7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Những hạn chế, bất cập
Nhìn chung, công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong các năm qua đã có nhiều tiến bộ. Viện kiểm sát các cấp đã chủ động phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật giải quyết nhiều vụ án lớn, trọng điểm, phức tạp, nhất là những vụ án tham nhũng lớn, được dư luận đồng tình ủng hộ. Chất lượng bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, truy tố được nâng cao hơn trước; tiến độ giải quyết án được đẩy nhanh… Tuy nhiên, so với chức năng, nhiệm vụ được giao, công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểmsát các cấp còn những tồn tại, yếu kém:
Thứ nhất, trong thi hành pháp luật về thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Kiểm sát viên.
- Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm do Cơ quan điều tra tiếp nhận, thụ lý; một số vụ án đã khởi tố nhưng không được vào sổ thụ lý tin báo; một số tin báo chưa được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; một số Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát việc xác minh, giải quyết tin báo nhưng chưa bám sát tiến độ xác minh, giải quyết của Điều tra viên, chưa chủ động nghiên cứu hồ sơ để phối hợp với Điều tra viên đề ra các biện pháp xác minh làm rõ; một số tin báo đã đủ căn cứ giải quyết nhưng Kiểm sát viên chưa kịp thời trao đổi, phối hợp với Điều tra viên để tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo đơn vị giải quyết dứt điểm… dẫn đến tin báo tội phạm quá thời hạn giải quyết có trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát vẫn còn chiếm tỷ lệ cao ở một số đơn vị.
- Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra ở một số vụán, Kiểm sát viên chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ,chưa làm hết trách nhiệm của mình, không kịp thời đề ra yêu cầu điều tra hoặc nội dung yêu cầu điều tra không sát, đúng với nội dung vụ án; không bám sát tiến độ điều tra của Điều tra viên, dẫn đến Điều tra viên thu thập chứng cứ không đầy đủ, bỏ lọt tội phạm, dẫn đến phải gia hạn thời hạn điều tra hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung; một số vụ án, bị can ra quyết định đình chỉ điều tra không đúng quy định của pháp luật; một số đơn vị còn để xảy ra trường hợp án bị cấp phúc thẩm xử hủy hoặc cải sửa nghiêm trọng, thậm chí là phải đình chỉ điều tra do hành vi không cấu thành tội phạm…
- Trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố, Kiểm sát viên nghiên cứu chưa đầy đủ, toàn diện nên tham mưu, đề xuất lãnh đạo đơn vị truy tố chưa chính xác, chứng cứ, thủ tục tố tụng chưa đầy đủ nên bị Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung; việc áp dụng điểm, khoản của điều luật để đề nghị truy tố chưa đầy đủ; không ghi lời khai của người bị hại trong trường hợp người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố...
- Trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử ở một số vụán hình sự, vẫn còn những hạn chế, tồn tại, chủ yếu diễn ra ở Kiểm sát viên sơ cấp, như: chứng cứ vụ án được thu thập chưa đầy đủ, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên Tòa án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung; việc áp dụng pháp luật và xác định các tình tiết định khung; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không đúng quy định; một số vụ án vẫn còn bị cấp phúc thẩm xử hủy hoặc cải sửa nghiêm trọng có trách nhiệm của Kiểm sát viên.
- Đối với công tác kiểm sát thi hành án, kiểm sát giam giữ cải tạo vẫn còn những tồn tại. Số lượng kháng nghị còn hạn chế về công tác thi hành án, kiểm sát chưa chặt chẽ việc thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh tế và hành chính, tình trạng bị can bỏ trốn chưa được phát hiện và kiến nghị kịp thời, đầy đủ, số lần nhà tạm giam, tạm giữ, trại giam, cơ sở chữa bệnh có kết luận ít, chưa phát hiện hết vi phạm hoặc kiến nghị vi phạm thiếu cụ thể, thiếu thuyết phục, khi ban hành quyết định kiểm sát trực tiếp, kết luận và ban hành kháng nghị, kiến nghị không đúng với quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngành…
- Trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, dân sựở một số Viện kiểm sát cấp huyện còn thấp; một số Kiểm sát viên thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nên không phát hiện được hết những vi phạm của Tòa án để tham mưu cho lãnh đạo Viện có biện pháp tác động kịp thời; một số đơn vị, mặc dù còn có án bị cấp phúc thẩm hủy, sửa, nhưng Viện kiểm sát cùng cấp chưa phát hiện được để ban hành kháng nghị hoặc có kháng nghị nhưng tỷ lệ còn thấp; chưa thường xuyên tổng hợp vi phạm của Tòa án để kiến nghị hoặc có tổng hợp nhưng không đầy đủ, thiếu chính xác; việc báo cáo, thống kê không đầy đủ, thiếu kịp thời…
Thứ hai, về tiêu chuẩn, chế độ bổ nhiệm, thuyên chuyển, điều động Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
Mặc dù số lượng và chất lượng Kiểm sát viên được nâng lên một bước cơ bản so với những năm trước đây, nhưng so với yêu cầu của thực tế thì thực trạng đội ngũ Kiểm sát viên hiện nay vẫn còn có những hạn chế nhất định về số lượng và chất lượng.
Về số lượng kiểm sát viên, theo dự kiến của ngành kiểm sát tỉnh Đắk Lắk, năm 2015 chỉ tiêu Kiểm sát viên VKSND hai cấp là 190, nhưng trên thực tế số lượng Kiểm sát viên VKSND các cấp được bổ nhiệm không đủ, còn thiếu 23 Kiểm sát viên sơ cấp chưa có nguồn để bổ nhiệm, không đáp ứng nhu cầu cán bộ của ngành. Việc phân bổ Kiểm sát viên ở Viện kiểm sát các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện) chưa có sự đồng đều, đặc biệt là ở cấp huyện, tình trạng thiếu Kiểm sát viên vẫn đang xảy ra [51].
Về chất lượng Kiểm sát viên, đây cũng là vấn đề có nhiều điều phải bàn. Bên cạnh những Kiểm sát viên có trình độ chuyên môn tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sạch, thì vẫn có những Kiểm sát viên yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, có những biểu hiện tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt, chất lượng Kiểm sát viên chưa đồng đều, nhiều người là Kiểm sát viên lâu năm nhưng vẫn chưa qua đào tạo bài bản, số mới tuy đã được đào tạo bài bản về luật nhưng lại chưa được đào tạo chuyên sâu nghề kiểm sát và thiếu kinh nghiệm... dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng như mong muốn.
Chất lượng hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố nhà nước trong thời gian qua có nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn có nhiều vụ việc mà dư luận và các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh còn chưa khách quan, làm ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân vào đội ngũ kiểm sát viên....
Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên khi được phân công tại phiên toà hình sự và tham gia giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh tế và hành chính có những hạn chế nhất định. Đó là tình trạng kiểm sát viên yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đại diện
Viện kiểm sát kiểm sát xét xử tại các phiên tòa, và việc hủy án sơ thẩm để xét xử lại, gây án oan sai, làm oan người vô tội như một hậu quả tất yếu. Thực tế hiện nay, tại các phiên tòa vẫn còn những kiểm sát viên ngồi ghế công tố với những bản luận tội sơ sài, mô tả lại diễn biến vụ án đơn thuần, không có sự
phân tích, đánh giá hay chứng minh để bảo vệ quan điểm truy tố, vẫn còn
những kiểm sát viên đuối lý hoặc không tranh luận trước những phát biểu của luật sư, tại không ít phiên tòa kiểm sát viên hầu như không tiến hành đối đáp.
Việc thực hiện quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp còn có những vướng mắc. Đó là vẫn còn tồn tại những vụ án phải điều tra lại, điều tra bổ sung, tồn tại những trường hợp án chưa được thi hành....
Một thực tế không thể phủ nhận nữa là sự sa ngã, suy thoái về phẩm chất đạo đức của một số kiểm sát viên do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường. Đã không ít kiểm sát viên phải hầu tòa, bị kỷ luật, những đức tính công minh, chính trực, khách quan, thận trọng bị đánh đổi bởi sức mạnh của đồng tiền.... đánh mất lòng tin của nhân dân vào cán cân công lý. Có thể kể ra đồng chí Đào Anh Thái, Kiểm sát viên, huyện ủy viên, Viện trưởng VKSND Huyện Krông Ana đã có hành vi nhận hối lộ để chạy án đã bị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đẳk Lắk quyết định kỷ luật bàng hình thức cách chức các chức vụ trong Đảng và Viện trưởng VKSND tối cao quyết định cách chức chức vụ Viện trưởng VKSND huyện Krông Ana (tháng 4/2014) vì trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị để xảy ra tham nhũng và vi phạm nghiêm trọng kỹ luật nghiệp vụ của ngành.
Thực tế đang tồn tại những điểm cầnkhắc phục xung quanh vấn đề văn hóa ứng xử của kiểm sát viên. Nhiều kiểm sát viên xuất hiện tại phiên tòa cùng với hội đồng xét xử, khi đọc cáo trạng thì rời rạc, to nhỏ không đều, mất bình tĩnh khi tranh luận với luật sư hoặc người bào chữa, thậm chí nhiều kiểm sát viên con dùng những từ ngữ thiếu tôn trọng bị cáo như "y", " thị"...Vấn đề này cần được nhìn nhận một cách đúng đắn.