Mục tiêu tăng cường quản lý tài chính tại TTKSBT tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 113)

5. Kết cấu luận văn

4.1.2 Mục tiêu tăng cường quản lý tài chính tại TTKSBT tỉnh Lào Cai

4.1.2.1. Mục tiêu chung

Đặt mục tiêu hàng đầu là duy trì công tác phòng chống bệnh tật, chủ động triển khai các hoạt động y tế dự phòng vì chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao sức khoẻ và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân để tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, cải thiện chất lượng giống nòi, và hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở.

Phân bổ hợp lý các nguồn thu ưu tiên cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp; bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, đồng bộ, tạo bước chuyển biến có tính đột phá trong quản lý tài chính, nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp, từng bước xóa bỏ sự bao cấp của Nhà nước phấn đấu từ đơn vị tự chủ một phần tiến tới tự chủ toàn phần không phụ thuộc vào nguồn NSNN cấp.

Tăng cường phân cấp, thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các khoa phòng, đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, có tính đến đặc thù từng khoa phòng, khả năng và trình độ quản lý với mục tiêu phát triển lành mạnh, bền vững.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tăng cường khai thác các khoản thu từ 10% đến 15% một năm, có chiến lược phát triển các khoản thu tiềm năng trong tương lai như: cung cấp các dịch vụ tiện ích, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao… Kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết, viện trợ, xã hội hóa để mở rộng các khoản thu ngoài NSNN.

- Chủ động tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền trong việc triển khai công tác kiểm soát bệnh tật trên địa bàn tỉnh Lào Cai để xin kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất để đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh; khám tư vấn, tiêm vắc xin phục vụ người dân.

- Tăng cường công tác truyền thông về chương trình tiêm chủng, tầm quan trọng của vắc xin trong phòng và điều trị dự phòng các bệnh truyền nhiễm, vừa nâng cao ý thức người dân trong chăm sóc sức khỏe y tế dự phòng, vừa thu hút khách hàng đến với các hoạt động dịch vụ của Trung tâm.

- Các hoạt động, chương trình, dự án, đề án phấn đấu hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch, giải ngân đúng tiến độ, thực hiện đúng nguyên tắc tài chính, hạn chế

104

tối đa tình trạng chi sai mục đích, gây thất thoát, lãnh phí trong chi phí quản lý chung. Nâng cao khả năng tiết kiệm chi từ 10% đến 15% một năm.

4.2 Giải pháp tăng cƣờng quản lý tài chính của TTKSBT tỉnh Lào Cai

4.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính

4.2.1.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán

Như đã phân tích ở trên, dự toán của TTKSBT tỉnh Lào Cai nhiều khi chưa sát với thực tế dẫn đến tình trạng dự toán thu không đảm bảo so với kế hoạch đặt ra dẫn đến phải điều chỉnh kế hoạch chi và xin cấp bổ sung ngân sách. Để đảm bảo việc lập dự toán ngân sách đúng với tình hình thực tế, khoa học và chi sát thực tế thì Trung tâm cần:

- Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ thu chi của năm trước

- Có kế hoạch cụ thể khảo sát, nắm chắc tình hình hoạt động, phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội, thu nhập của người dân, đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của Trung tâm so với các tổ chức cung cấp dịch vụ tương ứng khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

- Định kỳ khảo sát nhu cầu về dịch vụ y tế dự phòng, tình hình chất lượng dịch vụ của Trung tâm dựa trên những đánh giá của khách hàng;

- Đánh giá quy trình lập dự toán ngân sách, đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng trình tự xây dựng dự toán, căn cứ lập dự toán theo luật quy định, quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách;

- Đánh giá tình hình dịch bệnh và xây dựng bổ sung dự toán khi có dịch, đảm bảo đủ kinh phí để thực hiện phòng, chống dịch và chi sát với thực tế;

- Trung tâm cần xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn cho các hoạt động chi thường xuyên, chi không thường xuyên, chi chương trình mục tiêu, dự án, đề án, chi đầu tư XDCB, từ đó đưa ra các phương án trong ngắn hạn nhằm cụ thể hoá kế hoạch và mục tiêu quản lý tài chính của Trung tâm.

4.2.1.2 Hoàn thiện công tác kiểm soát chi

Hằng năm, Trung tâm cần liên tục rà soát, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với tình hình thay đổi cơ chế chính sách kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Để quản lý tốt các khoản chi, bản thân mỗi khoa phòng cần thực hiện tốt các

105

thủ tục, quy trình kiểm soát nội bộ theo nhiều cấp. Quy trình kiểm soát phổ biến nên áp dụng là kiểm soát qua 3 cấp: Kiểm soát từ cấp phòng khoa, bộ phận thực hiện kiểm soát của bộ phận tài chính kế toán và cuối cùng là sự kiểm soát và phê duyệt của lãnh đạo đơn vị. Để thực hiện được quy trình này, bộ phận trực tiếp thực hiện chi phí nhất thiết phải tập hợp chứng từ và chuyển cho kế toán đơn vị kiểm soát trước khi trình lãnh đạo phê duyệt. Sau khi đã qua 3 cấp kiểm soát đầy đủ, kế toán mới được phản ánh nghiệp vụ đó vào chi phí. Để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thì khi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

Chi thanh toán cá nhân

Tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tiền lương cơ bản và các khoản trích theo lương trả cho cán bộ, viên chức, người lao động. Đảm bảo việc tính đúng, tính đủ lương cho người lao động trên cơ sở ngày công lao động, khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành được thể hiện trên Bảng tính lương cho cán bộ, viên chức, người lao động do phòng Tài chính kế toán thực hiện dựa trên: Danh sách cán bộ, viên chức, người lao động với các hệ số lương cấp bậc, phụ cấp chức vụ, thâm niên, vượt khung...; Bảng chấm công của các khoa, phòng.

Bảng chấm công của các khoa, phòng phải được người trưởng, phó khoa phòng và lãnh đạo phụ trách kiểm tra và ký duyệt qua đó thể hiện được sự kiểm soát và chịu trách nhiệm của người đứng đầu các khoa phòng. Cuối tháng, bảng chấm công phải được gửi đến phòng Tổ chức - hành chính thực hiện kiểm tra toàn bộ các chỉ tiêu trên bảng chấm công như số ngày có mặt đi làm, số ngày vắng ... ký xác nhận, sau đó chuyển toàn bộ bảng chấm công cho phòng Tài chính kế toán.

Chi nghiệp vụ chuyên môn

Các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn phải có trong kế hoạch đầu năm của Trung tâm để đảm báo phân bổ cơ cấu chi hợp lý; Các khoa phòng chuyên môn phải lập dự toán chi hoạt động đầu năm, dựa trên cơ sở định mức chi phí được quy định của từng nguồn chi, nội dung chương trình, đề án, dự án nhằm đảm bảo việc thanh toán đúng theo nguồn kinh phí thực hiện. Các chi phí liên quan phát sinh theo thực tế hoạt động phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp để

106

chứng minh, trình kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị duyệt. Trung tâm phải đưa ra các biện pháp xử lý kiên quyết thích đáng với những trường hợp kê khống chứng từ, giả mạo chứng từ.

Chi phí quản lý chung

- Đối với chi phí điện, nước: Phòng Tổ chức hành chính có trách nhiệm thực hiện kiểm tra thực tế tình hình sử dụng điện, nước trong đơn vị, cuối tháng tiến hành ghi sổ số liệu thực tế kwh điện và số m3 khối nước đã sử dụng, đối chiếu với số liệu trên của Trung tâm Tư vấn và dịch vụ tài chính tỉnh Lào Cai. Sau đó phòng Tổ chức hành chính lập giấy đề nghị thanh toán tiền điện, nước kèm theo thông báo và chuyển cho phòng Tài chính kế toán kiểm tra và thanh toán. Việc phối hợp kiểm tra, kiểm soát giữa các bộ phận với nhau góp phần tăng cường công tác kiểm soát thu, chi tại đơn vị.

- Đối với chi phí nhiên liệu, xăng dầu: Căn cứ vào lệnh điều xe, kế hoạch công tác của cơ quan, định mức nhiên liệu được duyệt cho từng loại xe. Các lái xe lập giấy đề nghị thanh toán nhiên liệu (kèm các chứng từ như hóa đơn nhiên liệu, lệnh điều xe, kế hoạch đi công tác...) để chuyển đến phòng Tài chính kế toán kiểm tra chứng từ và thanh toán.

- Đối với chi phí vật tư văn phòng: Các trưởng phó khoa phòng phải căn cứ vào mức sử dụng thực tế, định mức theo quy chế chi tiêu nội bộ, lập phiếu dự trù mua vật tư, trình phòng Tổ chức hành chính kiểm tra và được Thủ trưởng đơn vị duyệt chi.

- Đối với chi phí thông tin liên lạc: Căn cứ vào các hoá đơn thông báo tiền cước phí của bưu điện chuyển đến, Phòng Tổ chức hành chính xem xét, kiểm tra và đối chiếu với số khoán theo quy chế chi tiêu nội bộ của mỗi khoa phòng. Sau đó, phòng Tổ chức hành chính lập giấy đề nghị thanh toán số tiền cước phí gửi phòng Tài chính kế toán kiểm tra và thanh toán. Việc kiểm tra, đối chiếu hàng tháng như vậy, giúp Trung tâm phát hiện những khoản chi quá, nguyên nhân và điều chỉnh lại trong các tháng tiếp theo.

- Đối với chi phí hội nghị: Trung tâm thực hiện khoán theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Phòng Tổ chức hành chính thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu,

107

lập dự toán số lượng thành viên tham dự hội nghị. Căn cứ số lượng thực tế để lập danh sách xác nhận, tổng hợp chi phí tổ chức, lập giấy để nghị thanh toán gửi đến phòng Tài chính kế toán cùng các hóa đơn, hợp đồng kèm theo. Qua trình tự kiểm soát như trên, Trung tâm kiểm soát được chi phí tổ chức hội nghị, hạn chế lãng phí, tăng cường tiết kiệm chi.

- Đối với chi công tác phí: Trung tâm thực hiện chế độ khoán công tác phí mỗi tháng cho các cán bộ, nhân viên phòng Tổ chức hành chính, phòng Tài chính kế tùy thuộc đặc điểm công việc của mỗi cán bộ. Đối với các công tác theo kế hoạch, chương trình, Trung tâm thực hiện thanh toán trực tiếp theo giấy đi đường, căn cứ thực tế từ ngày đi đến ngày về, có dấu xác nhận và ghi rõ số ngày lưu trú. Phòng Tổ chức hành chính có trách nhiệm theo dõi thời gian đi công tác trên sổ công tác; kiểm tra, đối chiếu giữa giấy đi đường và thời gian trong kế hoạch, giấy mời đi công tác; lập bảng kê số ngày lưu trú công tác. Sau cùng toàn bộ giấy đi đường, bảng kê số ngày công tác, kế hoạch, giấy mời đi công tác được gửi cho phòng Tài chính kế toán kiểm tra, thanh toán. Qua trình tự kiểm soát này giúp Trung tâm kiểm soát chặt chẽ hơn về thanh toán chế độ công tác phí, đảm bảo thanh toán đúng, đủ số ngày đi công tác, giảm thiểu thanh toán trùng ngày, trùng các nguồn chi.

Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định

- Các khoản chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ ở Trung tâm thường có giá trị sửa chữa nhỏ, khi có nhu cầu sửa chữa, khoa phòng được giao trách nhiệm sử dụng, quản lý TSCĐ lập phiếu báo hỏng và đề nghị sửa chữa, yêu cầu giải trình chi tiết tình trạng tài sản gửi phòng Tổ chức hành chính. Phòng Tổ chức hành chính có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra, đánh giá thực trạng tình hình vận hành của tài sản được báo hỏng. Nếu đúng theo mô tả của khoa phòng chuyên môn thì phòng Tổ chức hành chính ký xác nhận đề nghị sửa chữa, đồng thời thực hiện việc mua sắm, tìm nhà cung cấp, kết hợp cùng phòng Tài chính kế toán để tham mưu về giá cả và kiểm tra chứng từ, hóa đơn liên quan đến việc mua sắm và thực hiện thanh toán sau khi được lãnh đạo duyệt;

- Đối với sửa chữa lớn TSCĐ: Phần lớn các TSCĐ ở Trung tâm là các tài sản đặc thù ngành y tế, phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh, chủ yếu là các thiết bị y tế

108

do nước ngoài sản xuất, chi phí lớn. Do vậy, khi tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ, phòng Tổ chức hành chính phải liên hệ với công ty nhập khẩu thiết bị để sửa chữa, đặt mua phụ tùng thay thế;

- Đối với công tác mua sắm mới TSCĐ: Các hợp đồng mua máy móc, thiết bị y tế là hợp đồng có giá trị lớn, dễ xảy ra tình trạng thông đồng giữa người mua với bên bán là các công ty, doanh nghiệp bên ngoài, thông đồng từ việc nâng giá bán để hưởng chênh lệch đến việc gian lận về chủng loại, xuất xứ hàng hoá cũng như thay đổi công suất, thiết kế... Vì vậy, TTKSBT tỉnh Lào Cai cần thực hiện đúng quy định và thủ tục về thẩm định giá trình Sở Tài chính phê duyệt, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đấu thầu công khai, minh bạch.

- Đối với công tác kế toán về TSCĐ: Phòng Tài chính kế toán mở sổ và theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của TSCĐ như mua sắm mới, sửa chữa lớn, thanh lý... với đầy đủ thông tin về TSCĐ như nguyên giá, giá trị tăng thêm hay thay đổi, giá trị hao mòn lũy kế của tài sản đó. Cuối năm, Trung tâm tiến hành kiểm kê tất cả TSCĐ, đối chiếu số lượng kiểm kê thực tế với sổ tài sản, kịp thời phát hiện các TSCĐ nào bị mất, hư hỏng, không sử dụng, hay đã phản ánh giá trị hao mòn đủ, để có biện pháp xử lý thích hợp và lập Biên bản kiểm kê TSCĐ và báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ.

Trích lập và sử dụng các quỹ

- Nâng cao hiệu quả sử dụng các quỹ, khuyến khích cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ y tế phù hợp với thực tế và có hiệu quả ứng dụng cao. Phối hợp tốt với tổ chức Công đoàn cơ sở và các đoàn thể khác để phát động, triển khai thực hiện tốt các hoạt động xã hội, phong trào thi đua nhằm phát huy tinh thần chủ động, năng động cùng với bầu không khí thân thiện vui vẻ, sáng tạo trong lao động, phấn đấu hoàn thành công việc, nhiệm vụ. Tiếp tục đầu tư cải thiện môi trường làm việc và các để tăng tính chuyên

- Đổi mới công tác phân phối bổ sung TTNT để nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo động lực làm việc cho cán bộ, viên chức, người lao động. Đánh giá, bình xét viên chức phải dựa và chỉ tiêu, mức độ hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao theo kế hoạch đầu năm, để đảm bảo công bằng, đúng năng lực, công sức bỏ ra.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 113)