Michel Cordier, Công chứng viên với vai trò là bổ trợ viên tư pháp, Tài liệu Nhà pháp luật Việt Pháp.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh về hệ thống pháp luật anh, pháp và mỹ (Trang 95 - 97)

D Hội đồng Hiến pháp (Conseil Constitutionnel) Thẩm quyền:

21 Michel Cordier, Công chứng viên với vai trò là bổ trợ viên tư pháp, Tài liệu Nhà pháp luật Việt Pháp.

34

ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn

Thứ nhất, công chứng viên có nghĩa vụ tư vấn một cách công minh cho các bên

giao kết hợp đồng, lưu ý họ về phạm vi, các hệ quả, rủi ro có thể phát sinh từ hợp đồng để bảo vệ lợi ích của tất cả các bên trong hợp đồng, dù đó là bên bán hay bên mua.

Với nghĩa vụ tư vấn này, công chứng viên không chỉ làm nhiệm vụ cùng ký vào hợp đồng, xác nhận ý chí của các bên trong hợp đồng, mà còn có nhiệm vụ giúp đỡ các bên thể hiện ý chí đó trong hợp đồng, lựa chọn các thể thức ký kết hợp đồng phù hợp tuỳ thuộc vào mục đích của hợp đồng, vào các quy định pháp luật áp dụng cho hợp đồng, thông tin cho các bên biết về những hệ quả pháp lý, thuế có thể phát sinh từ quan hệ hợp đồng.

Như vậy, công chứng viên giữ một vai trò mang tính xã hội vì công chứng viên phải có trách nhiệm quan tâm đến các lợi ích vật chất, kinh tế cũng như tinh thần của khách hàng dù khách hàng là một cá nhân, hộ gia đình hay một doanh nghiệp.

Thứ hai, công chứng viên có nhiệm vụ hoà giải sự bất đồng về quan điểm của các

bên trong quá trình soạn thảo hợp đồng, để đảm bảo sự công bằng trong hợp đồng, đảm bảo tôn trọng quyền lợi chính đáng của mỗi bên giao kết.

Yêu cầu về hợp đồng công bằng là một yêu cầu rất quan trọng của công chứng, do vậy, công chứng viên thực sự giữ vai trò trọng tài và hoà giải các bên. Điều này nhằm mục đích phòng ngừa xảy ra tranh chấp hợp đồng sau này.

Thứ ba, công chứng viên có nhiệm vụ bảo quản các văn bản.

Công chứng viên phải cấp bản sao có chứng thực của các văn bản do mình ký. Các văn bản do công chứng viên lập là các văn bản công, không thuộc sở hữu của công chứng viên cũng như các bên mà thuộc về kho lưu trữ của Nhà n ước.

Thứ tư, công chứng viên có nhiệm vụ thu thuế.

Khi nhận một văn bản, công chứng viên có trách nhiệm tính mức thuế áp dụng đối với hợp đồng, thu tiền từ khách hàng và nộp khoản thu đó cho cơ quan thuế. Để làm nhiệm vụ này, công chứng viên phải hiểu biết rất rõ các quy định pháp luật về

35

ThS. Nguyễn Thị Hằng_Email: nthang@hcmulaw.edu.vn

khách hàng trư ớc cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật so sánh về hệ thống pháp luật anh, pháp và mỹ (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)