Vị trí và chức năng của Tối cao pháp viện Mỹ trong hệ thống tòa án của Mỹ

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh về hệ thống pháp luật anh, pháp và mỹ (Trang 57 - 60)

III. ĐÀO TẠO LUẬT VÀ NGHỀ LUẬT Ở ANH

c) Vị trí và chức năng của Tối cao pháp viện Mỹ trong hệ thống tòa án của Mỹ

²Vị trí:

Khác với hệ thống tòa án của người Anh, Tòa án tối cao của người Mĩ là cấp xét xử cao nhất trong hệ thống tòa án Liên bang và là tòa án thật sự rất có quyền lực. — Được thành lập năm 1787 bởi Hiến pháp, Tòa án tối cao vừa là cơ quan xét xử sơ thẩm và phúc thẩm cuối cùng đối với những vụ việc quan trọng vừa là cơ quan thẩm định tối cao tính hợp hiến của các đạo luật cụ thể.

— Tòa này có trụ sở duy nhất đặt tại thủ đô Washington. Tòa tối cao hiện nay bao gồm 9 thẩm phán, trong đó sẽ có một thẩm phán giữ vai trò Chánh án. Thẩm phán của tòa án tối cao cũng như các tòa án Liên bang khác do Tổng thống bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Thượng nghị viện. Để có thể đưa ra phán quyết, phải có sự đồng ý của ít nhất 6 thẩm phán.

²Chức năng:

22

ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn

— Tòa tối cao có thẩm quyền xét xử sơ thẩm chung với thẩm quyền của tòa án khu vực . Tuy nhiên, Hiến pháp quy định có hai trường hợp bắt buộc phải được xét xử sơ thẩm ở Tòa án tối cao. Đó là:

+ Vụ án là sự tranh chấp giữa các bang; + Sự việc do Đại sứ nước ngoài khởi kiện.

Ä Vì là cấp xét xử cao nhất trong hệ thống tòa án nên bản án sơ thẩm của Tòa án tối cao có giá trị chung thẩm không thể bị kháng cáo hay kháng nghị ở bất kì tòa nào khác.

— Tuy nhiên, Tòa tối cao chủ yếu thực hiện xét xử phúc thẩm với tư cách là cấp phúc thẩm cuối cùng trong hệ thống tòa án Mỹ. Tòa án tối cao Mỹ có thẩm quyền xét xử chung thẩm đối với:

+ Các kháng cáo, kháng nghị chuyển lên từ tòa án phúc thẩm liên bang;

+ Một số phán quyết của tòa án tối cao bang. Chỉ thực hiện phúc thẩm bản án của

tòa án tối cao bang khi phán quyết chung thẩm của Tòa án bang trái với Hiến pháp hay với luật Liên bang nhằm mục đích bảo vệ tính chất tối cao của Hiến pháp và bảo đảm thống nhất về sự giải thích các đạo luật Liên bang.

Ä Do đó, nó là cơ quan có tiếng nói cuối cùng trong việc giải thích Hiến pháp, các đạo luật của cơ quan lập pháp và các hiệp ước.

— Để giảm tải áp lực cho Tòa án tối cao, Quốc hội đã cho phép Tòa án tối cao có quyền tùy ý đối với một số ngoại lệ: Tòa chỉ xét xử những vụ việc mà Tòa muốn xử; tiếp nhận những kháng cáo, kháng nghị nếu cho rằng đó là vụ việc quan trọng hoặc vì mâu thuẫn nào đó trong các phán quyết của Tòa phúc thẩm Liên bang. Khi thụ lý hay từ chối giải quyết vụ việc, Tòa không cần phải đưa ra lý do.

— Thẩm quyền “đặc lệnh lấy lên xét xử lại” – (certiorari): Tòa án tối cao có được thẩm quyền này kể từ năm 1925.

Chức năng giải thích Hiến pháp

— Chính quyền này đã góp phần tạo nên danh tiếng và uy tín của Tối cao pháp viện Mỹ. Hiến pháp năm 1787 là bản Hiến pháp hết sức ngắn gọn và nhiều khi không rõ

23

ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn

pháp.

— Với thẩm quyền giải thích Hiến pháp, Tòa án tối cao đã phát triển những tư tưởng cơ bản của của Hiến pháp vào nhiều lĩnh vực cụ thể nhất là bảo vệ các quyền công dân và quyền con người, chống lại sự lạm dụng quyền lực của cơ quan nhà nước.

— Việc diễn giải Hiến pháp của Tòa án tối cao còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phân chia thẩm quyền lập pháp giữa Liên bang và bang (Liên hệ đến phần phân chia thẩm quyền lập pháp giữa bang và Liên bang trong phần II)

Chức năng bảo hiến

— Chức năng quan trọng này phát sinh không ngoài thẩm quyền giải thích Hiến pháp được Tối cao pháp viện sáng tạo ra năm 1803 dưới quyền của chánh án Marshall thông qua vụ án Marbury kiện Madison.

— Về mặt hình thức, Hiến pháp là mộ văn kiện pháp lý đặc biệt do một cơ quan đặc biệt làm ra theo những thủ tục pháp lý vô cùng chặt chẽ. Văn kiện đó chứa đựng những yếu tố quan trọng nhất của một chính thể, cơ cấu của các cơ quan quyền lực… và tất cả những quy định đó đòi hỏi phải có sự tuân thủ một cách triệt để từ các cơ quan công quyền và đây cũng chính là nguyên tắc tối cao của Hiến pháp. è Hiến pháp Mỹ lúc đầu quy định về hệ thống tư pháp còn khá mờ nhạt hơn so với hai hệ thống quyền lực còn lại. Tuy nhiên, với những thẩm phán tài năng, quyền lực của hệ thống tư pháp đã được cũng cố hơn trước rất nhiều. Tòa án tối cao Mỹ đã thực sự trở thành một đối trọng với hai thiết chế còn lại.

IV. NGHỀ LUẬT VÀ ĐÀO TẠO LUẬT

Câu hỏi:

1. Đặc trưng trong đào tạo luật của Mỹ là gì?

2. So sánh đào tạo luật của Mỹ và đào tạo luật của Anh? 3. So sánh đào tạo luật của Mỹ và đào tạo luật của Pháp?

4. Trình bày phương pháp socrat thường được sử dụng trong đào tạo luật của Mỹ?

24

ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn

Giống với Anh và đa số những nước theo hệ thống thông luật khác, quan niệm về nghề luật ở Mĩ chủ yếu bao gồm các nghề: luật sư, những cố vấn pháp lý tại các công ty hay xí nghiệp, thẩm phán và giáo sư luật. Tuy nhiên, mô hình đào tạo luật ở Mĩ lại mang những đặc trưng riêng không giống với các nước châu Âu và ngay cả Anh.

1 Đào tạo luật

- Trái ngược với Anh nhưng lại giống với Châu Âu lục địa, tại Mỹ có các luật gia được đào tạo một cách bài bản tại Trường Luật (Law schools).

- Năm 1774 trường luật đầu tiên của Mỹ được thành lập ở Connecticut. Sau đó đào tạo luật ở Mỹ đã phát triển nhanh chóng và đến nay trên toàn nước Mĩ có khoảng 183 trường luật, trong đó có khoảng 106 trường dân lập, 77 trường công lập.

- Tương tự như các nước châu Âu, việc đào tạo luật ở Mĩ được thực hiện một cách bài bản nhưng khác ở chỗ trong khi các nước châu Âu thực hiện việc đào tạo luật ở bậc đại học thì Mĩ lại thực hiện ở bậc sau đại học.

- Phương pháp được các trường đào tạo luật ở Mỹ ưa chuộng là phương pháp tình huống (Case – method).

Phương pháp giảng dạy này rất phù hợp với tính phức tạp của hệ thống pháp luật Mỹ nói chung và hệ thống án lệ nói riêng. Các trường đào tạo luật trên thực tế thường đặt ra mục tiêu đào tạo ra những luật sư có khả năng thắng kiện hơn là thầy giáo dạy học.

- Một số các trường luật ở Mĩ hiện đang thử nghiệm việc sử dụng chương trình thực tập. Theo đó, sinh viên sẽ được tham gia vào các công việc thật sự và họ học luật bằng cách xử lý tình huống thực tế.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh về hệ thống pháp luật anh, pháp và mỹ (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)