Chất hữu cơ trong đất (%CHC)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 110 - 111)

Kết quả nghiên cứu ở Hình 4.42 cho thấy việc bón phân HCVS vào trong đất giúp cải thiện hàm lượng chất hữu cơ trong đất khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ (NT1 và NT2) sau 15 tháng bón phân HCVS. Nhìn chung, bón phân hữu cơ vi sinh đã giúp nâng cao hàm lượng chất hữu cơ trong đất canh tác vườn cam Sành, biến động từ 4,1 đến 4,9%. Theo kết quả nghiên trước đây cho thấy, việc bón phân hữu cơ vào trong đất giúp duy trì chất hữu cơ trong đất, góp phần cải thiện đặc tính lý, hóa học và sinh học đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất trái tốt nhất (Zhao et al., 2011; Võ Thị Gương và ctv., 2016; Sutopo and Aji, 2020).

Các nghiệm thức không được bón bổ sung phân HCVS có hàm lượng chất hữu cơ thấp, đạt dưới 2,5% thuộc nhóm nghèo chất hữu cơ theo thang đánh giá của Landon (1984). Hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp do hầu hết nông dân không cung cấp hoặc cung cấp rất ít phân hữu cơ cho cây trong quá trình canh tác. Chất hữu cơ trong đất giữ vai trò rất quan trọng đối với các đặc tính lý hóa và sinh học đất, một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng

đất (Amlinger et al., 2007; Rao et al., 2011). Phân hữu cơ tuy có hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng giúp tăng hàm lượng chất hữu cơ, giúp cải tạo đặc tính lý hóa và sinh học đất như tăng khả năng giữ nước của đất, tăng hàm lượng dưỡng chất trong đất và tăng hoạt động sinh học trong đất (Reeves, 1997; ; Võ Thị Gương và ctv., 2010; Brown và Cotton, 2011; Demir và Gülser, 2015; Gülser et al., 2015). Phân hữu cơ cần thiết cho vườn cây có múi, nhất là phân HCVS trong cải thiện độ phì nhiêu đất, giảm bệnh hại và tăng năng suất trái (Nguyễn Minh Hiếu và ctv., 2013; Võ Thị Gương và ctv., 2016). Theo Thomas và Morgan (2017) hàm lượng chất hữu cơ trong đất khoảng 5% là thích hợp cho cây cam phát triển tốt. Kết quả phân tích 75 mẫu đất vườn cam khảo sát cho thấy hàm lượng chất hữu cơ dao động trong khoảng 3,3- 4,2% thuộc nhóm nghèo chất hữu cơ theo thang đánh giá của Landon (1984). Vì thế, cần thiết bổ sung phân hữu cơ cho vườn cam Sành trong quá trình canh tác.

Hình 4.42 Ảnh hưởng của các loại phân HCSV đến hàm lượng chất hữu cơ trong đất sau 15 tháng bón phân

NT1: Bón phân NPK theo nông dân 360 g N - 195 g P2O5 - 55 g K2O (đối chứng); NT2: Bón phân NPK theo khuyến cáo 250 g N - 50 g P2O5 - 250 g K2O; NT3: Bón phân NPK theo NT2 + phân HCVS-Trichoderma asperellum; NT4: Bón phân NPK theo NT2 + phân HCVS-Gongronella butler; NT5: Bón phân NPK theo NT2 + phân HCVS-Trichoderma asperellum và Gongronella butleri; NT6: Bón phân NPK theo NT2 + phân HCVS-Trichoderma sp. thương mại.

Các chữ cái a,b,c…trên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)