Kinh nghiệm tại TTKSBT tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 36 - 39)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm tại TTKSBT tỉnh Thái Nguyên

TTKSBT tỉnh Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 2402/QĐ-UB ngày 10/8/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Trong bài viết “Giải pháp tăng cường quản lý thu - chi tại TTKSBT tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Thanh Minh trong tạp chí kinh tế & quản trị kinh doanh có đưa ra bảng phân tích như sau:

27

Bảng 1.1: Tổng hợp thu chi tại TTKSBT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh

2017/2016 (%) So sánh 2018/2017 (%) Số tiền (trđ) Cơ cấu (%) Số tiền (trđ) Cơ cấu (%) Số tiền (trđ) Cơ cấu (%) A. Tổng thu 88.518,90 100 90.654,30 100 89.547,80 100 102,41 98,78 1. Thu từ NSNN 56.610,00 63,95 56.434,00 62,25 55.138,00 61,57 99,69 97,70 2. Thu từ sự nghiệp 25.419,30 28,72 31.680,30 34,95 31.644,60 35,34 124,63 99,89 3. Thu khác 755,00 0,85 90,00 0,10 95,00 0,11 11,92 105,56 4. Thu viện trợ 5.734,60 6,48 2.450,00 2,70 2.670,20 2,98 42,72 108,99 B. Tổng chi 87.768,62 100 89.792,29 100 88.635,06 100 102,31 98,71 1. Chi thường xuyên 15.418,62 17,57 17.726,29 19,74 12.540,06 14,15 114,97 70,74 2. Chi không thường xuyên 33.829,00 38,54 33.854,00 37,70 34.728,00 39,18 100,07 102,58 3. Chi sự nghiệp 32.193,00 36,68 33.828,00 37,67 38.239,00 43,14 105,08 113,04 4. Chi khác, chi dự án 6.328,00 7,21 4.384,00 4,88 3.128,00 3,53 69,28 71,35 C. Chênh lệch thu-chi 750,28 862,01 912,74 114,89 105,89

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Thực trạng quản lý các khoản thu

Trong cơ cấu bốn khoản thu chính của TTKSBT thì khoản thu NSNN chiến tỷ trọng cao nhất trên 60% tổng thu, tuy nhiên đang có xu hướng giảm theo thời

28

gian (năm 2016 là 88.518,90 triệu đồng, năm 2017 là 90.654,30 triệu đồng, đến năm 2018 giảm còn 89.547,80 triệu đồng). Điều này chứng tỏ mức độ tự chủ về tài chính ở Trung tâm là khá tốt, không còn phụ thuộc nhiều vào NSNN.

Trung tâm tích cực khai thác, đa dạng hoá các nguồn thu ngoài NSNN từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp về các dịch vụ phòng ngừa bệnh tật, y tế dự phòng, tiêm chủng vắc xin, xét nghiệm mẫu nước đều tăng qua từng năm (năm 2016 là 25.419,30 triệu đồng thì năm 2018 tăng lên 31.644,60 triệu đồng) do phòng khám đa khoa của đơn vị có thế mạnh về khám các bệnh liên quan đến nội tiết, rối loạn chuyển hóa như bệnh đái tháo đường, các bệnh lý tuyến giáp tăng huyết... và được các đơn vị khác trên địa bàn trong tỉnh chuyển bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm. Đồng thời, Trung tâm đã tích cực cải tiến chất lượng dịch vụ với quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm nên đã thu hút được đông đảo người dân, bệnh nhân và khách hàng tin tưởng đến sử dụng dịch vụ y tế, đặc biệt ý thức người dân, bệnh nhân ngày càng nâng cao nhờ công tác y tế dự phòng. Khả năng tự chủ tài chính chi thường xuyên đang dần trở thành mục tiêu trong trước mắt khi Trung tâm đã đảm bảo được phần lớn các nguồn thu và tăng thêm thu nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm.

Hội nhập quốc tế, liên doanh liên kết cùng các tổ chức quốc tế mang lại cho TTKSBT tỉnh Thái Nguyên nhiều cơ hội để tiếp cận nền y học thế giới, đồng thời các nguồn tài trợ từ quốc tế góp phần tăng nguồn thu của đơn vị. Tuy nhiên nguồn này cũng đang bị giảm cụ thể năm 2016 là 5.734,60 trđ chiếm 6,48% tổng thu của Trung tâm thì đến năm 2018 chỉ còn 2.670,20 trđ chiếm 2,98%.

Nguồn thu từ viện trợ chiếm tỷ lệ rất nhỏ và không có tính liên tục, không chủ động, đến từ: Tổ chức Y tế thế giới hỗ trợ; Dự án Quỹ toàn cầu; Dự án VAAC- US.CDC; Điều trị ARV; Dự án AHF; Dự án MOVIDA 2… Các khoản viện trợ này chủ yếu để hỗ trợ người dân nâng cao năng lực để thay đổi nhận thức, hành vi về chăm sóc sức khỏe và đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế.

Thực trạng quản lý các khoản chi

Công tác lập dự toán bám sát thực tế và phân bổ tài chính các khoản chi tiêu tương đối hợp lý, tập trung cho các hoạt động chính là chi thường xuyên và không

29

thường xuyên. Tổng chi thực tế tại Trung tâm giai đoạn 2016 - 2018 có xu hướng tăng, năm 2016 đạt 87.768,62 triệu đồng, năm 2017 là 89.792,29 triệu đồng, tăng 2.023,67 triệu đồng (tăng 2%) so năm 2016, năm 2018 chi là 88.635,06 triệu đồng, giảm 1.157,23 triệu đồng (giảm 1,2%) so với năm 2017 nhưng vẫn cao hơn 2016.

Công tác chấp hành tài chính: Trung tâm đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ khai thác nguồn thu, tiết kiệm chi, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp. Đề cao công tác lập kế hoạch quản lý tài chính theo từng giai đoạn cụ thể một cách rõ ràng.

Với việc cân đối thu chi, Trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi tạo thặng dư trích lập quỹ để nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại; đào tạo đội ngũ bác sĩ, nhân viên có uy tín, kinh nghiệm; góp phần xây dựng uy tín, thương hiệu cho Trung tâm.

Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính như phần mềm quản lý hành chính, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý viện phí cả nội trú và ngoại trú để kiểm soát các khoản thu chi, giảm tối đa việc thu thiếu, thu sai cho người bệnh, khách hàng và đảm bảo quá trình thanh toán nhanh chóng, thuận tiện cho người dân và người bệnh. Tăng cường công tác marketing, tuyên truyền và phổ biến ý nghĩa việc chăm sóc sức khỏe, kiểm soát bệnh tật.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)