trong điều kiện nhà lưới
Kết quả nghiên cứu ở Hình 4.30 cho thấy 13 dòng nấm được phân lập từ rễ cây cam Sành có tỷ lệ nhiễm bệnh trên cây cam con ở giai đoạn 60 NSKC, biến động từ 22,2 đến 79,9% so với nghiệm thức đối chứng. Nghiệm thức NT6 cho thấy duy trì cao đến khả năng gây bệnh trên cây cam qua tất cả các giai đoạn ghi nhận, biểu hiện tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao ở giai đoạn đầu 30 NSKC (82,1%) (Hình 4.30). Một kết quả nghiên cứu của Kurt et al. (2020), cho thấy
cây cam sau khi chủng ở giai đoạn 120 NSKC đã cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh trên cây là 33,3%, với biểu hiện lá bị vàng, héo và rụng lá.
Hình 4.30 Tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ do nấm Fusarium solani gây ra trên cây cam Sành trong điều kiện nhà lưới
Ghi chú: Các nghiệm thức (NT): NT1, NT2, NT3, NT4, NT5, NT6, NT7, NT8, NT9, NT10, NT11, NT12 và NT13 được chủng huyền phù chứa nấm Fusarium solani với mật số 5 x 106 bào tử/mL. Nghiệm thức đối chứng (NT-ĐC): không chủng nấm, chỉ xử lý bằng nước cất vô trùng.
Các chữ cái a,b,c…trên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).
Nhìn chung, các dòng nấm được phân lập có mức độ gây bệnh VLTR trên cây cam khác nhau tùy theo giai đoạn sau khi chủng bệnh, có tỷ lệ bệnh khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng. Giai đoạn 60 ngày cho thấy có đến 9/13 dòng nấm biểu hiện tỷ lệ bệnh vàng lá thối rễ cao từ cấp độ 4 (trên 60% đến 80% lá bị bệnh) trở lên theo thang đánh giá của Carling et al. (1999), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng. Các dòng nấm còn lại thể hiện tỷ lệ nhiễm bệnh biến động từ 39% đến 68%, nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (Hình 4.30). Cây cam bị bệnh có biểu hiện lá và cuốn lá chuyển từ màu xanh sang màu vàng theo mức độ tăng dần đến 60 NSKC. Triệu chứng bệnh trên cây có thể do nấm Fusarium solani đã tiết độc tố naphthazarin gây ảnh hưởng đến sinh trưởng cây cam trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới (Nemec et al., 1991). Như vậy, các dòng nấm được phân lập tại vùng rễ cây cam Sành đã cho thấy khả năng xâm nhiễm bệnh cao trên cây cam được thử nghiệm trong điều kiện nhà lưới (Hình 4.31), chính là tác nhân gây bệnh VLTR trên vườn cam Sành do nấm Fusarium solani.
Hình 4.31 Cây cam Sành biểu hiện nhiễm bệnh vàng lá thối rễ sau khi chủng nấm Fusarium solani ở giai đoạn 30 NSKC
Ghi chú: Các nghiệm thức (NT): NT1, NT2, NT3, NT4, NT5, NT6, NT7, NT8, NT9, NT10, NT11, NT12 và NT13 được chủng huyền phù chứa nấm Fusarium solani với mật số 5 x 106 bào tử/mL. Nghiệm thức đối chứng (NT-ĐC): không chủng nấm, chỉ xử lý bằng nước cất vô trùng