Yếu tố tổ chức, bộ máy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Yếu tố tổ chức, bộ máy

NNPQ XHCN Việt Nam là Nhà nước mà ởđó tất cả quyền lực nhà

nước thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. Đây chính là bước phát triển trong nhận thức của Đảng ta tiếp thu những hạt nhân hợp lý của thuyết phân quyền trong xây dựng NNPQ ở nước ta. Trong điều kiện không có đối trọng và kiềm chế lẫn nhau giữa các quyền lực như ở các nhà nước theo nguyên tắc phân quyền thì quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động nhà nước là cách thức kiểm soát quyền lực chủ yếu ở nước ta và vì thế đẩy mạnh xây dựng NNPQ, nâng cao hiệu lực của Nhà nước trước hết phải là hoàn thiện cách thức, cơ chế giám sát quyền lực nhà nước, kiện toàn các cơ quan và các thiết chế giám sát. Trong cơ chế giám sát đó thì VKSND là một thành tố, là thiết chế giám sát có tính chuyên nghiệp cần thiết cho Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình. Ở góc độ khác phải thấy rằng, Chính phủ,

VKSND tối cao, Toà án nhân dân tối cao không chỉ là đối tượng giám sát tối cao của Quốc hội mà các cơ quan này cũng có vai trò nhất định trong phản biện quyền lực của Quốc hội thông qua những ý kiến phản hồi về tính thiếu khả thi, chồng chéo không thống nhất của hệ thống pháp luật, những hạn chế của các đạo luật cụ thể do Quốc hội ban hành. Đây chính là quan hệ biện chứng về kiểm soát quyền lực trong điều kiện cụ thể của nước ta.

Với ý nghĩa hết sức quan trọng của cơ cấu, tổ chức bộ máy trong việc thực hiện pháp luật Kiểm sát viên có hiệu quả. Do đó, xác định nhiệm vụ rồi mới thành lập tổ chức, có tổ chức mới sắp xếp, bố trí công tác, cán bộ. Mỗi Viện kiểm sát và cán bộ, Kiểm sát viên các cấp đều phải được tổ chức, xác định chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng. Các khâu công tác, cũng như việc quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ phải trên cơ sở yêu cầu và nội dung của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và xây dựng tổ chức trong sạch, vững mạnh.

VKSND mặc dù có những thay đổi nhất định nhưng về tổng thể luôn là

một hệ thống cơ quan nhà nước có các nguyên tắc tổ chức và hoạt động đặc thù, có vị trí độc lập trong bộ máy Nhà nước. Hệ thống VKSND bao gồm: VKSND tối cao; VKSND cấp cao; VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là VKSND cấp tỉnh); VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là VKSND cấp huyện); Viện kiểm sát quân sự các cấp.

Tổ chức bộ máy của VKSND tối cao gồm có: Ủy bankiểm sát; Văn phòng; Cơ quan điều tra; các cục, vụ, viện và tương đương; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác; Viện kiểm sát quân sự trung ương. Tổ chức bộ máy của VKSND cấp cao gồm có: Ủy bankiểm sát; Văn phòng; các viện và tương đương. Tổ chức bộ máy của VKSND cấp tỉnh gồm có: Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; các phòng và tương đương. Tổ chức bộ máy của VKSND cấp huyện gồm có văn phòng và

các phòng; những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.

Hệ thống Viện kiểm sát quân sự gồm: Viện kiểm sát quân sự trung ương; Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; Viện kiểm sát quân sự khu vực. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có: Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; Cơ quan điều tra; các phòng và tương đương. Tổ chức bộ máy của VKS quân sự quân khu và tương đương gồm có: Ủy bankiểm sát; các ban và bộ máy giúp việc. Tổ chức bộ máy của VKS quân sự vực gồm có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.

Việc xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể của VKSND vẫn bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Viện kiểm sát vẫn là công cụ thực hiện hiệu quả tư tưởng Nhà nước pháp quyền, khẳng định nguyên tắc thượng tôn Hiến pháp, các đạo luật của Nhà nước. Viện kiểm sát nói chung và Kiểm sát viên VKSND nói riêng là người bảo vệ pháp luật quan trọng nhất của quốc gia, bảo vệ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)