Nâng cao hàm lượng carbon hữu cơ trong đất

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 31)

Vai trò của chất hữu cơ trong đất đối với dinh dưỡng cây trồng được biết đến khả năng giữ dưỡng chất trong đất và chuyển đổi thành dạng dưỡng chất hữu dụng cho cây trồng (Diacono and Montemurro, 2010). Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng carbon hữu cơ trong đất tăng sau một thời kỳ dài bổ sung chất hữu cơ vào trong đất (Hình 2.6). Ngoài ra, chất hữu cơ bổ sung vào trong đất giúp gia tăng nuất suất cây trồng, đồng thời cải thiện độ phì nhiêu đất trong việc tăng cường carbon hữu cơ dễ phân hủy, N hữu dụng trong đất (Liu

et al., 2010; Võ Thị Gương và ctv., 2010a). Trong đó, carbon hữu cơ trong đất và N hữu dụng được xem là hai chỉ tiêu hóa học quan trọng nhất góp phần tăng năng suất (Liu et al., 2015). Như vậy, năng suất cây trồng có ý nghĩa tương quan thuận với các yếu tố cấu thành độ phì nhiêu đất. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho rằng việc bổ sung phân hữu cơ kết hợp với phân bón vô cơ cân đối đã góp phần tăng năng suất mùa vụ và nâng cao khả năng tích lũy N hữu dụng và carbon hữu cơ dễ phân hủy trong đất (Yang et al., 2016). Do đó, việc nâng cao độ phì đất thông qua bổ sung phân hữu cơ vào trong đất góp phần nâng cao dưỡng chất hữu dụng trong đất và cải thiện hàm lượng carbon hữu cơ trong đất (Mandal et al., 2007).

Hình 2.6 Ảnh hưởng của phối trộn phân hữu cơ khác nhau đến hàm lượng carbon hữu cơ trong đất

NT1: Phân hữu cơ từ rác thải đô thị, NT2: NPK+Phân chuồng từ trang trại chăn nuôi, NT3: Phân chuồng từ trang trại chăn nuôi, NT4: NPK +NT3 , NT5: Phân hữu cơ từ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, NT6: Phân hữu cơ từ phân chuồng, NT7: Phân chuồng từ chăn nuôi gia súc, NT8: Phân chuồng dạng lỏng từ chăn chuôi gia súc

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi bổ sung phân hữu cơ vào trong đất canh tác qua một thời kỳ dài hạn (từ 3-60 năm) đã cải thiện hàm lượng carbon hữu cơ trong đất tăng từ 20-90% so với đất không được bổ sung phân hữu cơ. Nhiều loại phân hữu cơ từ rất nhiều nguồn vật liệu hữu cơ khác nhau: phân

Sự bổ sung các dạng phân hữu cơ khác nh

S ự gia t ăn g C hữ u cơ t ro ng đ ất (% ) NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 NT8

chuồng, bã trái oliu, nước thải từ nhà máy chế biến đã đóng góp hàm lượng carbon hữu cơ khác nhau khi bổ sung vào trong đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy sẽ có khoảng 11% carbon được tích trữ trong đất trên tổng số carbon từ phân hữu cơ compost được bổ sung vào trong đất (Diacono and Montemurro, 2010). Ngoài ra, tùy theo loại đất và mục đích sử dụng đất khác nhau dẫn đến trữ lượng carbon hữu cơ trong đất khác nhau. (Buringh, 1984). Do đó, đất canh tác nông nghiệp rất cần được bổ sung chất hữu cơ vào trong đất để nâng cao độ phì nhiêu đất. Khi bổ sung chất hữu cơ vào trong đất đã có ý nghĩa tích lũy hàm lượng carbon hữu cơ trong đất. Hàm lượng carbon hữu cơ trong đất được xem là chỉ tiêu đánh giá đất giàu hay nghèo chất hữu cơ (Bảng 2.3). Qua kết quả Bảng 2.4 cho thấy khi hàm lượng carbon hữu cơ từ 10-20% cho thấy đất giàu chất hữu cơ. Trong khi, hàm lượng carbon hữu cơ nhỏ hơn 2% đất được đánh giá rất nghèo chất hữu cơ.

Bảng 2.3 Thang đánh giá chất hữu cơ theo Walkley Black

% CHC Đánh giá <2 Rất nghèo 2-4 Nghèo 4-10 Trung bình 10-20 Giàu >20 Rất giàu (Nguồn: Metson, 1961)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)