D Hội đồng Hiến pháp (Conseil Constitutionnel) Thẩm quyền:
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của quản trị viên và ủy nhiệm viên tư pháp
v Nhiệm vụ và quyền hạn của quản trị viên tư pháp
Vai trò của quản trị viên tư pháp gắn liền với thủ tục tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được mở theo quyết định chủ động của tòa án hoặc theo yêu cầu của một chủ nợ, hoặc của doanh nghiệp mắc nợ muốn tòa án mở thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp để mình có cơ hội trình lên tòa án một phương án tổ chức lại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, quản trị viên tư pháp cũng phải thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn khác:
Quyết định về việc tiếp tục thực hiện các hợp đồng chưa xong, lập kế hoạch hòa giải và tổ chức lại kinh doanh doanh nghiệp (kế hoạch này có thể tiếp tục duy trì doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp), đề nghị tòa án chấp dứt giai đoạn tổ chức lại kinh doanh để tiến hành thanh lý doanh nghiệp nếu thấy cần thiết. Quản trị viên tư pháp có thể có những nhiệm vụ khác gắn liền với việc quản lý của nhà nước. Nếu một cá nhân không đủ khả năng tự mình quản lý một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình, hoặc khi ban lãnh đạo của một pháp nhân rơi vào tình trạng tương tự thì cơ quan tư pháp chỉ định một quản trị viên tạm thời quản lý các tài sản đó. Biện pháp quản lý tạm thời có phạm vi áp dụng rất rộng cho cá nhân,
41
ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn
thời áp dụng cả trong trường hợp thừa kế và quản lý tài sản thuộc sở hữu chung. Quản trị viên tư pháp cũng có thể can thiệp để phòng ngừa các khó khăn mà các doanh nghiệp có thể gặp phải. Chẳng hạn như để thực hiện việc đàm phán, thương lượng cho doanh nghiệp gặp khó khăn.
Quản trị viên tư pháp cũng có thể được chỉ định làm người hòa giải trong khuôn khổ thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải.
Quản trị viên tư pháp có thể hoạt động trên toàn phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Khi đã làm quản trị viên tư pháp thì không được làm bất kỳ một nghề bổ trợ tư pháp nào khác trừ nghề luật sư.
v Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy nhiệm viên tư pháp
Ủy nhiệm viên tư pháp có chức năng gắn liền với thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp.
Ủy nhiệm viên tư pháp được chỉ định làm người đại diện cho các chủ nợ trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp. Ủy nhiệm viên có nhiệm vụ thu thập và thống nhất quan điểm của các chủ nợ.
Trong trường hợp chuyển phương án tổ chức lại doanh nghiệp thành phương án thanh lý thì ủy nhiệm viên được chỉ định làm quản trị viên tư pháp.
Ủy nhiệm viên tư pháp chỉ được hoạt động trong phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền của một tòa phúc thẩm và của các tòa sơ thẩm lân cận. Thẩm quyền về mặt lãnh thổ của ủy viên bị hạn chế.
Khi làm ủy nhiệm viên thì không thể làm bấy kì nghề nào khác, trừ nghề hòa giải.
b) Điều kiện hành nghề quản trị viên và ủy nhiệm viên tư pháp
Các điều kiện để được đăng ký hành nghề quản trị viên tư pháp cũng giống như điều kiện để đăng ký nghề ủy nhiệm viên tư pháp bao gồm:
Có quốc tịch Pháp;
Đạo đức tốt, theo kết quả thẩm tra của cảnh sát;
Đã có 3 năm thực tập chuyên môn. Chỉ có thể đăng ký thực tập nếu thí sinh có bằng do Chính phủ quy định (bằng cử nhân luật);
42