Đánh giá khả năng ức chế nấm gây bệnh vàng lá thối rễ của các

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 57 - 59)

dòng nấm được phân lập

- Địa điểm: Tại Phòng thí nghiệm Vi sinh, Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

- Thời gian: Từ tháng 11/2015 đến tháng 5/2016

a) Phương tiện nghiên cứu

- Dòng nấm Fusarium solani được phân lập từ vùng rễ cây cam, xác định tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ vườn cam Sành.

- Dòng nấm Trichoderma sp. được phân lập từ vùng rễ cây cam (19 dòng nấm)

- Dòng nấm Gongronella butleri được phân lập từ đất trồng lúa

- Môi trường Malt extract agar (MEA) 1% thực hiện nuôi cấy để đánh giá khả năng ức chế sự phát triển của các dòng nấm (Royse and Ries, 1978).

- Chất kháng khuẩn streptomycin 0,5% và cloramphenicol 0,025% (El- Mohamedy et al., 2012) được bổ sung vào môi trường MEA 1%.

b) Phương pháp nghiên cứu

- Đánh giá khả năng ức chế của các dòng nấm được phân lập (Trichoderma sp. và Gongronella butleri) đối với nấm Fusarium solani được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm (Whipps, 1987; Royse and Ries,

1978; Chand and Logan, 1984). Những dòng nấm tiềm năng ức chế và dòng nấm Fusarium solani được nuôi cấy trên môi trường MEA 1% trước đó để làm nguồn cho thí nghiệm đánh giá khả năng ức chế.

- Sử dụng môi trường MEA 1% (có bổ sung chất kháng khuẩn Cloramphenicol 0,025% và Streptomycin 0,5%) cho đánh giá sự ức chế dòng nấm Fusarium solani. Đặt mỗi hai khối agar (đường kính 5 mm) có chứa dòng nấm tiềm năng ức chế lần lượt với dòng nấm gây bệnh Fusarium solani

trên môi trường nuôi cấy MEA 1%. Mỗi khối agar chứa nấm có kích thước 0.25 cm2. Vị trí đặt khối 2 agar cách nhau 4 cm trên đĩa petri, mỗi khối agar cách rìa đĩa 2.5 cm (đường kính đĩa Petri 9 cm) (Hình 3.1). Mỗi sự kết hợp được thực hiện với 4 lần lặp lại. Sau đó, những đĩa agar chứa nấm được nuôi cấy ở nhiệt độ phòng, trong điều kiện tối. Sự phát triển các dòng nấm được ghi nhận ở tất cả các ngày sau khi nuôi cấy và được theo dõi trong 04 tuần (Suciatmih and Rahmansyah, 2013; Chand and Logan, 1984; Skidmore and Dickinson, 1976).

c) Chỉ tiêu theo dõi

- Đánh giá giới hạn phát triển của loài gây bệnh bằng chỉ số phần trăm giới hạn sự phát triển được tính theo công thức của Royse and Ries (1978) Ở giai đoạn 2, 6 và 12 ngày sau khi nuôi cấy.

[100 x (r1-r2)/r1] - Trong đó:

r1: Khoảng cách sợi nấm phát triển xa nhất đối với dòng gây bệnh

r2: Khoảng cách giữa hai dòng nấm theo đường thẳng 2 khối agar đối diện nhau.

Hình 3.2: Đánh giá khả năng ức chế hai dòng nấm theo phương pháp dual-culture trên đĩa petri

Vi sinh vật đối kháng

Vi sinh vật gây bệnh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ nguồn nấm phân lập trong cải thiện bạc màu đất và năng suất cam sành tại huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)