Sử dụng phân vô cơ trên đất liếp vườn trồng cam Sành

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 74 - 76)

- Phân đạm: Số liệu trình bày ở Hình 4.7 cho thấy chỉ có 12% số vườn cam bón phân N phù hợp với khuyến cáo, có đến 78% số vườn cam bón phân N thấp hơn hoặc cao hơn mức khuyến cáo 250 g N/cây/năm ở thời kỳ mang trái (Võ Thị Gươngvà ctv., 2016). Kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, bón phân N thấp hơn nhu cầu của cây trồng hoặc cao hơn đều gây bất lợi cho sinh trưởng của cây và ảnh hưởng đến đặc tính hóa học và sinh học đất

(Zentmeyer, 1963; Nemec và Zablotowicz, 1981; Lee and Zentmeyer, 1982;

Hình 4.7 Tình hình sử dụng phân N trên vườn cam Sành

- Phân lân: Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011) thì lượng phân lân bón cho cây vào giai đoạn cho trái ổn định (4 - 5 tuổi) khoảng 150 - 200 g P2O5/cây/năm. Qua khảo sát có đến 40% số vườn cam bón cao hơn so với khuyến cáo (Hình 4.8).

Hình 4.8 Tình hình sử dụng phân P trên vườn cam Sành

- Phân kali: Kết quả trình bày ở Hình 4.9 cho thấy nông dân trồng cam chưa quan tâm đến việc cung cấp phân bón kali ở giai đoạn mang trái. Theo khuyến cáo của Võ Thị Gương và ctv. (2016), lượng kali cần cung cấp cho cây cam vào thời điểm mang trái là 150 g K2O/cây/năm, có đến 75% số vườn cam bón phân kali thấp hơn nhu cầu để đạt năng suất và chất lượng trái tốt.

Hình 4.9 Tình hình sử dụng phân K trên vườn cam Sành

Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các vườn trồng cam tại huyện Tam Bình sử dụng phân bón vô cơ không cân đối giữa các dưỡng chất N, P và K với đa số bón phân N và K thấp, trong khi cung cấp lượng phân P cao hơn so với khuyến cáo.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)