Nguyên tắc bổ nhiệm suốt đờ

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh về hệ thống pháp luật anh, pháp và mỹ (Trang 82 - 83)

D Hội đồng Hiến pháp (Conseil Constitutionnel) Thẩm quyền:

a) Nguyên tắc bổ nhiệm suốt đờ

Nguyên tắc bổ nhiệm suốt đời có nghĩa rằng một thẩm phán tòa án bất kể là ở cấp tòa án nào đều không bị sa thải nếu không có lý do chính đáng.

v Đối với các thẩm phán tư pháp

Khác với đồng nghiệp của mình ở các tòa hành chính, các thẩm phán tư pháp đã được hưởng cơ chế bổ nhiệm từ rất sớm. Cách duy nhất để tước chức vụ của thẩm phán là phải qua một thủ tục kỷ luật do một hội đồng xét xử với thành phần gồm những người thẩm phán chiếm ưu thế quyết định hoặc qua những thủ tục chính thức xác định thẩm phán không còn thích hợp với công việc vì lý do thần kinh hay

thể chất13. Nói khác đi, các thẩm phán ở Pháp cũng giống như các thẩm phán ở Mỹ

có nhiệm kì suốt đời cho đến khi họ nghỉ hưu hay bị tước chức vụ một cách hợp pháp.

Hiến pháp năm 1958 đã mở rộng phạm vi nguyên tắc không thể bị sa thải. Theo đó các thẩm phán những có nhiệm kỳ ổn định mà họ còn không thể bị thuyên chuyển hay đề bạt trái với ý muốn và cơ quan hành pháp không thể can thiệp vào quá trình kỷ luật thẩm phán.

v Thẩm phán hành chính

─ So với các đồng nghiệp của mình ở hệ thống tòa án tư pháp, các thẩm phán hành chỉnh có được quy chế bổ nhiệm suốt đời muộn hơn rất nhiều. Năm 1986, một đạo luật được ban hành lần đầu tiên quy định tính độc lập của những thẩm

21

ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn

chính cũng tương tự như các thẩm phán tư pháp.

Năm 1953 các tòa hành chính sơ thẩm được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ các cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết một số loại khiếu kiện hành chính nhất định (Conseils de Préfecture). Địa vị pháp lý của các thẩm phán của các tòa án này đơn thuần là các công chức nhà nước. Họ vẫn thuộc quyền kiểm soát của Bộ nội vụ, những người có quyền thuyên chuyển hoặc cách chức hộ như đối với những công chức thông thường.

─ Khi các Tòa án hành chính Phúc thẩm được thành lập vào năm 1987 thì những đảm bảo tương tự cũng được áp dụng thống nhất cho các thẩm phán của Tòa hành chính Phúc thẩm.

─ Khác với các thẩm phán tư pháp và các thẩm phán ở các cấp tòa hành chính thấp hơn, các thành viên của Hội đồng Nhà nước của Pháp chỉ là những công chức đơn thuần. Họ không được hưởng quy chế bổ nhiệm suốt đời hay không bị thuyên chuyển sang một công việc mới.

Các thành viên của Hội đồng Nhà nước còn lệ thuộc nhiều vào Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng – hoặc Tổng thống và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, người thực tế giữ chức vị Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thay mặt Thủ tướng.

Do không được bảo vệ bởi nguyên tắc bổ nhiệm suốt đời nên tính độc lập của các thẩm phán hành chính tại Hội đồng Nhà nước rất dễ bị tác động từ phía các cơ quan và chức vụ hành chính liên quan.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh về hệ thống pháp luật anh, pháp và mỹ (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)