7. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Yếu tố cơ sở, vật chất và nguồn lực tài chính
Xây dựng đội ngũ cán Kiểm sát viên phải đi liền với yếu tố cơ sở, vật chất và nguồn lực tài chính, chế độ, chính sách nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân. Cần tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tư pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không có kỳ hạn; có chế độ, chính sách tiền lương, khen thưởng phù hợp.
Đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất và trang thiết bị và nguồn lực tài chính sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát huy tài năng sáng tạo của đội ngũ Kiểm sát viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đầu tư nguồn lực tài chính đầy đủ và phù hợp sẽ góp phần xây dựng được đội ngũ Kiểm sát viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Theo đó, cần đầu tư kinh phí về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đi học,ưu tiên đào tạo cán bộ trẻ, trong diện quy hoạch.... Khi cử cán bộ đi học, hỗ trợ tiền ăn, ở, học phí, tiền mua giáo trình, tài liệu... theo từng đối tượng phù hợp, đảm bảo các điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học...
Hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Kiểm sát viên là hoạt động đặc biệt, đòi hỏi cường độ lao động cao, sự đầu tư về trí tuệ lớn, trách nhiệm pháp lý nặng nề, nếu để xảy ra oan, sai phải bồi thường. Thực tế cho thấy, đại đa số cán bộ, Kiểm sát viên còn nhiều khó khăn do đồng lương thấp. Việc đổi mới chính sách về tiền lương đối với đội ngũ cán bộ các cơ quan tư
pháp nói chung, Kiểm sát viên nói riêng là một nhu cầu cần thiết. Thực hiện
tốt chính sách ưu đãi về tiền lương, phụ cấp sẽ tạo điều kiện giúp Kiểm sát
viên giảm bớt khó khăn, yên tâm nhiệt tình công tác.
Bên cạnh đó, cần đổi mới công tác thi đua khen thưởng, có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần đối với những Kiểm sát viêncó nhiều thành tích xuất sắc trong công tác.
Tiểu kết chương 1
Bằng phương pháp tiếp cận có khoa học để xác định những nội dung quan trọng liên quan đến hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta hiện nay, luận văn đã tập trung phân tích các khái niệm cán bộ, công chức nói chung và Kiểm sát viên VKSND nói riêng, chỉ ra sự khác nhau giữa cán bộ và công chức cũng như đặc điểm và vị trí, vai trò của Kiểm sát viên VKSND.
Dưới góc độ luật học, luận văn đã luận giải và xây dựng khái niệm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND; nhận diện, phân tích các đặc điểm của pháp luật về Kiểm sát viên VKSND, xuất phát từ nhu cầu của quản lý và đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên VKSND.
Trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCCN ở nước ta hiện nay, luận văn một mặt phân tích để khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật về Kiểm sát viên VKSND, mặt khác chỉ rõ yêu cầu của NNPQ xã hội chủ nghĩa đối với việc hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trên cơ sở những căn cứ và tiêu chí khoa học.
Qua việc phân tích một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề nêu trên, có thể khẳng định hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta hiện nay hoàn toàn có cơ sở lý luận khoa học và là yêu cầu khách quan và tất yếu.
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH Ở TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân