Công tác lập dự toán thu chi

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 57 - 60)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1. Công tác lập dự toán thu chi

TTKSBT tỉnh Lào Cai lập dự toán theo Nghị Quyết số 89/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên; thời gian phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương giai đoạn 2017 – 2020 và Nghị Quyết số 18/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 sửa đổi một số điều của Nghị Quyết số 89/2016/NQ-HĐND.

Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được quy định Điều 41 Luật ngân sách nhà nước 2015, cụ thể như sau: Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới; Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương; Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước; Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức

48

bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau; Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước; Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

Dự toán sau khi được phê duyệt của giám đốc TTKSBT tỉnh Lào Cai sẽ phải giải trình, bảo vệ trước Sở Tài chính tỉnh Lào Cai và trình UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt. Sở Tài chính căn cứ vào dự toán đã được phê duyệt ra thông báo cấp phát dự toán chi tiết. Căn cứ vào thông báo phê duyệt dự toán của Sở Tài chính, đơn vị sẽ thực hiện rút dự toán tại KBNN theo quy định.

Bảng 3.1: Tình hình duyệt dự toán

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018- 2017

2019- 2018 A. Dự toán thu – chi NSNN

1. Dự toán của Trung tâm 24.552,0 29.826,0 28.743,0 5.274,0 -1.083,0 2. Dự toán được duyệt 23.953,9 29.493,3 28.598,6 5.539,4 -894,7

3. Tỷ lệ duyệt dự toán (%) 97,6 98,9 99,5 1,3 0,6

B. Dự toán thu – chi ngoài NSNN

1. Dự toán của Trung tâm 1.500,0 2.300,0 2.500,0 800,0 200,0 2. Dự toán được duyệt 1.990,0 2.591,0 2.608,7 601,0 17,7 3. Tỷ lệ duyệt dự toán (%) 132,7 112,7 104,3 -20,0 -8,4

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Tình hình duyệt dự toán với dự toán từ nguồn NSNN cấp có xu hướng tăng dần qua các năm, tỷ lệ bảo vệ dự toán đạt 97,6% năm 2017, tăng lên 98,9% năm 2018 và được duyệt gần hết các chỉ tiêu trong dự toán với tỷ lệ bảo vệ dự toán thành công 99,5%, thể hiện khả năng lập kế hoạch, lập dự toán của Trung tâm rất sát với thực tế và khả năng giải trình, bảo vệ dự toán của kế toán trưởng rất tốt.

49

Với dự toán thu – chi từ nguồn thu ngoài NSNN, tỷ lệ duyệt dự toán đều trên mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra của Trung tâm, cụ thể: năm 2017 Sở Y tế tỉnh Lào Cai duyệt dự toán thu hơn 132,7% so với kế hoạch Trung tâm đề ra để tạo động lực cho hoạt động thu ngoài NSNN. Tuy nhiên, những năm tiếp theo, dự toán của Trung tâm có xu hướng gần sát với dự toán được Sở Y tế duyệt. Năm 2018 tỷ lệ duyệt dự toán hơn 112,7%, năm 2019 tỷ lệ này là 104,3% là do khả năng lập kế hoạch thu, phân tích, dự báo các khoản thu một cách hiệu quả và trình bày, giải trình cụ thể, rõ ràng, hợp lý trước cơ quan duyệt dự toán.

Bảng 3.2: Bảng đánh giá của CBCNVC về dự toán thu chi của Trung tâm

STT Nội dung điều tra Điểm Diễn giải

1 Xây dựng dự toán đã phù hợp với mục tiêu phát triển

của đơn vị 4,2 Rất đồng ý

2

Dự toán được xây dựng đúng tình hình thực tế đã thực hiện năm trước và dự đoán hoạt động phát sinh vào năm sau

3,7 Đồng ý

3 Dự toán chi tiết do các khoa, phòng xây dựng và đề

xuất với ban lãnh đạo và kế toán trưởng 4,6 Rất đồng ý 4 Dự toán đã thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của từng

CBCNVC và trưởng khoa, phòng 3,2 Đồng ý

Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả

Xây dựng dự toán là bước quan trọng đối với ĐVSNCL: nó thể hiện khả năng thực hiện thu và kiểm soát chi tại đơn vị. Qua kết quả điều tra, với mức điểm 4,2 đa số cán bộ viên chức và người lao động tại Trung tâm đều nhận định dự toán hàng năm đã phù hợp với mục tiêu phát triển của đơn vị: Đó là ưu tiên tập trung hoạt động chuyên môn nhằm hoàn thành và vượt các nhiệm vụ ngành giao; tiếp tục đào tạo cán bộ chuyên môn, chuyên khoa sâu và cung cấp trang thiết bị đáp ứng với nhiệm vụ trong tình hình mới; Đẩy mạnh công tác phát triển hoạt động dịch vụ nhằm tăng nguồn thu cho đơn vị.

Với điểm số 3,7 của chỉ tiêu " Dự toán được xây dựng đúng với tình hình thực tế", nhiều cán bộ viên chức và người lao động tại Trung tâm làm việc mà không

50

được hưởng đãi ngộ tương xứng như phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập. Dự toán giá mua vật tư y tế quá thấp so với giá thị trường nên không mua được để thực hiện các hoạt động chuyên môn như xét nghiệm.

Chỉ tiêu " Dự toán chi tiết do các khoa, phòng xây dựng và đề xuất với ban lãnh đạo và kế toán trưởng” cách làm này được CBCNVC nhất trí với đánh giá 4,6 điểm. Dự toán được xây dựng xuất phát từ chính nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của các CBCNVC của từng khoa, phòng. Đồng thời, xây dựng dự toán dựa vào khả năng thực hiện nhiệm vụ của từng khoa phòng trong các năm trước.

Dự toán được tổng hợp từ nhu cầu của các khoa, phòng chuyên môn nên “Dự toán đã thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của từng CBCNVC và trưởng khoa, phòng” . Các CBVNVC của các khoa, phòng tham gia xây dựng dự toán phải nắm vững các văn bản chỉ đạo và chính sách thay đổi của Trung ương và địa phương liên quan đến hoạt động của khoa, phòng mình. Tuy nhiên, một số CBCNVC tham gia xây dựng dự toán của cùng một khoa, phòng chưa có sự liên kết với nhau, hoặc không xây dựng theo đúng thực tế nên dẫn đến việc xây dựng thiếu hoạt động, xây dựng chồng chéo, trùng lặp hoặc dùng lại số liệu thực tế đã thực hiện của năm trước mà không xem xét thực tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)