Phân tích nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 100 - 102)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1. Phân tích nhân tố khách quan

3.3.1.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước

TTKSBT tỉnh Lào Cai được thành lập do sự sáp nhập của 5 đơn vị y tế không giường bệnh là Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Truyền thông và giáo dục sức khỏe, Trung tâm Sốt rét và Ký sinh trùng, côn trùng, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS theo Thông tư liên tịch số 51/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ. Việc sáp nhập được thực hiện 2 giai đoạn: giai đoạn đầu thành lập do sáp nhập 3 đơn vị vào tháng 12/2016 và giai đoạn 2 sáp nhập thêm 2 đơn vị vào tháng 6/2019.

Việc sát nhập các Trung tâm thuộc hệ dự phòng tuyến tỉnh không chỉ có tác động lớn đến công tác quản lý tổ chức nhân sự mà còn có ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính.

Nhờ tinh gọn bộ máy nhân sự, từ 3 giám đốc chỉ còn 1 giám đốc, từ 42 cán bộ là trưởng khoa và phó khoa đến khi sáp nhập chỉ còn 30 trưởng khoa và phó khoa, giảm các khoản chi lương và phụ cấp đáng kể. Sau khi sáp nhập, các kho lưu trữ thuốc, vắc xin được tập trung 1 phòng nên đã tiết kiệm nhiều chi phí điện để bảo quản mà vẫn đáp ứng đúng tiêu chuẩn của Bộ y tế.

Việc sáp nhập thêm Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, tăng thêm các cán bộ chuyên môn cao và các khoa chuyên môn, giúp Trung tâm nâng hạng cơ sở khám chữa bệnh lên hạng 1, đủ tiêu chuẩn khám và cấp giấy khám sức khỏe cho người dân, khám sức khỏe bệnh nghề nghiệp và một số chức năng chuyên môn khác. Từ đó làm tăng nguồn thu cho Trung tâm một cách đáng kể.

91

3.3.1.2. Chính sách phát triển ngành y tế của tỉnh Lào Cai

Tại hội nghị tổng kết ngành y tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020, ông Nông Tiến Cương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lào Cai cho biết: “Trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn nhưng thời gian qua, tỉnh luôn ưu tiên đầu tư cho ngành y tế. Đề án số 7 về “Phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020” đã đi được hơn nửa chặng đường và đạt nhiều kết quả. Trong đó có Dự án “Tiếp tục đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang - thiết bị đủ điều kiện phát triển dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân”. Trên cơ sở dự án được phê duyệt, năm 2018, ngành y tế tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang - thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến cơ sở”. Chính nhờ Đề án 7, TTKSBT tỉnh Lào Cai đã hoàn thiện một số phòng chức năng để tiến hành thêm các hoạt động chuyên môn, tăng đáng kể nguồn thu ngoài NSNN.

Hiện tại, ĐVSNYTCL của tỉnh Lào Cai nói chung và TTKSBT tỉnh Lào Cai nói riêng, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao do chính sách của tỉnh chưa thu hút, đãi ngộ chưa tương xứng. Việc các bác sỹ chuyên môn cao có danh tiếng bỏ việc, tự mở phòng khám tư đã kéo theo rất nhiều bệnh nhân, khiến nguồn thu của Trung tâm sụt giảm. Theo Ông Nông Tiến Cương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lào Cai nhận định: “Dù ngành đã có nhiều giải pháp như: Đào tạo chuyên tu, đào tạo theo địa chỉ, chế độ cử tuyển, nhưng hiện nay, các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh vẫn còn thiếu khoảng 300 bác sĩ. Bên cạnh đó, ngày 19/6/2016 UBND tỉnh Lào Cai cũng đã có Quyết định 97/2016/QĐ-UBND ban hành chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020, trong đó có cơ chế thu hút nguồn nhân lực đại học và sau đại học cho ngành Y tế. Tuy nhiên, cũng chưa giải quyết được, do sức hút về thu nhập, điều kiện làm việc ở các cơ sở ngoài công lập quá lớn. Hiện nay, tình trạng bác sĩ xin nghỉ việc sẽ khiến cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập đã khó lại càng thêm khó khăn”.

3.3.1.3. Trình độ nhận thức của người dân

Sự phát triển của kinh tế - xã hội sẽ kéo theo sự phát triển về trình độ, nhận thức, thu nhập của người dân. Đời sống của người dân được cải thiện đồng nghĩa với nhu cầu các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng, yêu cầu nguồn

92

nhân lực chất lượng cao, chất lượng dịch vụ tốt. Người dân và người bệnh vừa là người sử dụng dịch vụ của Trung tâm, vừa là người kiểm tra giám sát quy trình hoạt động của Trung tâm bằng việc đánh giá phong cách, thái độ của cán bộ, nhân viên y tế. Chính vì vậy, Trung tâm cần xây dựng chiến lược phát triển với định hướng lấy sự hài lòng của khách hàng làm nền tảng trọng tâm, từ đó đề ra những giải pháp thiết thực nhằm cải thiện và nâng chất lượng dịch vụ y tế để thu hút người dân đến khám và sử dụng dịch vụ của Trung tâm, như vậy mới tăng được nguồn thu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 100 - 102)