Phương pháp phân tích và xử lý thông tin:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 48 - 49)

5. Kết cấu luận văn

2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin:

2.2.2.1. Phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp này dùng để phân tích tính hiệu quả của công tác quản lý thu cũng như công tác quản lý chi tại TTKSBT tỉnh Lào Cai.

Một là, phân tích tình hình sử dụng nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính

của TTKSBT tỉnh Lào Cai được sử dụng để thanh toán các khoản chi thường xuyên; chi hoạt động chương trình mục tiêu, dự án theo nguồn ngân sách của Trung ương cấp; mua sắm vật tư y tế, sửa chữa tài sản, trang thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động thu phí và cung cấp dịch vụ của đơn vị.

Hai là, đánh giá quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị bao gồm các quy định về

chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị: Nhằm mục đích tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao; Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi hoạt động thường xuyên của đơn vị, bảo đảm việc sử dụng kinh phí có hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích; Nâng cao hiệu suất lao động, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi nhằm tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ba là, phân tích báo cáo tài chính của đơn vị gồm: Báo cáo tài chính và báo

cáo quyết toán được sử dụng để đánh giá tình hình sử dụng nguồn lực tài chính; Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động; Báo cáo chi tiết kinh phí dự án; Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại kho bạc; Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động thu phí; Thuyết minh báo cáo tài chính...

Từ đó, chỉ ra các khoản chi nào còn chưa hợp lý, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra giải pháp để sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí. Đồng thời, nghiên cứu phương án để nâng cao chất lượng các dịch vụ của trung tâm cũng như phát triển thêm các dịch vụ về CSSK cho người dân nhằm đa dạng hóa các nguồn thu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn NSNN.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Dựa trên

39

các số liệu thống kê để mô tả sự tăng giảm số lượng bệnh nhân sử dụng từng dịch vụ tại TTKSBT tỉnh Lào Cai cũng như xu hướng phát triển của từng dịch vụ CSSK trong thời gian tới. Ngoài ra, phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại TTKSBT tỉnh Lào Cai.

2.2.2.3. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu tài chính, kết quả so sánh thể hiện khối lượng, qui mô (tăng, giảm) của các hiện tượng kinh tế.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu tài chính, kết quả so sánh thể hiện kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

Phương pháp này để so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các quý, các năm như: So sánh nguồn thu và sự thay đổi về quy mô của nguồn thu qua các quý, các năm, so sánh cơ cấu thu - chi giữa nguồn NSNN cấp và nguồn thu ngoài ngân sách; cơ cấu của nguồn thu – nguồn chi qua các năm. Từ đó, tìm ra nguyên nhân phát sinh chi phí vượt mức, yếu tố ảnh hưởng đến số lượng bệnh nhân đến sử dụng dịch vụ CSSK tại TTKSBT tỉnh Lào Cai, dự toán số lượng vật tư y tế, dược phẩm cần thiết trong từng quý trong năm để đảm bảo vừa cung cấp đủ cho bệnh nhân, vừa tiết kiệm chi phí bảo quản và sử dụng theo đúng tiêu chuẩn của Bộ y tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)