7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Yếu tố cán bộ, công chức
Ngày 26/7/1960, ngành Kiểm sát được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, ngành Kiểm sát đã từng bước củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành Kiểm sát nhân dân. Nghị quyết
đến năm 2020 quy định: “Đảng lãnh đạo chặt chẽ hoạt động tư pháp và các cơ quan tư pháp về chính trị, tổ chức và cán bộ. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, giáo dục, quản lý, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên; chăm lo công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn, bố trí, sử dụng đúng cán bộ trong các cơ quan tư pháp. Phân công đồng chí cấp ủy viên có trình độ, năng lực, uy tín và bản lĩnh bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND và Chánh án tòa án nhân dân các cấp” [8].
Công tác tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên sau này. Do đó, việc tuyển dụng cần thông báo công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc thành lập và hoạt động của Hội đồng tuyển dụng công chức, các Ban giúp việc cho Hội đồng tuyển dụng công chức đều được bảo đảm đúng quy trình, thủ tục theo quy định của Viện KSND tối cao, tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển, qua đó, có điều kiện sàng lọc, tuyển dụng được những cán bộ có tài, có đức. Cán bộ Kiểm sát viên phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân; phải đấu tranh không khoan nhượng với mọi tội phạm và vi phạm pháp luật; phải kiên quyết bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, lẽ phải và công bằng xã hội; không ngừng phấn đấu, học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.Cái tâm của người cán bộ L n ki