III. ĐÀO TẠO LUẬT VÀ NGHỀ LUẬT Ở ANH
3. Đặc điểm cơ bản của pháp luật Mỹ
Mục tiêu: Những đặc điểm cơ bản của pháp luật Mỹ được làm rõ trong sự so sánh với pháp luật Anh. Qua đó, người học thấy được những điểm giống và khác biệt cơ bản giữa hai hệ thống pháp luật quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật thông luật.
3.1 Những đặc trưng về cấu trúc của pháp luật Mỹ:
Nội dung cơ bản: Trình bày được đặc trưng của pháp luật Mỹ về mặt cấu trúc là có sự tồn tại của pháp luật liên bang và pháp luật tiểu bang. Nêu bản chất và phương thức giải quyết xung đột pháp luật tại Mỹ.
v Nói đến hệ thống pháp luật Mỹ có nghĩa là nói đến sự tồn tại của 51 hệ thống pháp luật bao gồm: pháp luật của Liên bang và pháp luật của 50 bang.
— Những “mẫu số chung” của pháp luật 50 bang được tạo ra bởi những lý do cơ bản sau:
+ Do nguồn gốc
+ Cho dù các bang có toàn quyền ban hành pháp luật trong phạm vi của mình nhưng pháp luật của cả 50 bang phải tuân theo một khuôn mẫu chung.
• Hiến pháp liên bang;
8
ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn
• Bộ luật mẫu thống nhất;
+ Sự thống nhất pháp luật của 50 bang còn có sự đóng góp rất lớn từ bản thân cơ
quan lập pháp và tòa án của các bang1.
• Cơ quan lập pháp bang;
• Tòa án bang
v Sự tồn tại song song của 51 hệ thống pháp luật đã dẫn tới vấn đề xung đột pháp luật trong nội tại hệ thống pháp luật Mỹ (liên bang và bang, giữa các bang với nhau).
+ Đối với xung đột pháp luật giữa liên bang và bang.
Giải quyết bằng việc tranh chấp liên quan đến yếu tố bang hay Liên bang để chọn luật áp dụng;.
+ Đối với xung đột pháp luật giữa các bang với nhau:
Ở Mỹ, khi có sự xung đột pháp luật giữa pháp luật của các bang, có 2 vấn đề được đặt ra:
(1) Cần xác định pháp luật của bang nào được áp dụng;
(2) Việc công nhận và thi hành phán quyết của bang khác như thế nào;
• Đối với vấn đề thứ nhất, pháp luật Liên bang không giải quyết mà các bang có toàn quyền trong việc xây dựng quy phạm xung đột.
• Đối với vấn đề thứ hai, Hiến pháp 1787 đã buộc các bang phải công nhận và thi hành phán quyết của các bang khác theo “sự hoàn toàn tín nhiệm và tín dụng” (Điều IV)2.
3.2 Cấu trúc nguồn luật của pháp luật Mỹ