Quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 39 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và

thuyên chuyển Kiểm sát viên

* Quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm kiểm sát viên

Tuyển chọn kiểm sát viên là một nội dung quan trọng gắn với hoạt động quản lý hành chính đối với Kiểm sát viên. Việc tuyển chọn Kiểm sát

viên phải đạt được mục đích: tuyển chọn được những người có đủ tiêu chuẩn

làm Kiểm sát viên, bảo đảm tính khách quan, công bằng trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Đặc biệt là nhằm chuẩn hoá đội ngũ Kiểm sát viên chuyên nghiệp. Vì vậy, trong công tác tuyển

chọn, phương thức tuyển chọn, thủ tục tuyển chọn và nhiệm kỳ hoạt động của Kiểm sát viênlà những vấn đề cơ bản, cấp thiết.

Nếu như trước đây, những cán bộ đảm nhận nhiệm vụ công tố thời kỳ

1946-1959 do cử thì chức danh Kiểm sát viên từ năm 1960 tới nay việc tuyển

chọn thường được tiến hành theo thủ tục bổ nhiệm. Theo đó, người được tuyển chọn làm Kiểm sát viên do người hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, riêng đối với Viện trưởng VKSND tối cao do Quốc hội bầu.

Theo quy định của Pháp lệnh kiểm sát viên 2002, để giúp Chủ tịch nước và

Viện trưởng VKSND tối cao trong việc bổ nhiệm Kiểm sát viên VKSND ở mỗi cấp đều có Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên. Theo quy định của Luật Tổ chức VKSND năm 2014 thì có những đổi mới, thể hiện:

Thành phần và quy trình bổ nhiệm Kiểm sát viên VKSND tối cao: Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND tối caogồm: Chủ tịch là Viện trưởng VKSND tối cao và các uỷ viên là đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ,Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội luật gia Việt Nam. Danh sách uỷ viên Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSNDtối cao do Uỷ banbthường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng

VKSND tối cao.

Trên cơ sở các tài liệu có trong hồ sơ của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên VKSND tối cao, trình bày ý kiến đề nghị việc tuyển chọn và bổ nhiệm đối với người đó Kiểm sát viên VKSND tối cao, theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát VKSND tối cao, Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND tối cao làm việc theo chế độ tập thể và quyết định của Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND tối cao tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên VKSND tối cao rồi báo cáo danh sách Kiểm sát viên được chọn đến Việntrưởng VKSND tối cao để trình Chủ tịch nước xem xét và quyết định bổ nhiệm.

- Thành phần và quy trình Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp:

Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp gồm có Chủ tịch là Viện trưởng KSND tối cao và các ủy viên là một Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Danh sách Hội đồng thi tuyển Kiểm

sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện

trưởng KSNDtối cao quyết định.

Trên cơ sở các tài liệu có trong hồ sơ của người đề nghị thi tuyển để bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp, theo đề nghị của Viện trưởng VKSND tối cao,. Hội đồng thi tuyển KSV sơ cấp, KSV trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp Tổ chức các kỳ thi tuyển Kiểm

sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp và công bố

danh sách những người trúng tuyển. Hội đồng báo cáo danh sách người trúng tuyển đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viêntrung cấp, Kiểm

sát viên cao cấp VKSND các cấp để đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao

xem xét và quyết định bổ nhiệm.

Việc quy định thành phần và quy trình bổ nhiệm như trên thể hiện tính dân chủ, khách quan của các cơ quan, tổ chức xã hội, các đoàn thể và nhân dân thông qua người đại diện trong việc tuyển chọn người xứng đáng giữ cán cân công lý. Mặt khác, quy định này cũng thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tham gia Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên VKSND tối cao và Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Bên cạnh đó, việc tổ chức thi tuyển Kiểm sát viên là cách để lựa chọn được người thực sự có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014 để bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp và cao cấp.

* Miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân các cấp

Việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên VKSND tối cao do Chủ tịch nước quyết định theo đề nghị của Viện trưởng VKSND tối cao. Việc miễn nhiệm, cách chức đối với Kiểm sát viên VKSND cấp cao, trung cấp do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng VKSND cấp cao.

Trình tự, thủ tục xem xét đề nghị miễn nhiệm, cách chức chức danh kiểm sát viên được tiến hành theo trình tự sau: Chủ tịch nước, Viện trưởng VKSND tối cao báo cáo với Hội đồng tuyển chọn về hồ sơ đề nghị miễn nhiệm hoặc cách chức đối với chức danh Kiểm sát viên và trình bày ý kiến đề nghị miễn nhiệm, cách chức. Các thành viên trong Hội đồng căn cứ vào quy định của Pháp lệnh và hồ sơ đề nghị, tiến hành thảo luận, trao đổi về miễn nhiệm, cách chức. Chủ tịch Hội đồng kết luận, các thành viên Hội đồng có mặt biểu quyết công khai bằng hình thức giơ tay. Sau đó, Viện trưởng

VKSND tối cao làm văn bản đề nghị Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm

hoặc cách chức chức danh Kiểm sát viên VKSND tối cao; Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Viện trưởng Viện KSND cấp cao làm văn bản đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao miễn nhiệm hoặc cách chức chức danh Kiểm sát viên VKSND cấp mình.

* Thuyên chuyển công tác đối với Kiểm sát viên

Việc thuyên chuyển công tác đối với Kiểm sát viên các cấp được pháp luậtquy định nhằm mục đích điều động, phân bổ cán bộ một cách hợp lý theo địa giới hành chính hoặc theo nhiệm vụ công tác của địa phương. Do đó, thuyên chuyển công tác đối với Kiểm sát viên phải đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố nhà nước, đồng thời phải đảm bảo đời sống của Kiểm sát viên. Việc điều động,

biệt phái Kiểm sát viên từ VKSND địa phương này tới VKSND cùng cấp ở địa phương khác do Viện trưởng VKSNDtối cao quyết định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 39 - 43)