Kali trao đổi

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 116 - 118)

Kết quả so sánh Ktđ trong đất ở giai đoạn 3 tháng và 15 tháng sau khi bón phân HCVS cho thấy Ktđ trong đất giảm khác biệt qua hai vụ thu hoạch trái. Giai đoạn 3 tháng sau khi bón phân HCVS, nghiệm thức NT4 và NT5 giúp gia tăng đáng kể hàm lượng Ktđ trong đất cung cấp đủ cho nhu cầu sinh trưởng của cây cam. Các nghiệm thức có bón phân HCVS còn lại có hàm lượng Ktđ giảm thấp khác biệt ở giai đoạn 15 tháng, cung cấp thiếu hụt Ktđ trong đất. Hai nghiệm thức không bón phân HCVS (NT1 và NT2) có hàm lượng Ktđ được đánh giá ở mức nghèo kali trao đổi trong đất qua hai giai đoạn phân tích, mặc dù nghiệm thức NT2 có tăng cường bổ sung hàm lượng kali vô cơ 250g K2- O/cây nhưng vẫn không cải thiện hiệu quả nâng cao hàm lượng Ktđ trong đất cung cấp đủ cho nhu cầu sinh trưởng của cây cam (Phụ lục 3).

Kết quả phân tích hàm lượng Ktđ ở Hình 4.47 cho thấy các nghiệm thức bón phân HCVS giúp cải thiện hàm lượng Ktđ trong đất, biến động từ 0,18 đến 0,24 cmol/kg và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ. Theo kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy hàm lượng Ktđ trong đất từ 0,15 đến 0,3 cmol/kg được đánh giá đất thiếu ít kali trao đổi (Landon,

1984; Nájera et al., 2015). Như vậy, việc tăng cường bổ sung phân kali vào trong đất với liều lượng 250g K2O/cây kết hợp với bón phân HCVS đã giúp cải thiện hàm lượng Ktđ trong đất so với nghiệm thức canh tác theo nông dân có hàm lượng Ktđ trong đất rất thấp (0,0023 cmol/kg). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv. (2016), tuổi liếp vườn cam canh tác lâu năm đưa đến hạn chế khả năng cung cấp dưỡng chất trong đất, nhất là trong điều kiện nông dân không bón phân hữu cơ, bón K không cân đối với N và P. Do đó, bên cạnh việc bổ sung hàm lượng kali vô cơ, cần kết hợp bón phân HCVS để giúp duy trì hàm lượng kali trao đổi cung cấp đủ cho sinh trưởng cây cam Sành. Một số nghiên cứu cho thấy đất thiếu kali trao đổi dẫn đến cây trồng dễ mẫn cảm với bệnh (Palti, 1981). Trái lại, khi cung cấp đầy đủ kali cho cây giúp nâng cao khả năng kháng bệnh do VSV trong đất gây ra (Perrenoud, 1990; Marschner, 1995). Như vậy, đất canh tác có thể bổ sung bón phân kali kết hợp với bón phân HCVS sẽ giúp cải thiện rõ hàm lượng kali trao đổi trên đất trồng cam Sành.

Hình 4.47 Ảnh hưởng của các loại phân HCVS sinh đến hàm lượng kali trao đổi trong đất sau 15 tháng bón phân

NT1: Bón phân NPK theo nông dân 360 g N - 195 g P2O5 - 55 g K2O (đối chứng); NT2: Bón phân NPK theo khuyến cáo 250 g N - 50 g P2O5 - 250 g K2O; NT3: Bón phân NPK theo NT2 + phân HCVS-Trichoderma asperellum; NT4: Bón phân NPK theo NT2 + phân HCVS-Gongronella butler; NT5: Bón phân NPK theo NT2 + phân HCVS-Trichoderma asperellum và Gongronella butleri; NT6: Bón phân NPK theo NT2 + phân HCVS-Trichoderma sp. thương mại.

Các chữ cái a,b,c…trên mỗi cột thể hiện khác biệt ý nghĩa qua kiểm định Tukey 5%(*) và thanh sai số trên đồ thị biểu thị độ lệch chuẩn (SD).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)