Sành
a) Phương tiện nghiên cứu
+ Chọn cây cam Sành tại các vườn trồng cam ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long có triệu chứng điển hình trên lá và rễ được ghi nhận thông tin và thu thập các mẫu rễ.
+ Môi trường WA 2% (Water Agar) cho phân lập nấm Fusarium solani
(Burgess et al., 2008). Môi trường WA 2% được điều chỉnh pH đến 5,5. + Môi trường PDA thực hiện tách ròng và lưu trữ nấm Fusarium solani. + Chất kháng khuẩn Streptomycin 0,5% bổ sung vào môi trường cho phân lập nấm.
+ Thực hiện tại Khu thực nghiệm, Phòng thí nghiệm Vi sinh vật đất - Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
b) Phương pháp nghiên cứu
- Mẫu rễ sau khi thu được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Vi sinh-Bộ môn Khoa học đất gồm các bước sau:
+ Rửa mẫu rễ cam Sành đã chọn dưới vòi nước máy để loại bỏ bụi bẩn + Chọn mẫu rễ có phần ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe
+ Khử trùng bề mặt mẫu rễ cam bằng cồn ethyl 70% trong thời gian 1 phút
+ Làm khô bề mặt mẫu rễ cam bằng giấy vô trùng
+ Dùng kéo tiệt trùng cắt mẫu rễ thành những mảnh nhỏ ở vị trí ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe
+ Dùng kẹp tiệt trùng chuyển những mẫu rễ vừa cắt đặt lên môi trường WA 2% có bổ sung kháng khuẩn (streptomycin 0,5%), mỗi mẫu thực hiện 3 lần lặp lại trên đĩa petri với 8 mẫu rễ/đĩa. Sau đó, đặt các mẫu đã cấy vào tủ ủ và ủ ở nhiệt độ 300C cho nuôi cấy.
+ Sau 24 giờ nuôi cấy, khi sợi nấm đã phát triển trên môi trường WA 2%, tiến hành đục khuẩn ty nấm thành từng khoanh tròn (d= 5 mm) ở gần rìa của tản nấm và cấy vào đĩa petri có chứa môi trường PDA đã bổ sung kháng
khuẩn streptomycin 0,5% thực hiện tiến hành tách ròng cho đến khi được dòng thuần.
- Khảo sát đặc điểm hình thái, màu sắc nấm và kích thước bào tử
xác định nấm Fusarium solani: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức tương ứng với 1 chủng nấm Fusarium solani được phân lập từ 1 mẫu rễ và thực hiện 2 lần lặp lại trong điều kiện phòng thí nghiệm. Các chủng nấm được nuôi cấy trên môi trường PDA ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm (28-30oC) trong 48 giờ cho sợi nấm phát triển sau đó tiến hành quan sát và mô tả hình thái, kích thước, màu sắc của khuẩn lạc nấm. Thí nghiệm khảo sát hình thái, đặc điểm bào tử được thực hiện theo phương pháp slide culture để xác định nấm Fusarium solani (Liyanapathirana and Wijiedasa, 2012)
c) Các chỉ tiêu ghi nhận
- Sự thay đổi về màu sắc, hình dạng của tản nấm trên môi trường PDA - Đường kính tản nấm ở các thời điểm 2 và 5 ngày sau khi cấy.
- Hình dạng, màu sắc, kích thước bào tử ở thời điểm 2 ngày sau khi cấy bằng phương pháp slide culture.
- Thời gian hình thành bào tử trên môi trường nuôi cấy