Phương hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên Viện Kiểm sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 73 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Phương hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên Viện Kiểm sát

BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HIỆN NAY

3.1. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân

3.1.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân sát nhân dân

Quá trình đổi mới đất nước theo hướng xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân đã và đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân nói riêng. Trên cơ sở các quán triệt các quan điểm và qua kết quả nghiên cứu về sự hình thành, phát triển của pháp luật Kiểm sát viên VKSND; xuất phát từ những yêu cầu cầu xây dựng NNPQ và tiêu chí hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND, chúng tôi cho rằng phương hướng bao trùm là hướng tới xây dựng, hoàn thiện Luật tổ chức VKSND trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn pháp luật về cán bộ, công chức và Kiểm sát viên hiện nay hiện nay và những yêu cầu đặt ra trong thời gian tới để có cái nhìn tổng thể, toàn diện về chế độ công vụ, công chức Việt Nam..

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên VKSND trên cơ sở phù hợp với thực tiễn nước ta nhằm xây dựng đội ngũ kiểm sát viên VKSND ngày một chính quy hiện đại

Hoạt động của Nhà nước do cán bộ, công chức nhà nước thực hiện, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như chính trị, kinh tế- xã hội, thể chế của nền công vụ, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động công vụ. Đội ngũ Kiểm sát viên VKSND là

một bộ phận hữu cơ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo pháp luật quy định và sự phân cấp quản lý của Nhà nước. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải trên cơ sở phù hợp với thực tiễn nước ta nhằm xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên VKSND ngày một chính quy hiện đại theo các nội dung sau:

Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải đặt trong tổng thể công tác xây dựng đội ngũ công chức nhà nước. Nguyên tắc này xuất phát từ nhận thức về vị trí của đội ngũ Kiểm sát viên VKSND trong quan hệ với đội ngũ công chức nói chung. Do đó, không thể hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND tách rời việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Công tác này phải được xem là một bộ phận trong cả hệ thống và phải được đặt trong tổng thể chiến lược về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.

Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải dựa trên cơ sở phân loại và tiêu chuẩn hóa từng loại công chức VKSND. Cán bộ, công chức Viện kiểm sát nhân dân hiện nay bao gồm Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên, Công chức, viên chức và người lao động khác ....

Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của các vùng, miền; phải dựa trên việc phân cấp quản lý. Điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm của các đơn vị hành chính các cấp ở nước ta rất khác nhau. Có tỉnh, huyện diện tích nhỏ, dân số ít, nhưng có huyện, tỉnh lại có diện tích lớn, dân số đông. Do đó, việc quy định số lượng và bố trí Kiểm sát viên VKSND cũng như chế độ, chính sách đối với đội ngũ Kiểm sát viên VKSND này phải căn cứ vào việc phân loại đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng vùng miền.

Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, thiết thực và cụ thể. Kiểm sát viên VKSND là những người đảm đương các chức vụ, cương vị công tác khác nhau của bộ máy chính quyền trong hệ thống chính trị cơ sở, nó vừa có các quan hệ ngang với các cơ

quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị cơ sở, lại vừa có mối quan hệ dọc của mình từ trung ương đến cơsở.

Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải được tiến hành một cách tích cực, khẩn trương nhưng phải từng bước vững chắc, phù hợp với thực trạng đội ngũ Kiểm sát viên VKSND, với trình độ phát triển kinh tế- xã hội của mỗi vùng, miền, của mỗi loại hình đô thị, nông thôn. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND cần được tiến hành tích cực, nhưng phải từng bước, vững chắc, có đầy đủ căn cứ lý luận khoa học và thực tiễn, phù hợp với tình hình và đặc điểm, thực trạng đội ngũ Kiểm sát viên VKSND, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm, tính chất đặc thù của ngành kiểm sát.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về kiểm sát viên VKSND trên cơ sở

quán triệt đầy đủ các nguyên tắc của chế độ công vụ, công chức trong điều kiện mới

Xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải bảo đảm được hài hòa lợi ích của nhà nước, của xã hội, của công dân và lợi ích bản thân người Kiểm sát viên VKSND. Bởi vậy, quá trình hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc dân chủ: Nguyên tắc dân chủ đòi hỏi pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải bảo đảm dân chủ hóa công tác quản lý nhân sự, tuyển chọn được những người có đủ tài đức, xứng đáng được nhân dân ủy thác nắm giữ quyền lực nhà nước. Đồng thời, pháp luật về Kiểm sát viên VKSND phải tạo điều kiện nhân dân được tham gia giám sát hoạt động của Kiểm sát, được quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng những Kiểm sát viên có thành tích và đề nghị kỷ luật, miễn nhiệm đối với Kiểm sát viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, tác phong.

Ngoài ra, trong quan hệ giữa nhà nước và Kiểm sát viên cũng phải được xác lập theo tinh thần dân chủ.

Nguyên tắc công khai, bình đẳng: Công khai là tiền đề của minh bạch trong đời sống công vụ ở cấp xã, nếu không công khai, minh bạch tất yếu sẽ dẫn đến những lạm quyền, nạn ô dù, bè phái trong VKSND, dẫn đến quan liêu, tham nhũng. Theo nguyên tắc này, tất cả các nội dung quy định của pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và các hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ của Kiểm sát viên VKSND cần phải được công khai, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Nguyên tắc thi tuyển, sát hạch: Đây là hình thức tuyển dụng vừa đảm bảo các tiêu chuẩn của nền công vụ, vừa mang tính khách quan đảm bảo sự công bằng trong tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND. Trong nền công vụ hiện đại, việc tuyển chọn, bổ nhiệm vào ngạch, đề bạt đều phải thực hiện theo nguyên tắc này.

Nguyên tắc dựa vào thành tích và công trạng: nguyên tắc này đòi hỏi việc đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm Kiểm sát viên VKSND giữ các chức vụ, vị trí trọng trách trong từng công vụ của bộ máy nhà nước hoặc khen thưởng, nâng lương đều phải thông qua tài năng thực sự, thành tích hoạt động thực tế và lập được công trạng.

Nguyên tắc ổn định: Xuất phát từ yêu cầu xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, đòi hỏi pháp luật phải bảo đảm xác lập chế độ ổn định về nghề nghiệp và các chế độ chính sách, tạo điều kiện cho đội ngũ Kiểm sát viên VKSND yên tâm công tác, tích lũy được kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng hành chính và chuyên môn nghiệp vụ ngày một tốt hơn, xử lý công việc nhanh, nhạy và có hiệu quả hơn..

Nguyên tắc đảm bảo vật chất và tinh thần: Kiểm sát viên VKSND có nghĩa vụ tận tụy phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân. Vì thế Kiểm sát viên phải được đảm bảo về vật chất và tinh thần, tạo điều kiện để Kiểm sát viên

phát triển toàn diện. Địa vị pháp lý của Kiểm sát viên phải được xác lập và tôn trọng, được đảm bảo an toàn về pháp lý trong quá trình thi hành nhiệm vụ, công vụ. Chế độ tiền lương và các quyền lợi về tinh thần khác của Kiểm sát viên phải được bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hợp pháp: Đội ngũ Kiểm sát viên VKSND là những người

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 73 - 77)