Công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 98)

5. Kết cấu luận văn

3.2.4. Công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra tài chính

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính do Ban thanh tra thực hiện gồm lãnh đạo trung tâm, các cơ quan chủ quản như Sở Y tế tỉnh Lào Cai, KBNN tỉnh Lào Cai, Thanh tra tỉnh Lào Cai, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Kiểm toán... thực hiện thường xuyên hoặc có thể đột xuất theo kế hoạch của cơ quan chủ quản hiện. Thanh tra, kiểm tra được thực hiện từ bước xây dựng dự toán đến khi quyết toán thu chi.

Công tác kiểm tra, thanh tra thường xuyên

- Trung tâm thành lập Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ thanh, kiểm tra các hoạt động của đơn vị trong đó có thanh kiểm tra nội bộ định kỳ về tài chính. Hàng năm, trong báo cáo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân trước hội nghị cán bộ, viên chức của các đơn vị đều có phần báo cáo công tác sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn NSNN, nguồn thu ngoài NSNN, việc sử dụng các quỹ và chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản của đơn vị có theo đúng quy định hiện hành.

- Hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, KBNN tỉnh Lào Cai là nơi kiểm soát tất cả các hoạt động thu, chi tài chính của Trung tâm thông qua quy chế chi tiêu nội bộ và quyết định giao dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

89

Công tác kiểm tra, thanh tra đột xuất

Công tác kiểm toán, thanh tra của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra tỉnh Lào Cai, thanh tra Bộ Tài chính, thanh tra Sở Y tế tỉnh Lào Cai, thanh tra thuế… nhằm xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán, việc chấp hành pháp luật về thu, chi quản lý ngân sách, quản lý các khoản thu, chi từ hoạt động sự nghiệp hàng năm theo kế hoạch, dự toán đã được lập, việc thực hiện các quy định về việc khám bệnh cho người dân, tổ chức thực hiện dịch vụ kinh doanh vắc xin . . .

Công tác kiểm toán, thanh tra cũng nhằm phát hiện những sai phạm về nguyên tắc, chế độ, chính sách, pháp luật của nhà nước, phát hiện những sai phạm đề xuất thu hồi, nộp NSNN.

Bảng 3.21: Tình hình kiểm toán, thanh tra tài chính

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm

2018 Năm 2019 So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018

Đơn vị thanh tra, duyệt quyết toán Kho bạc Nhà nước tỉnh Lào Cai Sở Y tế tỉnh Lào Cai Sở Y tế tỉnh Lào Cai Nộp trả NSNN do 14,5 75,4 0 520 0

Chi sai chế độ phải xuất

toán 14,5 74,5 0 520 0

Số dư kinh phí chưa quyết

toán 0 0 0 0 0

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Theo báo cáo kiểm toán, thanh tra tài chính từ năm 2017, TTKSBT tỉnh Lào Cai còn một số sai phạm về nguyên tắc, chế độ chính sách, phải xuất toán nộp trả NSNN do chi sai chế độ, cụ thể là năm 2017 phải xuất toán 14,5 triệu đồng, năm 2018 xuất toán 75,4 triệu đồng, tỷ lệ vi phạm 520% so với năm 2017. Nhưng đến năm 2019, sau khi kiện toàn lại bộ máy kế toán và tăng cường kiểm soát, kiểm tra tài chính đã không còn sai phạm phải xuất toán. Đây là tín hiệu đáng mừng, Trung

90

tâm cần tiếp tục duy trì hoạt động quản lý tài chính trong các năm tiếp theo. Như vậy, công tác thanh tra, kiểm tra tài chính tại Trung tâm là vô cùng cần thiết và cần được tiến hành thường xuyên nhằm hướng các hoạt động tài chính thực hiện theo quy định và làm lành mạnh hoá hoạt động quản lý tài chính của Trung tâm.

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính tại TTKSBT tỉnh Lào Cai

3.3.1. Phân tích nhân tố khách quan

3.3.1.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước

TTKSBT tỉnh Lào Cai được thành lập do sự sáp nhập của 5 đơn vị y tế không giường bệnh là Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Truyền thông và giáo dục sức khỏe, Trung tâm Sốt rét và Ký sinh trùng, côn trùng, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS theo Thông tư liên tịch số 51/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ. Việc sáp nhập được thực hiện 2 giai đoạn: giai đoạn đầu thành lập do sáp nhập 3 đơn vị vào tháng 12/2016 và giai đoạn 2 sáp nhập thêm 2 đơn vị vào tháng 6/2019.

Việc sát nhập các Trung tâm thuộc hệ dự phòng tuyến tỉnh không chỉ có tác động lớn đến công tác quản lý tổ chức nhân sự mà còn có ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính.

Nhờ tinh gọn bộ máy nhân sự, từ 3 giám đốc chỉ còn 1 giám đốc, từ 42 cán bộ là trưởng khoa và phó khoa đến khi sáp nhập chỉ còn 30 trưởng khoa và phó khoa, giảm các khoản chi lương và phụ cấp đáng kể. Sau khi sáp nhập, các kho lưu trữ thuốc, vắc xin được tập trung 1 phòng nên đã tiết kiệm nhiều chi phí điện để bảo quản mà vẫn đáp ứng đúng tiêu chuẩn của Bộ y tế.

Việc sáp nhập thêm Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, tăng thêm các cán bộ chuyên môn cao và các khoa chuyên môn, giúp Trung tâm nâng hạng cơ sở khám chữa bệnh lên hạng 1, đủ tiêu chuẩn khám và cấp giấy khám sức khỏe cho người dân, khám sức khỏe bệnh nghề nghiệp và một số chức năng chuyên môn khác. Từ đó làm tăng nguồn thu cho Trung tâm một cách đáng kể.

91

3.3.1.2. Chính sách phát triển ngành y tế của tỉnh Lào Cai

Tại hội nghị tổng kết ngành y tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020, ông Nông Tiến Cương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lào Cai cho biết: “Trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn nhưng thời gian qua, tỉnh luôn ưu tiên đầu tư cho ngành y tế. Đề án số 7 về “Phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020” đã đi được hơn nửa chặng đường và đạt nhiều kết quả. Trong đó có Dự án “Tiếp tục đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang - thiết bị đủ điều kiện phát triển dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân”. Trên cơ sở dự án được phê duyệt, năm 2018, ngành y tế tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang - thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến cơ sở”. Chính nhờ Đề án 7, TTKSBT tỉnh Lào Cai đã hoàn thiện một số phòng chức năng để tiến hành thêm các hoạt động chuyên môn, tăng đáng kể nguồn thu ngoài NSNN.

Hiện tại, ĐVSNYTCL của tỉnh Lào Cai nói chung và TTKSBT tỉnh Lào Cai nói riêng, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao do chính sách của tỉnh chưa thu hút, đãi ngộ chưa tương xứng. Việc các bác sỹ chuyên môn cao có danh tiếng bỏ việc, tự mở phòng khám tư đã kéo theo rất nhiều bệnh nhân, khiến nguồn thu của Trung tâm sụt giảm. Theo Ông Nông Tiến Cương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lào Cai nhận định: “Dù ngành đã có nhiều giải pháp như: Đào tạo chuyên tu, đào tạo theo địa chỉ, chế độ cử tuyển, nhưng hiện nay, các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh vẫn còn thiếu khoảng 300 bác sĩ. Bên cạnh đó, ngày 19/6/2016 UBND tỉnh Lào Cai cũng đã có Quyết định 97/2016/QĐ-UBND ban hành chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020, trong đó có cơ chế thu hút nguồn nhân lực đại học và sau đại học cho ngành Y tế. Tuy nhiên, cũng chưa giải quyết được, do sức hút về thu nhập, điều kiện làm việc ở các cơ sở ngoài công lập quá lớn. Hiện nay, tình trạng bác sĩ xin nghỉ việc sẽ khiến cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập đã khó lại càng thêm khó khăn”.

3.3.1.3. Trình độ nhận thức của người dân

Sự phát triển của kinh tế - xã hội sẽ kéo theo sự phát triển về trình độ, nhận thức, thu nhập của người dân. Đời sống của người dân được cải thiện đồng nghĩa với nhu cầu các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng, yêu cầu nguồn

92

nhân lực chất lượng cao, chất lượng dịch vụ tốt. Người dân và người bệnh vừa là người sử dụng dịch vụ của Trung tâm, vừa là người kiểm tra giám sát quy trình hoạt động của Trung tâm bằng việc đánh giá phong cách, thái độ của cán bộ, nhân viên y tế. Chính vì vậy, Trung tâm cần xây dựng chiến lược phát triển với định hướng lấy sự hài lòng của khách hàng làm nền tảng trọng tâm, từ đó đề ra những giải pháp thiết thực nhằm cải thiện và nâng chất lượng dịch vụ y tế để thu hút người dân đến khám và sử dụng dịch vụ của Trung tâm, như vậy mới tăng được nguồn thu.

3.3.2. Phân tích nhân tố chủ quan

3.3.1.1. Chất lượng hoạt động dịch vụ

Kết quả khảo sát 100 khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại Trung tâm, cho thấy các tiêu chí đều được đánh giá ở mức hài lòng và rất hài lòng, có những phản hồi tốt về Trung tâm, cho thấy chất lượng cung cấp dịch vụ tại Trung tâm đã được khách hàng đánh giá là cao.

Bảng 3.22: Bảng đánh giá của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ của TTKSBT tỉnh Lào Cai

Nội dung điều tra 1 2 3 4 5 Điểm Diễn giải I. Đánh giá cơ sở hạ tầng

1. Cơ sở có đầy đủ trang thiết bị, máy móc chuyên môn hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe

0 10 29 35 26 3,77 Đồng ý

2. Nói khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe khang trang, sạch sẽ, thông thoáng, đảm bảo vệ sinh và thẩm mỹ 2 11 54 21 12 3,30 Không ý kiến II. Đánh giá chất lƣợng dịch vụ 1. Cán bộ y tế tiếp nhận khách hàng, hướng dẫn, tư vấn các dịch vụ một cách rõ ràng 0 7 14 29 50 4,22 Rất đồng ý

2. Khách hàng được cho biết chính xác

khi nào dịch vụ được thực hiện, được 5 15 27 42 11 3,39

Không ý kiến

93

Nội dung điều tra 1 2 3 4 5 Điểm Diễn giải

thông báo lý do khi thay đổi thời gian khám

3. Quá trình thăm khám đảm bảo sự

riêng tư, tôn trọng khách hàng 0 8 31 43 18 3,71 Đồng ý 4. Cán bộ y tế hướng dẫn tận tình và giải thích rõ ràng về tình trạng sức khỏe của khách hàng 0 2 17 20 61 4,40 Rất đồng ý 5. Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh 0 4 29 54 13 3,76 Đồng ý 6. Thuốc, vật tư y tế được sử dụng đúng

theo đơn, còn niên hạn sử dụng 0 0 19 22 59 4,40

Rất đồng ý

7. Cán bộ y tế hướng dẫn sử dụng thuốc

và chế độ theo dõi, chăm sóc tại nhà 0 12 23 44 21 3,74 Đồng ý 8. Thủ tục thanh toán đơn giản, nhanh

chóng, dễ dàng 0 3 32 49 16 3,78 Đồng ý

9. Bảng kê, chứng từ thanh toán cụ thể rõ ràng và được nhân viên giải thích khi có nhu cầu

3 16 24 32 25 3,60 Đồng ý

10. Cán bộ y tế thực hiện đúng quy trình

chuyên môn 0 6 21 28 45 4,12 Đồng ý

11. Dịch vụ luôn đáp ứng đầy đủ, đa

dạng, phong phú 16 38 26 11 9 2,59

Không đồng ý

III. Đánh giá về thái độ, ứng xử của cán bộ y tế

1. Cán bộ y tế mặc trang phục đúng quy

định 0 0 16 40 44 4,28

Rất đồng ý

2. Thái độ đón tiếp niềm nở, tận tình

hướng dẫn, tôn trọng người bệnh 0 2 32 46 20 3,84 Đồng ý

94

Tuy nhiên, chỉ tiêu “dịch vụ luôn đáp ứng đầy đủ, đa dạng và phong phú” chưa được khách hàng hài lòng do TTKSBT mới kiện toàn lại bộ máy, một số chuyên khoa mới đi vào hoạt động nên mới chỉ thực hiện các dịch vụ chuyên khoa cơ bản chưa triển khai các hoạt động chuyên sâu do chưa đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Một lý do khác khiến chỉ tiêu này không được đánh giá cao là do tình trạng thiếu một số loại vắc xin thường xuyên, khiến khách hàng đến tiêm chủng theo lịch hẹn nhưng không được tiêm. Hậu quả là không ít người dân đã tìm đến các cơ sở tiêm chủng tư nhân khác trên địa bàn để tiêm chủng do chờ đợi vắc xin của Trung tâm quá lâu và quá thời hạn tiêm nhắc lại. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngoài NSNN của Trung tâm.

3.3.1.2. Chất lượng cán bộ tài chính – kế toán

Kế toán viên là một “mắt xích” để bộ máy của đơn vị hoạt động một cách trơn tru. Kế toán có vai trò cung cấp thông tin về tình hình phân bổ các nguồn thu, quản lý, kiểm soát chi và các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo quyết toán, . . .để ban lãnh đạo đơn vị đề ra kế hoạch định hướng phát triển. Trách nhiệm của kế toán viên là phải phản ánh đúng, đủ và kịp thời tình hình hoạt động tài chính của đơn vị, nếu có sai phạm phải được điều chỉnh kịp thời.

Bảng 3.23: Bảng đánh giá của CBCNVC về chất lƣợng cán bộ tài chính – kế toán

STT Chỉ tiêu Điểm Diễn giải

1 Đội ngũ kế toán có đạo đức nghề nghiệp 4,7 Rất đồng ý 2 Cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu

công việc, nhiệm vụ 3,9 Đồng ý

3 Cán bộ kế toán xử lý chứng từ kế toán cẩn thận, nhanh chóng 3,7 Đồng ý 4 Cán bộ kế toán được phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý 3,5 Đồng ý

5

Cán bộ kế toán luôn hướng dẫn cán bộ, viên chức, người lao động trong đơn vị hoàn thiện chứng từ thanh toán theo đúng quy định hiện hành

4,4 Rất đồng ý

6 Đội ngũ kế toán có ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt

động tài chính 5,0 Rất đồng ý

95

Phòng Tài chính - Kế toán của TTKSBT tỉnh Lào Cai gồm 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng kiêm kế toán trưởng và 8 cán bộ kế toán với 100% đạt trình độ đại học.

Theo kết quả điều tra về chất lượng cán bộ tài chính – kế toán, đa số ý kiến đều đánh giá cao trình độ đội ngũ kế toán của Trung tâm, cụ thể: chỉ tiêu “Đội ngũ kế toán có đạo đức nghề nghiệp” được 4,7 điểm, chỉ tiêu “Cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ” được 3,9 điểm, chỉ tiêu “Cán bộ kế toán luôn hướng dẫn cán bộ, viên chức, người lao động trong đơn vị hoàn thiện chứng từ thanh toán theo đúng quy định hiện hành” được 4,4 điểm và chỉ tiêu “Đội ngũ kế toán có ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tài chính “ được 5 điểm.

Tuy nhiên, do áp lực công việc nên nhiều khi các cán bộ kế toán chưa xử lý chứng từ ngay và cần thời gian kiểm tra một cách cẩn thận trước khi thanh toán nên chỉ tiêu “Cán bộ kế toán xử lý chứng từ kế toán cẩn thận, nhanh chóng” chỉ đạt 3,7 điểm. Còn chỉ tiêu “Cán bộ kế toán được phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý” chỉ được 3,5 điểm là do cơ cấu tổ chức phòng tài chính sau khi sáp nhập chưa được kiện toàn, việc phân công nhiệm vụ còn chồng chéo, gây nhầm lẫn cho cán bộ, viên chức, người lao động trong Trung tâm do có nhiều chương trình, dự án, đề án có nội dung hoạt động giống nhau.

3.3.1.3. Trình độ cán bộ quản lý tài chính

Cán bộ quản lý tài chính là người quản lý thông tin tài chính tại đơn vị, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý tài chính, phân tích, giải trình các khoản thu chi theo quy định tài chính hiện hành để giúp lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả hoạt động, đưa ra quyết định, phương hướng hoạt động trong thời

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)