Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 108 - 112)

5. Kết cấu luận văn

3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác quản lý tài chính tại TTKSBT tỉnh Lào Cai cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế:

Thứ nhất: Khai thác nguồn thu chưa phát huy hết khả năng.

Các khoản thu chủ yếu mang tính truyền thống, các khoản thu từ chương trình, dự án, đề tài, nguồn viện tài trợ, viện trợ, nghiên cứu khoa học.... chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn thu, dưới 10% và khai thác từ nguồn thu ngoài NSNN cũng chỉ đạt hơn 10% tỷ trọng nguồn thu.

Nguyên nhân là do TTKSBT tỉnh Lào Cai mới triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính từ năm 2018 nên việc khai thác nguồn thu ngoài NSNN còn ít và không tránh khỏi những thieus sót, khuyết điểm. Tuy nguồn thu ngoài NSNN tăng lên nhưng yêu cầu mở rộng quy mô hoạt động cần có nguồn vốn đầu tư lớn. Mặt khác, Nhà nước vẫn khống chế khung mức thu tiền dịch vụ y tế, do đó nguồn thu vẫn không đủ đáp ứng chi phí cho hoạt động của Trung tâm.

Thời gian tới, Trung tâm cần tích cực tìm kiếm các nguồn thu tiềm năng và đưa ra giải pháp khai thác triệt để nguồn thu dịch vụ ngoài NSNN.

99

Trong những năm qua, việc xây dựng dự toán của Trung tâm luôn bám sát và được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên ít nhiều còn sai lệch so với thực hiện, các khoản chi bất hợp lý và không tận dụng được khoản thu tiềm năng buộc Trung tâm phải cân đối lại thu chi và phải điều chỉnh, trình cơ quan cấp trên để xin cấp bổ sung NSNN.

Dự toán thu quá thấp so với tình hình thu thực tế do trung tâm chưa đánh giá đúng tình hình thực hiện thu, chất lượng hoạt động dịch vụ của Trung tâm.

Dự toán chi không đủ, có nhiều khoản chi có mức chênh lệch lớn so với dự toán ban đầu như các khoản chi không thường xuyên, chi chương trình, dự án. Nguyên nhân một phần do nguyên nhân khách quan như tình hình bùng phát dịch bệnh phát sinh nằm ngoài dự toán của Trung tâm. Công tác xây dựng dự toán chủ yếu mang tính chủ quan và kinh nghiệm của cán bộ lập dự toán, dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ thu chi của năm trước, điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến, nhưng chưa có sự khảo sát thực tế, đánh giá hoạt động tại Trung tâm.

Thứ ba: Hạn chế trong công tác kế toán

Về cơ bản bộ máy kế toán tại TTKSBT tỉnh Lào Cai đã đảm bảo nhiệm vụ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin tài chính về các hoạt động thu chi của đơn vị. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Bộ máy kế toán tại Trung tâm còn khá cồng kềnh, việc phân công nhiệm vụ, cá phần hành kế toán chưa thực sự hợp lý và khoa học, việc kết hợp giữa các kế toán chưa toàn diện và đồng điệu nên chưa phát huy được hết năng lực của đội ngũ kế toán.

- Do tổ chức bộ máy kế toán được chia nhỏ ra nhiều phần hành nên dẫn đến tình trạng không nhất quán trong quản lý chứng từ kế toán. Vẫn còn tình trạng lập chứng từ kế toán không đúng nội dung nghiệp vụ phát sinh, nhầm sang nội dung chi của chương trình, dự án khác.

- Do áp lực công việc quá nhiều, chưa coi trọng công tác kiểm tra nên công tác kiểm tra chứng từ kế toán mới chỉ thực hiện thường xuyên khâu đầu vào, còn công tác kiểm tra thường để dồn lại cuối quý, cuối năm khiến cho việc phát hiện sai phạm (nếu có) để đưa ra các điều chỉnh không kịp thời.

100

- Công tác tổ chức lưu trữ chưa được thực hiện tốt ở hầu hết các bộ phận, do thiếu thốn về cơ sở vật chất, kho lưu trữ không đảm bảo về mặt kỹ thuật nên chứng từ kế toán lưu trữ lâu năm bị ẩm mốc, nhiều tài liệu kế toán đã hết thời gian lưu trữ mà chưa được xử lý tiêu hủy, dẫn đến tình trạng tồn kho chứng từ kế toán quá lớn. Việc bố trí sắp xếp chứng từ tồn kho chưa khoa học nên khi cần tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán thường mất nhiều thời gian.

Thứ tư: Hạn chế trong công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ

Năm 2017 và 2018, Trung tâm xảy ra tình trạng xuất toán, mặc dù số tiền xuất toán không quá lớn nhưng cũng đã chỉ rõ hạn chế trong công tác thực hiện thu chi và quyết toán thu chi, kiểm tra, thanh tra nội bộ của Trung tâm. Nguyên nhân là do:

Công tác thanh tra, kiểm tra kế toán còn nhiều hạn chế, chưa thực sự phát huy cao vai trò do còn mang nặng tính chủ quan, các cán bộ thực hiện thanh tra, kiểm tra kế toán nội bộ chưa được đào tạo chuyên môn về thanh tra, kiểm toán nên việc thanh tra, kiểm tra chỉ dựa vào kinh nghiệm kế toán sẵn có.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ vẫn còn hiện tượng nể nang, cho qua diễn ra giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các bộ phận với nhau nên dẫn đến tình trạng lặp lại các sai phạm. Việc xử lý sai phạm mới chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở và yêu cầu khắc phục, chưa đưa ra các chế tài xử phạt mang tính răn đe.

Công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ của Trung tâm chưa đạt hiệu quả cao là do Trung tâm chưa thành lập được bộ phận kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nội bộ riêng biệt. Tuy nhiên này gặp nhiều khó khăn vì phụ thuộc vào chỉ tiêu biên chế được giao và nguồn thu của đơn vị.

Thứ năm: Hạn chế trong Triển khai ứng dụng CNTT

Ngoài ra, mặc dù đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý tài chính tại Trung tâm nhưng khả năng khai thác chưa cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý dịch vụ y tế đã trở thành một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng của công tác quản lý cơ sở y tế, góp phần rút ngắn thời gian khám bệnh, kiểm soát bệnh tật, từng bước đáp ứng yêu cầu về khám bệnh, và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

101

Phần mềm kế toán chưa thực sự phát huy được thế mạnh của nó trong việc kết xuất báo cáo, khó khăn trong việc tổng hợp số liệu báo cáo nhanh. Nguyên nhân là do các mẫu báo cáo liên tục thay đổi theo chế độ kế toán mới và không đồng bộ với yêu cầu quản lý thực tế.

Triển khai ứng dụng CNTT tại Trung tâm mới dừng lại ở việc khai thác công việc văn phòng, thống kê, báo cáo. Một số cơ sở y tế mới chỉ ứng dụng được từng phần riêng lẻ như quản lý nhân sự, quản lý viện phí, quản lý kho dược, quản lý tài sản....Vấn đề sử dụng thông tin để phân tích, lập kế hoạch tài chính còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đơn vị chưa được tiến hành đồng bộ, thiếu sự liên kết giữa các phòng ban và khoa chuyên môn. Dẫn đến gây lãng phí trong việc đầu tư cho phần mềm cũng như lãng phí thời gian lao động.

102

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH LÀO CAI

4.1 Định hƣớng, mục tiêu tăng cƣờng quản lý tài chính tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài chính tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai (Trang 108 - 112)