ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn 27
3.2 Đặc điểm của án lệ
─ Án lệ là hình thức thể hiện ra bên ngoài các quy phạm pháp luật được tạo ra bởi các thẩm phán.
─ Các quy phạm pháp luật có trong án lệ được rút ra từ phần lý do để quyết định (Ratio decidendi) của bản án.
─ Điều kiện tiên quyết của việc áp dụng một án lệ có trước để giải quyết cho những vụ việc phát sinh về sau là phải có sự tương tự về mặt tình tiết.
─ Không phải mọi bản án đều có thể trở thành án lệ. Điều kiện để một bản án trở thành án lệ như sau:
(1) Bản án chỉ trở thành án lệ khi có hiệu lực pháp luật;
(2) Bản án phải được ban hành bởi toà án có thẩm quyền tạo ra án lệ;
(3) Bản án phải đảm bảo về mặt hình thức: tên của các bên của vụ án, cấu trúc rõ ràng;
(4) Nội dung của bản án phải có tính mới về mặt tình tiết; (5) Bản án phải được công bố.
3.2 Nhận dạng án lệ
Khi được công bố tên của án lệ có dạng như sau: David v. Peter(1), [1982(2)] 1 Q.B(3). 111(4). Tên nay thể hiện:
(1) Tên của các bên tham gia vào vụ án. Đối vơi các vụ án hình sự là tên của bị cáo; đối với các vụ dân sự là tên của nguyên đơn và bị đơn. Chữ “v” là viết tắt của từ “verus” có nghĩa là “chống lại” trong các vụ hình sự, đối với vụ dân sự là “và”.
David v. Peter => David là tên nguyên đơn, Peter là bị đơn (2) Năm tuyên bản án hoặc năm bản án đựợc trở thành án lệ; 1982 =>Bản án này được trở thành án lệ vào năm 1982
ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn 28 (3) Tên tập văn bản có lưu trữ án lệ đó
[1982] 1 => Tập thứ nhất xuất bản vào năm 1982
Q.B => Án lệ được trích dẫn từ báo cáo của phân tòa vành móng ngựa hoàng gia (Queen’s Bench Division)
(4) Số trang có án lệ đó (có thể là trang đầu hoặc trang cuối). 111 => Án lệ ở trang 111 của báo cáo
3.4 Cấu trúc của án lệ
─ Bản án thường có 2 phần chính: phần lập luật và phần phán quyết. Phần lập luận hay còn gọi là phần giải thích cho việc đi đến phần quyết định mới được xem là án lệ.
─ Phần lập luận bao gồm 2 phần: lý do để ra quyết định (ratio decidendi) và lời nhận xét bình luận (obiter dictum) .
Ratio decidendi: là phần chứa đựng những cơ sở lập luận quan trọng để đi đến
phán quyết; là những nguyên tắc, quy phạm pháp luật dựa vào đó thẩm phán có thể ra quyết định đối với các đương sự trong vụ kiện.
Bộ phận này có tính ràng buộc đối với thẩm phán. Tuy nhiên, thẩm phán có thể từ chối áp dụng án lệ (Ratio decidendi) với nhưng trường hợp sau :
(1) Thẩm phán không đồng ý với phán quyết đó (2) Thẩm phán không tìm thấy nguyên tắc pháp lý (3) Khó xác định phần phán quyết
Tuy nhiên, việc từ chối áp dụng án lệ không phải là hiện tượng phổ biến và cũng không phải là xu hướng của các thẩm phán.
Obiter dictum: là phần bình luận, nhận xét hoặc ý kiến của thẩm phán đưa ra trong quá trình xét xử vụ việc chứ không phải là những lý lẽ cần thiết để đi đến phán quyết do đó nó không mang tính bắt buộc.