Tuyển chọn thông qua thi tuyển

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh về hệ thống pháp luật anh, pháp và mỹ (Trang 84 - 86)

D Hội đồng Hiến pháp (Conseil Constitutionnel) Thẩm quyền:

c) Tuyển chọn thông qua thi tuyển

Nguyên tắc này bảo đảm tính dân chủ, công bằng và độc lập trong việc tuyển chọn thẩm phán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, Nhà nước cho phép tuyển chọn thẩm phán thông qua chế độ cử tuyển (chủ yếu trong trường hợp các giáo sư, luật sư có uy tín).

1.1.2 Điều kiện bổ nhiệm

─ Sự nghiệp của thẩm phán tư pháp thường bắt đầu bằng việc học tại Trường nghiệp vụ thẩm phán quốc gia. Để được thi tuyển vào Trường này, các ứng viên phải đáp ứng được những điều kiện sau:

Thứ nhất, phải là người có quốc tịch Pháp. Theo quan điểm của Pháp thì thẩm

phán là người duy trì công lý cho chế độ xã hội, do đó không thể tuyển dụng người nước ngoài làm thẩm phán nước mình;

Thứ hai, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự; Thứ ba, chưa từng có tiền án;

Thứ tư, có phẩm chất đạo đức tốt;

Thứ năm, có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, trên thực tế đã có trường hợp Pháp tuyển

chọn một số người tàn tật nhưng có trình độ luật uyên bác làm thẩm phán.

Thứ sáu, có trình độ từ đại học trở lên.

─ Cách thức để thi tuyển vào trường là bằng những bài kiểm tra. Có ba loại bài kiểm tra với mức độ khó như nhau để áp dụng cho ba loại đối tượng ứng tuyển khác nhau phổ thông nhất bao gồm:

Những người đã có trình độ đại học ở các ngành nghề khác (kỳ thi dành cho sinh

viên thường mang tính chọn lọc cao với tỷ lệ chọi thường là 1/18 (khó tương đương với kỳ thi vào Học viện Hành chính quốc gia là trường danh tiếng hàng đầu ở Pháp);

23

ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn

các chức vụ chính trị ở địa phương.

─ Khi được trở thành học viên của trường, học viên sẽ mặc nhiên được coi là tuyển dụng với chức vụ Auditeur de Justice – chức danh thấp nhất trong hệ thống tòa án tòa tư pháp. Khóa đào tạo thẩm phán tư pháp kéo dài khoảng ba mươi mốt tháng, bao gồm các khóa học trên lớp và thực tập. Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể lựa chọn giữa công việc của một thẩm phán tư pháp hoặc một công tố viên.

v Thẩm phán hành chính

─ Điều kiện để trở thành thẩm phán hành chính về cơ bản giống như thẩm phán tư pháp. Tuy nhiên, thẩm phán hành chính lại trải qua khóa đào tạo tại một trường riêng đó là Học viện Hành chính quốc gia.

─ Giống như Trường đào tạo thẩm phán, Học viện Hành chính quốc gia tuyển học viên thông qua các bài thi đầu vào cho những đối tượng đã tốt nghiệp đại học hoặc những người có kinh nghiệm thích hợp trong khu vực công chức. Học viên tốt nghiệp từ Học viện này có thể làm cho các tòa án hành chính hoặc các cơ quan hành chính thông thường.

Thủ tục bổ nhiệm thẩm phán:

a. Thẩm phán tư pháp

─ Đối với thẩm phán làm nhiệm vụ công tố thì việc bổ nhiệm thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp (Vụ quản lý tòa án). Trong trường hợp này, Bộ Tư pháp tham khảo ý kiến của Hội đồng thẩm phán tối cao, sau đó trình lên Tổng thống ra quyết định bổ nhiệm;

─ Đối với thẩm phán xét xử thì Hiến pháp năm 1958 phân biệt hai loại quy trình bổ nhiệm chức vụ thẩm phán:

+ Quy trình thứ nhất áp dụng cho việc bổ nhiệm các thẩm phán ở bậc cao tức là

24

ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn

cao14 sẽ đề xuất sau đó trình Tổng thống quyết định.

+ Các trường hợp còn lại (thẩm phán sơ cấp và phúc thẩm), thì Bộ Tư pháp tham

khảo ý kiến của Hội đồng thẩm phán tối cao trước khi ra Quyết định bổ nhiệm (tuy nhiên ý kiến của Hội đồng thẩm phán tối cao trong trường hợp này lại có giá trị ràng buộc đối với Bộ Tư pháp, tức là Bộ Tư pháp không thể bổ nhiệm một người làm thẩm phán nếu như có sự phản đối từ phía Hội đồng thẩm phán tối cao).

b. Thẩm phán hành chính

Đối với thẩm phán hành chính, cũng có hai quy trình bổ nhiệm khác nhau:

─ Quy trình thứ nhất áp dụng đối với việc bổ nhiệm các thẩm phán hành chính cấp sơ thẩm và phúc thẩm:

+ Các thẩm phán ở cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm sẽ do Tổng thống bổ nhiệm

nhưng thông qua những đề cử của Hội đồng tối cao các tòa án hành chính và các tòa án hành chính phúc thẩm, đây là cơ quan tương đương với Hội đồng tối cao. Hội đồng này bao gồm mười ba thành viên bao gồm:

• Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước;

• Một người từ Hội đồng nhà nước;

• Hai người từ Bộ Tư pháp;

• Một người từ Bộ Nội vụ;

• Năm người là các thẩm phán hành chính do đồng nghiệp lựa chọn;

• Ba người còn lại do Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện

mỗi người bổ nhiệm một.

Những đề cử của Hội đồng này có giá trị bắt buộc vì Tổng thống không có quyền đi tìm các ứng cử viên.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh về hệ thống pháp luật anh, pháp và mỹ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)