5. Kết cấu luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại TTKSBT tỉnh Bắc Kạn
Tác giả Nguyễn Thị Tâm có bài viết về “Thực trạng nguồn thu của các đơn vị thuộc hệ thống y tế dự phòng tỉnh Bắc Kạn” trên tạp chí tài chính như sau:
30
Bảng 1.2: Tổng hợp các nguồn thu tại TTKSBT tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) 1. Ngân sách Nhà nước cấp 101.992 94 117.943 93,4 138.753 94,3 2. Thu dịch vụ y tế dự phòng 4.883 4,5 8.011 6,3 8.500 5,7
3. Thu bảo hiểm y tế 1.465 1,5 276 0,3 0 0
Tổng số 108.340 100 126.230 100 147.253 100
Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của Sở y tế Bắc Kạn năm 2016-2018
TTKSBT tỉnh Bắc Kạn duy trì hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước khoảng 94% và có xu hướng tăng (năm 2016 là 101.992 triệu đồng, năm 2017 là 117.943 triệu đồng, năm 2018 tăng lên 138.753 triệu đồng). Chứng tỏ Trung tâm còn phụ thuộc rất nhiều vào NSNN.
Nguồn thu dịch vụ: Đối với hệ thống y tế dự phòng tỉnh Bắc Kạn, nguồn thu dịch vụ chủ yếu là dịch vụ tiêm phòng; dịch vụ điều trị cai nghiện bằng methadone; dịch vụ phòng khám; thu từ bảo hiểm y tế, thu từ các dịch vụ khác như phun diệt trừ muỗi, xét nghiệm mẫu… Tuy nhiên, nguồn thu này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu của cả hệ thống y tế dự phòng tỉnh Bắc Kạn. Các nguồn thu từ dịch vụ chỉ mang tính chất hỗ trợ cho ngân sách nhà nước, chứ không phải là nguồn thu chính của đơn vị.
Đối với nguồn thu từ bảo hiểm y tế: Năm 2016, trong tổng nguồn thu từ dịch vụ của hệ y tế dự phòng, phần lớn là từ quyết toán bảo hiểm y tế chi phí mổ mắt, dịch vụ này do Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội tỉnh Bắc Kạn thực hiện. Trước đây, Trung tâm này có chức năng là khám và điều trị các bệnh về mắt, nhưng sau khi sát nhập với 04 đơn vị khác đổi chức năng thành TTKSBT tỉnh Bắc Kạn. Với bộ
31
máy quá lớn, trong khi BHXH chỉ chấp nhận quyết toán chi phí mổ mắt theo phân loại là bệnh viện hạng 4 (do đơn vị không được giao giường bệnh kế hoạch), cho nên phần thu từ bảo hiểm y tế không đủ để bù đắp chi phí cho 01 ca mổ, vì vậy, từ cuối năm 2017, TTKSBT tỉnh Bắc Kạn đã không thực hiện phẫu thuật mổ mắt, chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh.
Bảng 1.3: Tổng kinh phí NSNN cấp cho TTKSBT tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng 101.992 117.943 138.753
I. Chi thường xuyên 97.957 112.603 105.523
1. Chi tự chủ 28.249 31.715 32.992
2. Chi xã phường 69.708 80.888 72.530
II. Chi không thường xuyên 4.035 5.340 33.231 1. Chi chương trình mục tiêu 638 1.975 12.412 2. Chi không thường xuyên 3.397 3.365 20.819
Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của Sở y tế Bắc Kạn năm 2016-2018
Nhìn chung, do tính chất đặc thù, nên hầu hết các đơn vị thuộc hệ thống y tế dự phòng tỉnh Bắc Kạn đều phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước. Đối với chi thường xuyên, ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Kạn dành khoảng trên 100 tỷ đồng/năm, để đảm bảo chi lương, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp có tính chất lượng, cụ thể: Nguồn ngân sách cấp cho hoạt động y tế dự phòng tỉnh Bắc Kạn có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2016-2018, cụ thể là tăng từ 97,9 tỷ đồng năm 2016 lên mức 105,5 tỷ đồng năm 2018. Tốc độ tăng trưởng do ngân sách nhà nước cấp khoảng 4%, trong đó chủ yếu là chi lương, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương và các khoản chi thường xuyên khác để phục vụ bộ máy. Mức ngân sách nhà nước cấp tăng do chính sách điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức từ mức 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng. Riêng đối với năm 2018, ngân sách nhà nước chưa cấp bổ sung kinh phí điều chỉnh tăng lương 90.000 đồng/tháng theo quy định do mức lương cơ sở tăng lên 1.390.000 đồng/tháng.
32
Đối với chi không thường xuyên: Mỗi năm ngân sách nhà nước dành khoảng hơn 3.400 triệu đồng cho khối y tế dự phòng để thực hiện các nhiệm vụ được giao ngoài định mức chi thường xuyên được phân bổ, bao gồm cả các hoạt động phải đối ứng kinh phí địa phương theo quy định của các Dự án được tài trợ viện trợ. Năm 2018, ngân sách tỉnh Bắc Kạn phải cân đối bố trí thêm kinh phí để triển khai các hoạt động bệnh viện vệ tinh và duy trì các chỉ tiêu giám sát của Liên minh châu Âu; ngân sách nhà nước trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, nên kinh phí không thường xuyên đã tăng lên so với 2 năm trước. Nhìn chung, ngân sách nhà nước bố trí cho hệ thống y tế dự phòng của tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm (2016-2018) tương đối đủ để duy trì hoạt động của bộ máy, có tác động tích cực đối với công tác phòng chống dịch, phòng ngừa các yếu tố lây nhiễm và không lây nhiễm.
Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trên nguyên tắc công khai, dân chủ và tuân thủ theo quy định hiện hành của pháp luật với hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ cụ thể, chặt chẽ đảm bảo hoàn thành công việc và phù hợp với chức năng nhiệm vụ từng khoa, phòng. Thực hiện khoán chi một số khoản chi thường xuyên tại các khoa, phòng nhằm nâng cao quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm của từng cá nhân.
Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi ngân sách tại Trung tâm: kiểm soát chi thanh toán cho cá nhân; chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm tài sản cố định; chi hoạt động thường xuyên khác. Đồng thời, tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra tài chính trong Trung tâm, nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán thông qua việc hoàn thiện quy trình lập và luân chuyển chứng từ, tăng cường ứng dụng tin học vào công tác kiểm soát chi ngân sách
Công tác quản lý tài sản, trang thiết bị, vật tư và quản lý, sử dụng các nguồn thu đảm bảo minh bạch và theo đúng quy định. Tài sản, trang thiết bị được theo dõi trên sổ sách kế toán và giao cho từng cán bộ quản lý, sử dụng và định kỳ kiểm kê tài sản, trang thiết bị vật tư cuối năm.