xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; thanh tra, kiểm tra hoạt động; xử lý vi phạm; thống nhất việc quản lý hồ sơ Kiểm sát viên VKSND ...

Về nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, cần ban hành những văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện triệt để việc phân cấp đào tạo, bồi dưỡng Kiểm sát viên VKSND. Đồng thời, nghiên cứu hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với Kiểm sát viên VKSND, tạo một cơ chế thoáng và đảm bảo tính chủ động cho các địa phương tổ chức tốt hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Quy định cụ thể việc đào tạo, bồi dưỡng Kiểm sát viên VKSND phải đảm bảo gắn với quy hoạch sử dụng, đặc biệt đối với những Kiểm sát viên được đào tạo, bồi dưỡng đúng người, đúng địa chỉ và theo đúng yêu cầu nhiệm vụ. Mặt khác, cần ban hành quy định chuẩn về nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng; bộ tiêu chí bảo đảm và đánh giá chất lượng, đồng thời tiến hành thường xuyên việc đánh giá chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng.

Trên cơ sở đó, việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho Kiểm sát viên VKSND được xác định như sau: Tiếp tục sắp xếp và kiện toàn hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng là trường Đại học Kiểm sát, Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát. Cần ban hành đầy đủ và kịp thời văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, hình thành một mạng lưới đào tạo, bồi dưỡng Kiểm sát viên thống nhất, ổn định. Sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới một số văn bản pháp quy về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của một số cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho phù hợp với tình hình mới.

Xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ giảng viên: Có chính sách đầu tư kinh phí cho công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên cơ hữu về kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm hiện đại, đảm bảo nguyên tắc giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Kiểm sát viên VKSND phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn giảng dạy. Nghiên cứu xây dựng chính sách và tổ chức đào tạo nguồn giảng viên và cơ chế cử giảng viên đi hoạt động thực tế tại cơ sở. Có thể lựa chọn những Kiểm sát viên có năng lực, có khả năng để đào tạo, bồi dưỡng họ trở thành giảng viên.

Bên cạnh đó, có chế độ khuyến khích và bắt buộc học tập đối với đội ngũ Kiểm sát viên, đồng thời kiểm tra định kỳ về kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hình thức thi về chuyên môn nghiệp vụ do VKSND tối cao tổ chức hoặc VKSND địa phương tổ chức.

- Chế độ, chính sách đãi ngộđối với Kiểm sát viên VKSND gồm có: tiền lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm, hưu trí, chế độ khen thưởng… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về chế độ tiền lương, do đặc điểm của đội ngũ Kiểm sát viên VKSND, không nên chỉ quy định cứng một nguồn thu nhập là tiền lương mà cần phải được bổ sung, điều chỉnh bằng việc trích các khoản tiết kiệm chi phí thường xuyên theo cơ chế khoán thu, chi ngân sách và tự chủ tài chính. Những thu

nhập thêm ngoài tiền lương này vừa có tác dụng động viên, khuyến khích đội ngũ Kiểm sát viên, vừa cho phép khắc phục những bất hợp lý của chế độ, chính sách chung.

Thứ ba, nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên VKSND

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ là một quá trình phức tạp và lâu dài. Chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó quy trình soạn thảo, thẩm định và trình ban hành có một vai trò rất quan trọng. Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: "Cần phải đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật".

Việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND hiện nay chưa được quy định cụ thể theo quy trình soạn thảo thống nhất, dẫn đến nội dung, hình thức, phạm vi điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật này không đồng nhất và khó thực hiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành không bảo đảm về hình thức và nội dung, còn có tình trạng cục bộ, trùng lặp, chồng chéo và mâu thuẫn nhất định.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên và bảo đảm nâng cao chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND, phải tiếp tục đổi mới quy trình lập quy theo hướng bảo đảm tính dân chủ, hợp lý, khai thác tối đa trí tuệ và tâm huyết của nhân dân vào hoạt động xây dựng pháp luật. Trước hết, Nhà nước phải xác định chương trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cả chương trình ngắn hạn, nhất là chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội. Gắn chương trình này với yêu cầu hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND, phân định chính xác nhu cầu và các thứ bậc ưu tiên của luật, pháp lệnh cần ban hành, bảo đảm tính thống nhất, toàn diện, ổn định và khả thi của hệ thống pháp luật về Kiểm sát viên VKSND.

Đồng thời, chương trình xây dựng pháp luật về Kiểm sát viên phải là cơ sở cho việc lập chương trình lập quy của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương. Chương trình lập quy phải bao gồm cả cơ chế, biện pháp bảo đảm thực hiện, ngân sách dành cho hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND. Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, cơ quan ban hành, dự tính toàn diện các điều kiện, bảo đảm nguyên tắc không ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND khi chưa có đủ điều kiện.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp luật để tạo chỗ dựa khoa học cho hoạt động xây dựng pháp luật về Kiểm sát viên VKSND, đồng thời thường xuyên tổng kết thực tiễn về tổ chức và hoạt động của VKSND và Kiểm sát viên nhằm: làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn về Kiểm sát viên

VKSND; vị trí, vai trò của pháp luật về Kiểm sát viên VKSND, phạm vi điều

chỉnh, đối tượng mà pháp luật về Kiểm sát viên VKSND điều chỉnh, phương pháp mà pháp luật về Kiểm sát viên VKSND điều chỉnh.

Về hoạt động soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên

VKSND cần chú ý những vấn đề sau:

Trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ Viện kiểm sát nào thì giao cho Viện kiểm sát chủ trì việc soạn thảo. Đơn vị chủ trì phải lập chương trình, kế hoạch soạn thảo và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để thực hiện đúng tiến độ và có chất lượng.

Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo cần khảo sát, nghiên cứu thực tiễn về nội dung vấn đề đang soạn thảo; thu thập, nghiên cứu các thông tin, tư liệu có liên quan, tiến hành hệ thống hóa, tổng kết, đánh giá những văn bản hiện hành về lĩnh vực, nội dung đang soạn thảo; xây dựng đề cương, xác định nội dung, chương mục, tên gọi, bố cục dự thảo văn bản; trên cơ sở đó tiến hành dự thảo nội dung văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND.

Công tác dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm sát viên

VKSND phải đáp ứng yêu cầu "văn bản hóa" được những nội dung về: sự cần

thiết phải ban hành văn bản; sự phù hợp của hình thức văn bản đối với vấn đề cần được giải quyết; đối tượng và phạm vi điều chỉnh của văn bản; bố cục của văn bản; tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong toàn bộ hệ thống; tính khả thi của văn bản; kỹ thuật soạn thảo văn bản.

Sau khi nhận được văn bản thẩm định dự thảo, đơn vị chủ trì có trách nhiệm tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; đồng thời giải trình bằng văn bản việc tiếp thu ý kiến thẩm định và trình hồ sơđãđược thẩm định cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền để ban hành đúng trình tự, thủ tục.

3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 77 - 84)