7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên.
Kiểm sát viên tăng cường công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, điều tra, truy tố
và xét xử các vụ án hình sự, nhất là các vụ án trọng điểm, các vụ án lớn được
dư luận quan tâm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đã phát hiện đều được khởi tố điều tra theo quy định. Kiểm sát viên lập hồ sơ kiểm sát và đề ra yêu cầu xác minh đối với từng tin báo tội phạm mà Cơ quan điều tra đã thụ lý; định kỳ hàng tháng, Viện kiểm sát đã họp với Cơ quan điều tra để đánh giá
tình hình tội phạm, kết quả xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; trao đổi, phối hợp và thống nhất quan điểm xử lý, nhằm nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội.
Kiểm sát viên duy trì tốt mối quan hệ với các cơ quan hữu quan, với cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành ở địa phương, thể hiện: phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo TAND tỉnh trực tiếp tham dự và chỉ đạo việc rút kinh nghiệm tại các phiên tòa hình sự đồng thời phối hợp với Cơ quan điều tra và các cơ quan tố tụng để kịp thời nghiên cứu và có văn bản trả lời đối với những vụ, việc có khó khăn, vướng mắc; phối hợp chặt chẽ với cơ quan trong khối nội chính cùng cấp, tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Thứ hai, về cơ cấu tổ chức và tiêu chuẩn, trình độ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên.
Hầu hết các Kiểm sát viên đều có đủ trình độ theo qui định, có năng lực thực hành quyền công tố và Kiểm sát các hoạt động tư pháp, khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với kiểm sát viên cấp dưới, đảm bảo về thời gian công tác thực tiễn pháp luật để được tuyển chọn bổ nhiệm làm Kiểm sát viên và phẩm chất đạo đức, sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công tác.Với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về tiêu chuẩn Kiểm sát viên, công tác cán bộ của ngành kiểm sát được chú trọng về cả chất và lượng. Đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân được rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm đã từng bước trưởng thành, đang đảm nhiệm những trọng trách trong những khâu công tác trọng tâm của ngành, kế tục và phát huy những thành quả xây dựng ngành kiểm sát nhân dân do thế hệ cha anh để lại.
Về trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm Kiểm sát viên được thực hiện rất chặt chẽ. Việc tuyển chọn bổ nhiệm kiểm sát viên được thông qua Uỷ ban
kiểm sát xét tuyển để chọn người đủ điều kiện dự thi và được Hội đồng thi tuyển công nhận kết quả trúng tuyển mới được xem xét bổ nhiệm. Đối với việc tuyển chọn bổ nhiệm Kiểm sát viên VKSND tối cao, tiếp tục thực hiện cơ chế tuyển chọn thông qua Hội đồng tuyển chọn. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể và biểu quyết theo đa số, lựa chọn người đủ tài đức vào vị trí người bảo vệ công lý.
Đội ngũ Kiểm sát viên được sắp xếp, hoàn thiện hơn sau mỗi nhiệm kỳ, đảm bảo năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần rèn luyện, phấn đấu, học hỏi, trau dồi kiến thức đối với mỗi Kiểm sát viên khi đảm nhận chức vụ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Kiểm sát viên được tăng cường và đầu tư có trọng tâm, hiệu quả nên đội ngũ Kiểm sát viên tiếp tục hoàn thiện cả về chất và lượng.
Kiểm sát viên nâng cao ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của cải cách tư pháp. Chính vì vậy, trong các năm qua, hoạt động thực hành chức năng của Viện kiểm sát nhân dân đã có nhiều tiến bộ; đặc biệt là sau khi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.