5. Kết cấu luận văn
3.2.2. Quản lý thu chi tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai
3.2.2.1. Quản lý các khoản thu
TTKSBT tỉnh Lào Cai có hai nguồn thu chính như sau:
- Nguồn thu từ NSNN cấp cho hoạt động chi thường xuyên, hoạt động chi không thường xuyên, nguồn chương trình mục tiêu, dự án đề án của địa phương và trung ương cấp, nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài.
- Nguồn thu ngoài NSNN gồm thu dịch vụ y tế dự phòng, dịch vụ kinh doanh vắc xin, hoạt động liên doanh liên kết:
Hoạt động thu dịch vụ y tế dự phòng theo Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ tài chính “quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập” như: Xét nghiệm phát hiện bệnh; Kiểm nghiệm
51
mẫu nước; Kiểm tra môi trường lao động; Kiểm định vắc xin, sinh phẩm; Tiêm vắc xin; Khám sức khỏe; Thăm dò chức năng; Chẩn đoán hình ảnh. Hoạt động thu dịch vụ điều trị Methadone theo Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 21/10/2015 của UBND tỉnh Lào Cai “quy định mức giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các đối tượng chính sách tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở điều trị của nhà nước thuộc tỉnh Lào Cai quản lý”. Hoạt động thu dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế, được thay thế bằng Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 03/11/2018 của Bộ Y tế “quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp” và Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 05/7/2019 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018/TT-BYT.
Hoạt động thu kinh doanh vắc xin: TTKSBT tỉnh Lào Cai làm đầu mối cung ứng cho toàn tỉnh Lào Cai các loại vắc xin không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia như: vắc xin dại, vắc xin cúm, huyết thanh kháng uốn ván. . .Các đơn vị y tế muốn cung cấp các loại vắc-xin này phải đặt mua của các công ty cung cấp vắc-xin. Nhưng do các đơn vị y tế tuyến huyện, tuyến xã có nhu cầu vắc- xin nhỏ lẻ, cơ sở vật chất không đủ tiêu chuẩn để đặt hàng với bên cung cấp vắc-xin nên TTKSBT tỉnh Lào Cai được giao nhiệm vụ làm đại diện để mua vắc-xin cho tất cả các đơn vị y tế có nhu cầu vắc xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trong toàn tỉnh. Giá bán vắc-xin không vượt quá khung giá trần theo quy định của Cục quản lý dược của Bộ y tế và được UBND tỉnh Lào Cai duyệt.
TTKSBT tỉnh Lào Cai liên doanh, liên kết với công ty cổ phần y tế Đức Minh triển khai hoạt động tiêm chủng tại hai phòng tiêm Safpo mở tại thành phố Lào Cai. Hai phòng tiêm Safpo cung cấp nguồn vắc xin chất lượng cao nhập khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ khách hàng có nhu cầu tiêm chủng tự nguyện, các loại vắc xin như: vắc xin Pentaxim 5in1, vắc xin Infanrix Hexa 6in1, Rotarix. . .
52
Bảng 3.3: Tình hình thực hiện các khoản thu của Trung tâm
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh
Số thu Cơ cấu % Số thu Cơ cấu % Số thu Cơ cấu % 2018- 2017 2019- 2018 A. Thu từ nguồn NSNN cấp cho 23.953,9 90,3 29.493,3 89,6 28.598,6 89,8 5.539,4 -894,7 1. Hoạt động thường xuyên 12.411,0 51,8 13.227,4 44,8 18.296,0 64,0 816,4 5.068,6 2. Hoạt động không thường xuyên 10.704,1 44,7 14.691,0 49,8 7.271,9 25,4 3.986,9 - 7.419,1 3. Chương trình mục tiêu, dự án 838,8 3,5 1.574,9 5,3 2.687,1 9,4 736,1 1.112,2 4. Viện trợ, vay nợ nước ngoài 0 0 0 0 343,6 1,2 0,0 343,6 B. Thu ngoài NSNN 2.582,1 9,7 3.438,5 10,4 3.231,1 10,2 856,4 -207,4 1. Dịch vụ y tế dự phòng 1.967,0 76,2 2.996,8 87,2 2.353,1 72,8 1.029,8 -643,7 2. Dịch vụ kinh doanh vắc xin 455,3 17,6 261,5 7,6 617,1 19,1 -193,8 355,6 3. Liên doanh liên kết 159,8 6,2 180,2 5,2 260,9 8,1 20,4 80,7
53
Theo số liệu bảng 3.3, nguồn thu chính của TTKSBT tỉnh Lào Cai là nguồn NSNN cấp là 23.953,9 triệu đồng, chiếm 90,3% năm 2017, 29.493,3 triệu đồng, chiếm 89,6% năm 2018 và 28.598,6 triệu đồng, chiếm 89,8% năm 2019. Nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ trên thì chỉ thấy được nguồn NSNN được duy trì đều đặn hàng năm, nhưng khi gắn với thực tế là số lao động trong đơn vị cũng tăng đều qua các năm, nhất là năm 2019 có sự sáp nhập thêm Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS mà đơn vị vẫn duy trì được tỷ trọng ngân sách cấp như các năm trước là một sự nỗ lực đáng ghi nhận của TTKSBT tỉnh Lào Cai. Các khoản thu ngoài NSNN chiếm 9,7% năm 2017, chiếm 10,4% năm 2018 và chiếm 10,2% năm 2019, tuy chỉ chiểm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu nhưng cũng phần nào thể hiện nỗ lực của TTKSBT tỉnh Lào Cai trong việc giảm tải gánh nặng NSNN, bước đầu nâng cao tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Phân tích các khoản thu từ NSNN cấp
Trong tổng thu NSNN cấp, các khoản thu cho chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng đều qua các năm: Năm 2017 là 12.411 triệu đồng, chiếm 51,8%; năm 2018 là 13.227,4 triệu đồng, chiếm 44,8%; năm 2019 tăng lên 18.296,0 triệu đồng, tương đương 64%. Khoản thu này được ngân sách đảm bảo bao gồm lương, các khoản có tính chất lương và chi khác theo định mức biên chế được giao. Do đó, sự gia tăng cán bộ, viên chức, người lao động vào làm việc tại Trung tâm hàng năm là nguyên nhân tăng nguồn thu này.
Các khoản thu cho chi không thường xuyên được NSNN cấp để thực hiện các nhiệm vụ y tế dự phòng theo đặc thù của đơn vị. Năm 2017 và 2018 dự toán đều trên 10.000 triệu đồng với tỷ trọng cao từ 44,7% đến 49,8% và có sự chênh lệch lớn so với năm 2019 mức dự toán 7.271,9 triệu đồng, chỉ chiếm 25,4% nguồn NSNN cấp là do 2 năm đầu thành lập Trung tâm cần đầu tư xây dựng cơ bản, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị y tế, đào tạo nhân lực, đến năm 2019, cơ sở vật chất của Trung tâm đã đi vào ổn định, không có nhu cầu mua sắm.
Các chương trình mục tiêu, dự án được NSNN cấp tùy thuộc vào sự quan tâm của Chính phủ với ngành y tế của địa phương theo kiến nghị của đơn vị lên cấp có thẩm quyền. Dự toán các năm về chương trình mục tiêu, dự án đang tăng dần từ
54
838,8 triệu đồng năm 2017, lên 1.574,9 triệu đồng năm 2018 và 2.687,1 triệu đồng năm 2019, đã thể hiện sự nỗ lực tìm kiếm các nguồn thu mới của TTKSBT tỉnh Lào Cai và sự quan tâm của các cấp, chính quyền với ngành y tế tỉnh Lào Cai.
Năm 2019 có thêm nguồn viện trợ 343,6 triệu đồng là Dự án Quỹ toàn cầu (Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức tập huấn xét nghiệm tại cộng đồng và tập huấn cơ bản về điều trị; giám sát tại các huyện/thành/thị) từ Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS sáp nhập chuyển sang.
Phân tích các khoản thu ngoài NSNN
Hoạt động chính của thu ngoài NSNN là thu dịch vụ y tế dự phòng với tỷ trọng cao từ 72,8% đến 87,2% đáng chú ý là năm 2019 chỉ thu được 2.353,1 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với năm 2018 là 2.996,8 triệu đồng. Nguyên nhân là do những năm trước, Trung tâm kí hợp đồng với công ty cổ phần cấp nước Lào Cai thực hiện dịch vụ xét nghiệm mẫu nước nhưng đến năm 2019, công ty cổ phần cấp nước Lào Cai đã lắp đặt labo xét nghiệm nên không kí hợp đồng tiếp.
Hoạt động dịch vụ kinh doanh vắc xin chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng thu ngoài NSNN, cụ thể: năm 2017 thu được 455,3 triệu đồng, chiếm 17,6%, năm 2018 thu được 261,5 triệu đồng, chiếm 7,6% và năm 2018 thu được 617,7 triệu đồng, chiếm 19,1%. Hoạt động thu này có sự biến động tăng, giảm không đều qua các năm là do phụ thuộc vào tình hình thời tiết, dịch bệnh hàng năm tại các huyện trong tỉnh. Năm 2019 thu nhiều do trong năm bùng phát dịch chó dại nên các huyện trong tỉnh đặt hàng vắc xin dại nhiều.
Hoạt động liên doanh liên kết chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu ngoài NSNN nhưng cũng tạo ra nguồn thu tăng trưởng đều đặn qua các năm từ 159,8 triệu đồng năm 2017 đến 260,9 triệu đồng năm 2019. Khoản thu này phụ thuộc vào nhu cầu của người dân đến tiêm chủng tại phòng tiêm Safpo của Trung tâm và khả năng cung ứng vắc xin của đơn vị liên doanh liên kết. Nhu cầu sử dụng vắc xin dịch vụ tập trung nhiều ở thành phố Lào Cai do ý thức, trình độ hiểu biết và thu nhập của người dân ở đây cao hơn người dân ở các huyện trong tỉnh nên họ quan tâm đến công tác “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Tuy nhiên, Trung tâm có nhiều thời điểm “cháy” vắc xin do đơn vị liên doanh liên kết không đáp ứng đủ, nên khoản thu này chưa thực sự hoạt động hiệu quả.
55
Bảng 3.4: Bảng đánh giá của CBCNVC về các chỉ tiêu thu của Trung tâm
STT Nội dung điều tra Điểm Diễn giải
1 Đơn vị có sự đa dạng hóa các nguồn thu 4,3 Rất đồng ý 2 Đơn vị đã giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn ngân
sách nhà nước cấp 4,1 Đồng ý
3 Đơn vị đang tập trung khai thác nguồn thu mới, có
triển vọng cao trong tương lai 4,5 Rất đồng ý
4
Đơn vị đã hợp tác với cục y tế dự phòng – Bộ y tế, các bệnh viện Trung ương và tổ chức quốc tế. . . để phát triển các dịch vụ mới, đòi hỏi kỹ thuật cao
1,9 Không đồng ý
Nguồn: theo kết quả điều tra của tác giả
Để tăng thêm nguồn thu phục vụ hoạt động chuyên môn và tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động, ban lãnh đạo TTKSBT tỉnh Lào Cai luôn nghiên cứu, chỉ đạo hoàn thiện cơ sở điều kiện để mở thêm các dịch vụ y tế, đa dạng hóa các nguồn thu, khai thác các nguồn thu tiềm năng, giảm dần sự phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước. Năm 2019, đơn vị đã cải tạo cơ sở vật chất để đủ tiêu chuẩn được thực hiện hoạt động khám sức khỏe cho người dân, đây được coi là nguồn thu có triển vọng cao trong tương lai, đồng thời giảm tải khám bệnh tại các bệnh viện trong tỉnh. Các định hướng phát triển của lãnh đạo đơn vị được toàn thể đơn vị ghi nhận và đánh giá cao với mức 4,1 đến 4,5 điểm.
Việc “hợp tác với cục y tế dự phòng – Bộ y tế, các bệnh viện Trung ương và tổ chức quốc tế. . . để phát triển các dịch vụ mới, đòi hỏi kỹ thuật cao” là hướng đi mới, cũng là mong muốn của ban lãnh đạo Trung tâm nhưng do điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động chưa đáp ứng đủ điều kiện để chuyển giao công nghệ, đồng thời việc thỏa thuận hợp tác giữa các bên chưa thỏa đáng nên TTKSBT tỉnh Lào Cai chưa thực hiện được dịch vụ y tế mới, kỹ thuật cao nào từ việc hợp tác trong và ngoài nước.
3.2.2.2. Quản lý các khoản chi
Các nguồn thu được sử dụng vào các mục đích duy trì hoạt động của Trung tâm, gồm các khoản chi thanh toán cá nhân, chi phục vụ hoạt động chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa cơ sở hạ tầng và chi phí quản lý chung.
56
Bảng 3.5: Bảng phân bổ các khoản chi phí
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%)
Số đã chi Cơ cấu % Số đã chi Cơ cấu % Số đã chi Cơ cấu % 2018/ 2017 2019/ 2018 A. Chi từ nguồn NSNN cấp 17.571,5 96,8 25.628,7 92,9 25.628,7 92,9 158,0 92,3
1. Thanh toán cho
cá nhân 9.871,6 56,2 10.944,3 39,4 15.612,6 60,9 110,9 142,7 2. Hoạt động chuyên môn 3.808,4 21,7 5.364,5 19,3 4.755,9 18,6 140,9 88,7 3. Chi phí quản lý chung 2.963,1 16,9 3.548,8 12,8 4.791,4 18,7 119,8 135,0 4. Mua sắm, sửa
chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng
928,4 5,3 7.902,7 28,5 468,8 1,8 851,2 5,9
B. Chi từ nguồn
thu ngoài NSNN 585,6 3,2 1.260,4 4,3 1.948,9 7,1 215,2 154,6
1. Thanh toán cho
cá nhân 585,6 100 174,3 13,8 270,1 13,9 29,8 155,0 2. Hoạt động chuyên môn 777,7 61,7 1.380,8 70,9 100 177,5 3. Chi phí quản lý chung 308,4 24,5 293,0 15 100 95 4. Mua sắm, sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng
5,0 0,3 100
C. Tổng cộng 18.157,1 100 29.020,7 100 27.577,6 100 159,8 95,0
77
Bảng 3.14: Chi đầu tƣ cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc, trang thiết bị
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) Số đã chi Cơ cấu % Số đã chi Cơ cấu % Số đã chi Cơ cấu % 2018/ 2017 2019/ 2018 A. Chi từ nguồn NSNN cấp 928,4 100 7.902,7 100 468,8 98,9 851,2 5,9
1. Chi sửa chữa tài sản,
nâng cấp cơ sở hạ tầng 243,0 26,2 418,0 5,3 435,5 92,9 172,0 104,2 2. Chi mua sắm tài sản
cố định 685,4 73,8 7.484,7 94,7 33,3 7,1 1.092,0 0,4
B. Chi từ nguồn thu
ngoài NSNN 0 0 0 0 5 1,1 100
1. Chi sửa chữa tài sản,
nâng cấp cơ sở hạ tầng 0
2. Chi mua sắm tài sản
cố định 5 100 100
C. Tổng cộng 928,4 100 7.902,7 100 473,8 100 851,2 6
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Năm 2018 mức chi đầu tư, mua sắm tài sản cao 7.902,7 triệu đồng cao hơn nhiều so với năm 2017 chỉ chi 928,4 triệu đồng, đây là nguồn kinh phí cấp cho năm 2017 nhưng do cấp vào cuối năm nên không thực hiện đấu thầu mua sắm được và được phép chuyển sang năm 2018 thực hiện. Đây là khoản đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác xét nghiệm và đo môi trường lao động, hoàn thiện chức năng của phòng xét nghiệm tại Trung tâm. Sau khi đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ bản, Trung tâm không chi mua sắm tài sản lớn, mức chi hàng năm chỉ khoảng 685,4 triệu đồng năm 2017 đế dưới 500 triệu đồng năm 2019, thể hiện mức độ ổn định về máy móc, trang thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động chuyên môn.
78
Về sửa chữa tài sản, nâng cấp cơ sở hạ tầng có xu hướng tăng nhẹ từ 243 triệu đồng chi năm 2017, tăng lên 418 triệu đồng năm 2018 và chi sửa chữa năm 2019 là 435,5 triệu đồng do các máy móc, trang thiết bị y tế bị hao mòn và cũ dần, nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng tăng cao và chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng nhiều hơn. Nhiều máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài, khi bị hỏng thì phụ kiện thay thế cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài nên chi phí sửa chữa khá lớn, gây ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn và tài chính của Trung tâm.
Với những máy móc đã hết hạn sử dụng, Trung tâm lập báo cáo, giải trình, xin kinh phí mua máy móc mới vì xác định “tính mạng của con người là trên hết”, không để tình trạng hỏng hóc máy móc ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình điều trị của bệnh nhân. Với khả năng tài chính có hạn, Trung tâm cũng liên kết với công ty cung cấp máy móc, trang thiết bị y tế tư nhân để ký hợp đồng thuê máy móc, thiết bị mới nhất để phục vụ hoạt động chuyên môn. Điều này đã giúp Trung tâm tiết kiệm được một khoản chi lớn trong việc mua máy móc mới cũng như hao