Họ chỉ có thể từ chối một vụ án nào đó trong những hoàn cảnh hết sức giới hạn Ví dụ: khi họ thiếu kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật có liên quan Ngoài ra, với những luật sư được bổ nhiệm

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh về hệ thống pháp luật anh, pháp và mỹ (Trang 34 - 38)

III. ĐÀO TẠO LUẬT VÀ NGHỀ LUẬT Ở ANH

28 Họ chỉ có thể từ chối một vụ án nào đó trong những hoàn cảnh hết sức giới hạn Ví dụ: khi họ thiếu kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật có liên quan Ngoài ra, với những luật sư được bổ nhiệm

kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật có liên quan. Ngoài ra, với những luật sư được bổ nhiệm làm cố vấn cho Nữ hoàng thì anh ta được phép từ chối các khách hàng mà anh ta không muốn nhận. 29 Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Tr 104

ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn 35 chữa thoả thuận với khách hàng). Do một luật gia của Anh đã nhận xét rằng “Một nguyên tắc lớn của pháp luật Anh là đem lại lợi nhuận cho chính bản thân nó”31

2.2 Nghề thẩm phán

Ở một đất nước mà hệ thống pháp luật được hình thành từ thực tiễn xét xử như ở Anh thì thẩm phán là chức danh cao quý nhất trong các chức danh tư pháp. Là mục tiêu phấn đấu của những sinh viên luật và những luật sư đang hành nghề. ─ Ngoại trừ các pháp quan không chuyên, các thẩm phán còn lại đều được bổ nhiệm từ các luật sư tranh tụng, còn luật sư tư vấn chỉ có thể được bổ nhiệm làm thẩm phán ở các toà cấp thấp. Quan điểm truyền thống cho rằng bản thân các thẩm phán buộc phải là người đã có kinh nghiệm trong việc trình bày và phân tích các vụ việc. Do đó chỉ có luật sư tranh tụng mới là người thích hợp vì họ đã quá quen thuộc với công việc đó khi hành nghề. Ngày nay, nhiều người đã hoài nghi tính hoàn thiện của quy trình bổ nhiệm này khi cho rằng kinh nghiệm tranh tụng của luật sư không thể giúp anh ta đảm nhiệm tốt công việc xét xử của một thẩm phán nếu không được đào tạo. Để khắc phục, Hội đồng nghiên cứu toà án được thành lập với chức năng đào tạo thẩm phán.

─ Việc đào tạo được thực hiện bởi chính các thẩm phán giảng dạy. Một số trường đại học cũng gián tiếp tham gia vào quá trình đào tạo thẩm phán thông qua chương trình đào tạo ra những thầy dạy thẩm phán (Training of Trainer program) để giúp cho thẩm phấn có kỹ năng sư phạm trong việc truyền nghề. ─ Tất cả các chức danh của toà án: thẩm phán (judges), pháp quan (magistrates), các thành viên cơ quan tài phán khác (tribunal members) trước đây chỉ do Đại pháp quan có toàn quyền bổ nhiệm. Từ sau luật cải tổ Hiến pháp

ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn 36 năm 2005, Đại pháp quan chỉ thực hiện việc bổ nhiệm theo sự tuyển chọn của Ủy ban bổ nhiệm thẩm phán.

─ Các thẩm phán Anh thường được bổ nhiệm từ các luật sư có năng lực và phẩm chất tốt mà những yếu tố này chỉ có được sau nhiều năm hành nghề luật sư tranh tụng. Trước khi được bổ nhiệm làm thẩm phán thì họ đã là những người giàu có, có tiếng tăm, độ tuổi khá cao là một trong những yếu tố quan trọng tạo tính độc lập và bảo thủ của thẩm phán Anh trong xét xử.

v Tính độc lập của thẩm phán Anh

Các thẩm phán Anh có quyền tự hào vì họ chính là những người xây dựng được hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn bộ nước Anh thông qua thực tiễn xét xử của mình. Ngaỳ nay các án lệ do họ tạo ra vẫn đóng vai trò là nguồn luật xét xử quan trọng nhất trong cấu trúc nguồn luật của Anh. Để có thể có được thành công ấy, nước Anh đã dành cho thẩm phán Anh tính độc lập trong quá trình xét xử cụ thể:

─ Hầu hết các thẩm phán đều do Nữ hoàng bổ nhiệm chứ không phải do Nghi viện hay chính phủ nên thẩm phán Anh có được sự độc lập với 2 thiết chế còn lại của Bộ máy nhà nước Anh;

─ Nhiệm kỳ của các thẩm phán là suốt đời. Điều này giống với các thẩm phán Mỹ tuy nhiên khác với Mỹ, Anh quy định độ tuổi về hưu của thẩm phán là 70 tuổi. Với quy định này, người Anh vẫn có thể tận dụng được kinh nghiệm của thẩm phán – yếu tố quyết định trong bổ nhiệm thẩm phán vừa hạn chế được mặt trái của chế độ bổ nhiệm suốt đời gây ra là tránh trường hợp những thẩm phán không còn đủ sáng suốt, minh mẫn nữa nhưng vẫn muốn tại vị. Với cách này người Anh cũng góp phần cải cách những quy định cua thông luật vì những thẩm phán vào thay sẽ làm bớt đi sự cứng nhắc của thông luật do các vị thẩm phán cũ tạo ra trong thời gian tại vị;

ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn 37 ─ Thẩm phán của tòa cấp cao chỉ bị bãi miễn khi có yêu cầu từ cả 2 Viện của Anh. Thẩm phán củ tòa cấp thấp chỉ bị Đại chưởng ấn bãi miễn trong trường hợp phạm lỗi nghiêm trọng;

─ Chính sự mềm dẻo của thông luật của thông luật cũng góp phần làm tăng tính độc lập của thẩm phán. Thông luật linh hoạt ở chỗ, thẩm phán được toàn quyền đưa ra quyết định về yếu tố tình tiết tương tự - điều kiện tiên quyết buộc thẩm phán phải tuân thủ phán quyết trước đó. Do vậy, nếu thẩm phán không muốn ràng buộc vào án lệ có sẵn thì chỉ cần lập luận rằng không có sự tương tự về mặt tình tiết trong án lệ với vụ việc mình đang thụ lý. Từ đó, ông ta có thể giải quyết vụ việc theo quan điểm cá nhân của mình.

─ Như đã nói ở trên, trước khi trở thành thẩm phán, thẩm phán Anh phải trải qua thời gian hành nghề luật sư tranh tụng nhất định. Thường khi trở thành thẩm phán họ đã là những luật sư có tên tuổi, uy tín và giàu có nên cái tôi của thẩm phán rất cao.

Tính độc lập của thẩm phán Anh cũng phần nào tạo ra tính độc lập của nhánh tư pháp Anh đối với 2 nhánh quyền lực còn lại, tạo điều kiện cho ngành tư pháp phát triển. Tuy nhiên, chính tính độc lập cao của thẩm phán Anh đã dẫn đến tính bảo thủ trong thẩm phán làm cho hệ thống thông luật càng trở nên trì trệ, cứng nhắc.

2

ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NƯỚC MỸ VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁP

LUẬT MỸ

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh về hệ thống pháp luật anh, pháp và mỹ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)