Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 45)

5. Kết cấu luận văn

2.1.Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

1. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại TTKSBT tỉnh Lào Cai như thế nào?

2. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại TTKSBT tỉnh Lào Cai?

3. Những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân trong quản lý tài chính tại TTKSBT tỉnh Lào Cai, từ đó đưa ra giải pháp nào cần thực thi để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại TTKSBT tỉnh Lào Cai trong thời gian tới là gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Thu thập số liệu sơ cấp

* Điều tra công tác quản lý tài chính tại TTKSBT tỉnh Lào Cai dựa trên đánh giá của CBCNVC đang làm việc tại TTKSBT tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp

- Đối tượng điều tra: toàn bộ CBCNVC đang làm việc tại TTKSBT tỉnh Lào Cai - Thời gian điều tra: Tháng 5 năm 2020

- Nội dung điều tra: Khảo sát ý kiến đánh giá của toàn bộ CBCNVC của TTKSBT tỉnh Lào Cai về công tác quản lý tài chính tại TTKSBT tỉnh Lào Cai.

Để lấy ý kiến đánh giá của CBCNVC, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi đánh giá liên quan đến công tác quản lý tài chính tại TTKSBT tỉnh Lào Cai căn cứ vào quy trình quản lý tài chính thực tế tại TTKSBT tỉnh Lào Cai: từ khâu lập dự toán, công tác quản lý thu, công tác quản lý chi và đánh giá chất lượng cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác tài chính tại TTKSBT tỉnh Lào Cai. Số liệu sau khi phỏng vấn được tập hợp lại và tổng hợp để làm rõ vấn đề được nghiên cứu.

Tác giả phát ra 168 phiếu và thu về 168 phiếu và 3 phiếu không đáp ứng đủ thông tin. Để xác định ý kiến đánh giá của các CBCNVC đang làm việc tại TTKSBT tỉnh Lào Cai về tình hình quản lý tài chính, tác giả nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi với thước đo 5 bậc (các mức điểm 1: Rất không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Không ý kiến, 4: Đồng ý, 5: Rất đồng ý) (Phụ lục 1). Dựa vào

36

kết quả điều tra theo số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo công thức:

Điểm trung bình = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B

Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 - 1) /5 = 0.8

Kết quả được chia theo các mức độ đối với từng yếu tố như sau:

Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert Mức Mức đánh giá Khoảng điểm

5 Rất đồng ý 4,21 - 5,00

4 Đồng ý 3,41 - 4,20

3 Không ý kiến 2,61 - 3,40 2 Không đồng ý 1,81 - 2,60 1 Rất không đồng ý 1,00 - 1,80

* Điều tra chất lượng dịch vụ tại TTKSBT tỉnh Lào Cai dựa trên đánh giá của bệnh nhân đến sử dụng DVYT tại TTKSBT tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp điều tra: chọn mẫu và phỏng vấn trực tiếp

- Đối tượng điều tra: bệnh nhân đến sử dụng DVYT tại TTKSBT tỉnh Lào Cai - Thời gian điều tra: Tháng 5 năm 2020

- Nội dung điều tra: Khảo sát ý kiến đánh giá của bệnh nhân đến sử dụng DVYT tại TTKSBT tỉnh Lào Cai về chất lượng dịch vụ tại TTKSBT tỉnh Lào Cai.

Tác giả phát phiếu điều tra khảo sát lấy ý kiến đánh giá trực tiếp của các khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại TTKSBT tỉnh Lào Cai nhằm điều tra về nhu cầu, nguyện vọng của bệnh nhân khi sử dụng dịch vụ, xem xét thái độ của y, bác sĩ có ảnh hưởng đến số lượng bệnh nhân đến sử dụng dịch vụ, hoặc xem xét khả năng tài chính để làm cơ sở đề xuất ra các dịch vụ tự nguyện tại TTKSBT tỉnh Lào Cai. Tác giả đưa ra bảng câu hỏi khảo sát dựa trên quy định về y đức (tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế) ban hành kèm theo quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06/11/1996 của Bộ trưởng Bộ y tế, thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của của Bộ Y tế ban hành quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức,

37

người lao động làm việc tại các cơ sở y tế và quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 4/6/2015 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện “đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

Trong điều tra, viêc xác định cỡ mẫu nghiên cứu đóng vai trò quan trọng yêu cầu đảm bảo độ chính xác, chất lượng của số liệu nghiên cứu, thời gian thu thập phải phù hợp, đồng thời giảm các chi phí không cần thiết khi phải điều tra quá lớn. Để có được kết quả đó, việc tính toán số lượng mẫu cần thiết để tiến hành phỏng vấn được dựa trên công thức Slovin như sau:

n = N (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1+ N* e2

Trong đó: n là cỡ mẫu cần thiết; N là tổng thể mẫu; e2 là sai số

Theo Báo cáo hội nghị tổng kết năm 2019 của TTKSBT tỉnh Lào Cai, năm 2019 TTKSBT tỉnh Lào Cai tiếp nhận 31.673 người sử dụng dịch vụ. Luận văn sử dụng độ tin cậy là 90%, thay vào công thức trên ta có số lượng bệnh nhân cần thiết phỏng vấn là n = 100 bệnh nhân. Trong quá trình điều tra tác giả đã phát ra 110 phiếu, thu về 100 phiếu. Tác giả nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi với thước đo 5 bậc (các mức điểm 1: Rất không hài lòng, 2: Không hài lòng, 3: Bình thường, 4: Hài lòng, 5: Rất Hài lòng) (Phụ lục 2)

2.2.1.2 Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn thông tin được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là thông tin sơ cấp, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

- Các báo cáo số liệu, tài liệu thống kê về tài chính, thống kê về chất lượng máy móc trang thiết bị, thống kê về số lượng cán bộ, y, bác sĩ được tổng hợp tại phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch nghiệp vụ, khoa truyền thông và giáo dục sức khỏe của TTKSBT tỉnh Lào Cai;

- Những tài liệu, các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm của các học giả trong nước và nước ngoài liên quan đến quản lý tài chính trong các cơ sở y tế;

- Các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý tài chính công, kế toán, NSNN;

- Báo cáo công tác quản lý tài chính, báo cáo kết quả hoạt động tại TTKSBT tỉnh Lào Cai.

38

2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin:

2.2.2.1. Phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp này dùng để phân tích tính hiệu quả của công tác quản lý thu cũng như công tác quản lý chi tại TTKSBT tỉnh Lào Cai.

Một là, phân tích tình hình sử dụng nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính

của TTKSBT tỉnh Lào Cai được sử dụng để thanh toán các khoản chi thường xuyên; chi hoạt động chương trình mục tiêu, dự án theo nguồn ngân sách của Trung ương cấp; mua sắm vật tư y tế, sửa chữa tài sản, trang thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động thu phí và cung cấp dịch vụ của đơn vị.

Hai là, đánh giá quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị bao gồm các quy định về

chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị: Nhằm mục đích tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao; Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi hoạt động thường xuyên của đơn vị, bảo đảm việc sử dụng kinh phí có hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích; Nâng cao hiệu suất lao động, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi nhằm tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ba là, phân tích báo cáo tài chính của đơn vị gồm: Báo cáo tài chính và báo

cáo quyết toán được sử dụng để đánh giá tình hình sử dụng nguồn lực tài chính; Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động; Báo cáo chi tiết kinh phí dự án; Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại kho bạc; Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động thu phí; Thuyết minh báo cáo tài chính...

Từ đó, chỉ ra các khoản chi nào còn chưa hợp lý, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra giải pháp để sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí. Đồng thời, nghiên cứu phương án để nâng cao chất lượng các dịch vụ của trung tâm cũng như phát triển thêm các dịch vụ về CSSK cho người dân nhằm đa dạng hóa các nguồn thu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn NSNN.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Dựa trên

39

các số liệu thống kê để mô tả sự tăng giảm số lượng bệnh nhân sử dụng từng dịch vụ tại TTKSBT tỉnh Lào Cai cũng như xu hướng phát triển của từng dịch vụ CSSK trong thời gian tới. Ngoài ra, phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại TTKSBT tỉnh Lào Cai.

2.2.2.3. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu tài chính, kết quả so sánh thể hiện khối lượng, qui mô (tăng, giảm) của các hiện tượng kinh tế.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu tài chính, kết quả so sánh thể hiện kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

Phương pháp này để so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các quý, các năm như: So sánh nguồn thu và sự thay đổi về quy mô của nguồn thu qua các quý, các năm, so sánh cơ cấu thu - chi giữa nguồn NSNN cấp và nguồn thu ngoài ngân sách; cơ cấu của nguồn thu – nguồn chi qua các năm. Từ đó, tìm ra nguyên nhân phát sinh chi phí vượt mức, yếu tố ảnh hưởng đến số lượng bệnh nhân đến sử dụng dịch vụ CSSK tại TTKSBT tỉnh Lào Cai, dự toán số lượng vật tư y tế, dược phẩm cần thiết trong từng quý trong năm để đảm bảo vừa cung cấp đủ cho bệnh nhân, vừa tiết kiệm chi phí bảo quản và sử dụng theo đúng tiêu chuẩn của Bộ y tế.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu dùng trong nghiên cứu

Phương pháp này để so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các năm như: So sánh nguồn thu - chi và sự thay đổi về quy mô của nguồn thu - chi qua các năm, so sánh cơ cấu thu - chi giữa nguồn NSNN cấp và nguồn thu ngoài ngân sách; cơ cấu của nguồn thu – nguồn chi qua các năm. Từ đó, đánh giá xu hướng phát triển, tìm ra nguyên nhân của sự biến động, phát hiện những phát sinh chi phí vượt mức, yếu tố ảnh hưởng chỉ tiêu nghiên cứu, để điều chỉnh, định hướng, đề ra phương án quản lý tài chính hiệu quả hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40

2.3.1. Tình hình duyệt dự toán

Tỷ lệ duyệt

dự toán (%) =

Số dự toán được duyệt x 100 Số dự toán do đơn vị lập

Tỷ lệ duyệt dự toán để so sánh số dự toán do đơn vị lập với số dự toán được cơ quan có thẩm quyền duyệt. Tỷ lệ này tối đa là 100% tức là đơn vị được duyệt 100% dự toán lập ra, thể hiện khả năng lập kế hoạch, lập dự toán của Trung tâm rất sát với thực tế và khả năng giải trình, bảo vệ dự toán của kế toán trưởng rất tốt.

2.3.2. Tình hình thực hiện các nguồn thu

Tỷ trọng từng

nguồn thu (%) =

Số thu của từng nguồn x 100 Tổng nguồn thu

Chỉ tiêu trên để so sánh tỷ trọng huy động nguồn thu NSNN và thu ngoài NSNN trong năm, nguồn thu nào có tỷ trọng cao hơn thì đơn vị phụ thuộc vào nguồn thu đó nhiều hơn.

Tỷ lệ khoản thu của từng nguồn (%) =

Khoản thu của từng nguồn x 100 Tổng nguồn thu

Chỉ tiêu này để xác định tỷ trọng các khoản thu ngoài NSNN trong năm, khoản thu nào trong năm thu được nhiều thì sẽ có tỷ lệ cao và ngược lại. Chỉ tiêu này giúp đơn vị đánh giá tình hình thu ngoài NSNN, từ đó đưa ra phương hướng hoạt động, tăng tính tự chủ của đơn vị.

2.3.3. Tình hình phân bổ các khoản chi

Tỷ trọng từng

nguồn chi (%) =

Số chi của từng nguồn x 100 Tổng nguồn chi

Chỉ tiêu trên để so sánh tỷ trọng phân bổ chi từ nguồn NSNN cấp và nguồn thu ngoài NSNN trong năm, nguồn nào có tỷ trọng cao hơn thì đơn vị phụ thuộc vào nguồn thu đó nhiều hơn.

Tỷ lệ khoản chi của từng nguồn (%) =

Khoản chi của từng nguồn x 100 Tổng chi của từng nguồn

Chỉ tiêu này để xác định tỷ trọng các khoản chi từ nguồn thu ngoài NSNN trong năm, giúp đơn vị đánh giá tình hình phân bổ các khoản chi từ nguồn thu ngoài NSNN, từ đó đưa ra phương hướng hoạt động, tăng tính tự chủ của đơn vị.

41

2.3.4. Tình hình phân bổ tiền lương và các khoản có tính chất lương

Tỷ lệ chi lương

của từng nguồn (%) =

Số tiền lương đã chi của từng nguồn x 100 Tổng số tiền lương đã chi

Chỉ tiêu này để xác định tỷ lệ phân bổ tiền lương và các khoản có tính chất lương của từng nguồn, để đánh giá mức độ phụ thuộc của đơn vị vào nguồn có tỷ lệ cao về phân bổ tiền lương và các khoản có tính chất lương.

Chênh lệch lương bình quân/người/tháng = Lương bình quân/người/tháng của năm N - Lương bình quân/người/tháng của năm N-1

Chỉ tiêu này để xác định chênh lệch lương và các khoản có tính chất lương bình quân/người/tháng của năm thực hiện so với năm trước, để đánh giá chất lượng đời sống của cán bộ, viên chức, người lao động trong đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.5. Tình hình phúc lợi, hỗ trợ cho cá nhân

Tỷ trọng chi phúc lợi của từng nguồn (%) =

Số tiền phúc lợi đã chi của từng nguồn x 100 Tổng số tiền phúc lợi đã chi

Chỉ tiêu này để xác định tỷ lệ phân bổ tiền phúc lợi, hỗ trợ cho cá nhân của từng nguồn, để đánh giá mức độ phụ thuộc của đơn vị vào nguồn có tỷ lệ cao.

Tỷ trọng chi từng

khoản phúc lợi (%) =

Số đã chi của từng khoản chi phúc lợi x 100 Tổng số tiền phúc lợi đã chi của từng nguồn

Chỉ tiêu này để xác định tỷ lệ chi của từng khoản chi phúc lợi, hỗ trợ cho cá nhân của từng nguồn, để đánh giá tình hình phúc lợi, hỗ trợ cho cá nhân của đơn vị.

Chênh lệch số đã chi cho hoạt động phúc

lợi, hỗ trợ cho cá nhân

=

Số đã chi cho hoạt động phúc lợi, hỗ trợ cho cá

nhân năm N

-

Số đã chi cho hoạt động phúc lợi, hỗ trợ cho cá nhân năm N-1

Chênh lệch số đã chi cho hoạt động phúc lợi, hỗ trợ cho cá nhân để đánh giá tình hình thực hiện hoạt động phúc lợi, hỗ trợ của đơn vị đối với cán bộ, việc chức, người lao động làm việc tại đơn vị.

42

2.3.6. Tình hình chi phục vụ hoạt động chuyên môn

Tỷ lệ chi chuyên môn của từng nguồn (%) =

Số chi phục vụ chuyên môn của từng nguồn x 100 Tổng số chi phục vụ hoạt động chuyên môn

Chỉ tiêu này để xác định tỷ lệ phân bổ chi phí phục vụ hoạt động chuyên môn của từng nguồn, để đánh giá mức độ phụ thuộc của đơn vị vào nguồn có tỷ lệ cao.

Tỷ trọng chi từng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 45)