Các quy định về tiêu chuẩn Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 36 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Các quy định về tiêu chuẩn Kiểm sát viên

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngành kiểm sát được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành, đứng đầu là Viện trưởng VKSND tối cao do Quốc hội bầu ra, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Nhưng Viện trưởng VKSND không thể tự mình thực hiện hết mọi quyền năng

theo luật định mà phải thông qua hoạt động của các thành viên khác, đặc biệt

là đội ngũ Kiểm sát viên. Để thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các lĩnh vực hoạt động tư pháp, phát huy tính hiệu quả trong hoạt động, đòi hỏi các Kiểm sát viên phải nắm vững pháp luật và kiến thức của nhiều ngành khoa học liên quan, không ngừng nâng cao hiểu biết về chính trị - xã hội và nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn. Công tác kiểm sát và thực hành quyền công tố là một nhiệm vụ chính trị, mọi hoạt động của Kiểm sát viên đều nhằm phục vụ nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược mà Đảng và Nhà nước định ra trong từng thời kỳ (từng giai đoạn Cách mạng). Vì lẽ đó, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thôi chưa đủ, Kiểm sát viên phải có đạo đức chính trị, phải trung thành với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, có ý thức pháp luật cao, đấu tranh không khoan nhượng với bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào. Kiểm sát viên phải là người “công minh, chính trực, khách quan, thận trọng” như lời Bác Hồ dạy. Là lực lượng chủ yếu của VKSND, những công dân được bổ nhiệm Kiểm sát viên phải đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn theo pháp luật quy định, đó là những tiêu chuẩn chung và riêng đối với Kiểm sát viên VKSND.

Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định về tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên tại Điều 75 như sau: “Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; có trình độ cử nhân luật trở lên;đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát; có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này; có sức khoẻ để đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao” [38].

Như vậy, tiêu chuẩn chung của người được tuyển chọn bổ nhiệm làm Kiểm sát viên gồm có tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thời gian công tác thực tiễn và sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Tiêu chuẩn này đã được đề cập tới tại Điều 53, Sắc lệnh số 13/SL

ngày 26 tháng 01 năm 1946 với quy định: “Vào ngạch thẩm phán phải có đủ

ba điều kiện chung: có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt đàn ông đàn bà; có hạnh kiểm tốt; chưa can án bao giờ” (theo Sắc lệnh này thẩm phán gồm thẩm phán xét xử và thẩm phán buộc tội, thẩm phán buộc tội là người thực hiện chức năng công tố), sau đó được cụ thể hơn trong luật Tổ chức VKSND các năm 1981, 1992, 2002, Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 1993, 2002 và hiện nay là Luật Tổ chức VKSND năm 2014.

* Tiêu chuẩn cụ thểđối với Kiểm sát viên viện kiểm sát các cấp

Trên cơ sở tiêu chuẩn chung trên, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã xác định tiêu chuẩn cụ thể của kiểm sát viên viện kiểm sát các cấp.

Đối với Kiểm sát viên sơ cấp, phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 77 Luật tổ chức VKSND năm 2014: “Người có đủ tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viênvà có đủ các điều kiện là có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên; có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu

là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát quân sự” [38].

Đối với kiểm sát viên trung cấp, theo quy định tại Điều 78 Luật tổ chức

VKSND năm 2014 phải là “Người có đủ tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên

và có đủ các điều kiện là đã là Kiểm sát viên sơ cấp ít nhất 05 năm; có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp; đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự” [38].

Đối với Kiểm sát viên cao cấp, theo quy định tại Điều 79 Luật tổ chức

VKSND năm 2014 phải là “Người có đủ tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên

và có đủ các điều kiện là đã là Kiểm sát viên trung cấp ít nhất 05 năm; có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp; đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp của VKSND; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự”[38].

Đối với kiểm sát viên VKSND tối cao, theo quy định tại Điều 80 Luật tổ chức VKSND năm 2014 phải là “Người có đủ tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên và có đủ các điều kiện là đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm; có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND tối cao; có lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của VKSND tối cao thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên” [38].VKSNDTC.

Như vậy, điểm mới của Luật Tổ chức VKSND năm 2014 so với Pháp lệnh Kiểm sát viên 2002 là quy định có 04 ngạch Kiểm sát viên gồm: Kiểm

sát viên VKSND tối cao, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp,

Kiểm sát viên sơ cấp. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp tương ứng với tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên VKSND tối cao hiện nay và nâng cao tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên VKSND tối cao. Về số lượng Kiểm sát

viên VKSND tối cao quy định không quá 19 người. Về nhiệm kỳ Kiểm sát

viên, Luật năm 2014 quy định Kiểm sát viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm. Về cơ chế tuyển chọn Kiểm sát viên, Luật năm 2014 quy định: Áp dụng hình thức thi tuyển vào các ngạch Kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Hội đồng thi được tổ chức ở VKSND tối cao, do Viện trưởng VKSND tối cao làm Chủ tịch, các ủy viên gồm đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan. Không áp dụng hình thức thi tuyển vào ngạch đối với Kiểm sát viên VKSND tối cao. Trong trường hợp cần thiết, có thể bổ nhiệm những người đủ thời gian

làm Kiểm sát viên cấp dưới trực tiếp theo quy định của pháp luật. Điều này có

ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo năng lực thực tiễn và quá trình phấn đấu rèn luyện đối với người được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm

sát viên VKSND các cấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 36 - 39)