Dự báo môi trường kinh doanh năm 2012

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÔN VÀ SỬ DỤNG VÔN TẠI CHI NHÁNH KỲ HÒA NH TMCP Á CHÂU (Trang 92)

Kinh te the giới dự báo năm 2012 có nhiều khó khăn, có nhiều yếu tố tác động xấu đen đà phục hồi, thậm chí có thể rơi vào đợt suy thoái mới. Riêng châu Á vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh te toàn cầu vì có khả năng phục hồi tốt hơn các khu vực khác.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam không nhiều và khả năng cạnh tranh của Việt Nam bị suy giảm so với các nước trong khu vực.

Do nhiều nguyên nhân, việc tái cấu trúc kinh te cũng như tái cấu trúc NH sẽ chậm lại. Tốc độ tăng GDP khó có thể đạt mức 6-6,5% theo ke hoạch nếu không có những điều chỉnh mạnh trong điều hành kinh te nói chung.

Chính sách tiền tệ Việt Nam sẽ linh hoạt hơn, lạm phát dưới 10%, tăng trưởng tín dụng 15-17%. Lãi suất tín dụng có thể sẽ giảm thêm nhằm chia sẻ bớt khó khăn cho các doanh nghiệp nên lợi nhuận năm 2012 có thể bị giảm đi so với năm trước.

Khoảng cách giữa các NHTM hàng đầu bị thu hẹp do những chính sách tiền tệ và chính sách hành chính áp dụng sẽ làm tốc độ tăng trưởng của các NHTM lớn, có tính tuân thủ cao bị chậm lại.

Cạnh tranh giữa các NHTM cũng khốc liệt và khó khăn hơn cộng với các nghiệp vụ NH có tính công nghệ cao như kinh doanh vàng và các sản phẩm phái sinh, vốn là the mạnh của ACB, bị hạn che và thu hẹp.

4.1.2 Định hưởng chung của NH TMCPÁ Châu năm 2012

Năm 2012, ACB đề ra ke hoạch phát triển theo các chỉ tiêu như sau:

~ 84 ~

Lợi nhuận 5,500 tỷ đồng; trong đó lợi nhuận kênh phân phối tăng 35-40% so với năm 2011

Tổng tài sản tăng 35-40%.

Tăng truởng tín dụng ở mức 17% (có thể hơn nếu đuợc sự cho phép của NHNN).

Quản lý rủi ro tín dụng trong đó: nợ từ nhóm 2 trở lên ở mức 2%, nợ từ nhóm 3 trở lên không quá 1%.

Không để xảy ra các rủi ro vận hành, mất mát do con nguời gây ra thiệt hại về tài sản cho NH.

Phát triển thêm 66 kênh phân phối mới, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để mở rộng hoạt động ra nuớc ngoài.

Đe thực hiện tốt định hướng trên, ACB đã xây dựng chương trình hành

động như sau:

_Tăng cường công tác dự báo để chủ động điều hành kinh doanh linh hoạt theo diễn biến thị trường.

_Ưu tiên đẩy mạnh công tác huy động vốn để củng cố khả năng thanh khoản, tạo nguồn cho hoạt động tín dụng, tìm giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn vì nếu chỉ dựa vào tiền gửi tiết kiệm là điều khó trong bối cảnh trần lãi suất huy động luôn bị khống che.

_Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh dư nợ cho vay trong lĩnh vực bán lẻ, tập trung KHDN vừa và nhỏ (SME) và KHCN.

_Neu được NHNN cho phép, ACB sẽ mở thêm 66 đơn vị trong năm 2012. _Phát triển hệ thống kênh phân phối theo chiều sâu.

_Tiếp tục xúc tiến thành lập Công ty kinh doanh vàng đã được đại hội đồng cổ đông thông qua năm 2009.

_Khẩn trương thực hiện công tác tăng vốn để đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN và thực hiện mục tiêu kinh doanh 2012.

_Chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành, tái cấu trúc kênh phân phối, tái cấu trúc Hội sở theo hướng tách bạch NH bán lẻ ra khỏi hoạt động của NH bán buôn.

~ 85 ~

_Xây dựng và đưa vào vận hành chức năng quản trị rủi ro, quản trị tài chính và tổ chức quản trị nguồn nhân lực.

_Tăng cường năng lực công nghệ theo tiêu chí “vận hành an toàn và phát triển nhanh” nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của NH.

_Tập trung nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng với chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có của ACB và mong muốn của khách hàng với các sản phẩm tài chính.

_Chính sách nhân sự: điều chỉnh lương toàn hệ thống phù hợp với thị trường, xây dựng hệ thống đãi ngộ cho cán bộ, quản lý hiệu quả công việc theo nguyên tắc thẻ điểm cân bằng (BSC) và theo kết quả kinh doanh của đơn vị.

_Tăng cường kiểm tra sự tuân thủ và rủi ro vận hành, kiểm soát rủi ro giao dịch, rủi ro nghiệp vụ hỗ trợ tín dụng, kiểm soát kho quỹ.

_Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để mở rộng phạm vi hoạt động của ACB ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.

4.1.3 Định hướng phát triển của chi nhánh Kỳ Hòa năm 2012

về hoạt động huy động von

Đẩy mạnh công tác huy động vốn trên tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, có chính sách khuyến khích khách hàng gửi tiền lãi suất thả nổi để hạn che rủi ro lãi suất cho NH.

Phát triển sản phẩm thẻ: khoảng 2,000 thẻ ghi nợ; 1,500 thẻ trả trước; 500 thẻ tín dụng.

Khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ACB Online- Mobile Service, Call Center 247.

Tăng trưởng tiền gửi khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh. Hạn che rủi ro giao dịch, rủi ro lãi suất.

về hoạt động tín dụng

Chi nhánh đang hướng tới hoàn thiện việc phân đoạn khách hàng, tập trung tăng trưởng và phát triển. Nhóm khách hàng mà chi nhánh đặc biệt chú trọng (khách hàng mục tiêu) là:

~ 86 ~

_Khách hàng cá nhân: vay sản xuất kinh doanh, mua/xây dựng/sửa chữa nhà/đất, vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, vay tiêu dùng tín chấp (khách hàng có nguồn thu nhập từ lương, ưu tiên trả lương qua tài khoản ACB), vay sản xuất nông nghiệp.

_Khách hàng doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ vay sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp xuất khẩu; doanh nghiệp vừa quy mô lớn và doanh nghiệp lớn vay bổ sung vốn lưu động, đầu tư tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh có sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ khác tại ACB; riêng doanh nghiệp nhà nước hạn che cho vay trung dài hạn.

Cán bộ tín dụng phải có sự chọn lọc, tiếp cận khách hàng có đủ tiêu chuẩn cấp tín dụng, tăng trưởng tín dụng thận trọng, thường xuyên kiểm soát tín dụng, phân tích đánh giá thực trạng khoản vay, hạn che khoản vay khó thu hồi nợ, thu hồi nợ quá hạn, phòng ngừa rủi ro.

Quản lý sự cân đối tài sản nợ và tài sản có.

❖về thu nhập

Thu nhập ròng từ lãi chiếm 70% lợi nhuận Thu nhập từ dịch vụ chiếm 20% lợi nhuận

Kinh doanh vàng và ngoại tệ chiếm 10% lợi nhuận

Bảng 4.1: Chỉ tiêu kế hoạch hoạt động của chi nhánh năm 2012

Đ VT: triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2011 Kế hoạch 2012

A Huy động 966,280 1,350,00 I. KHCN 881,017 1,230,00 0 1/ TGTK 851,746 1,190,00 0 2/ TGTT 29,271 40,00 II. KHDN 85,26 3 120,000 1/ TGTT+ ký quỹ 66,063 95,000 2/ TG có kỳ hạn 19,200 25,000 B Dịch vụ Phí dịch vụ 3,685 4,000 ~ 87 ~

C TTQT

Doanh số TTQT 7,989,548 USD 8,500,000 USD

D Tín dụng 650,53 760,00 I. KHCN và 1/ Du nợ 269,41 8 315,000 2/ Nợ quá hạn 2% 0.5% I. KHDN 1/ Du nợ 381,12 1 445,00 0 2/ Nợ quá hạn 0.4% 0.2% Nguồn: Phòng hành chánh

4.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốntại chi nhánh Kỳ Hòa NH TMCP Á Châu tại chi nhánh Kỳ Hòa NH TMCP Á Châu

4.2.1 Giải pháp đổi với huy động von

Quản lý nguồn von, đảm bảo khả năng thanh khoản, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Sau khi nhận đuợc chỉ tiêu ke hoạch nguồn vốn của Hội sở, chi nhánh cần lên kế hoạch chi tiết về nguồn vốn bao gồm: số luợng, cơ cấu, tốc độ tăng truởng nguồn vốn , các phuơng án huy động vốn, chính sách lãi suất, công cụ sử dụng...

Việc lập ke hoạch nguồn vốn phải dựa trên chính sách phát triển của NH, mục tiêu tăng truởng của chi nhánh, kết quả huy động vốn kỳ truớc, thị phần huy động vốn trên TP.HCM.

Xây dựng ke hoạch nguồn vốn nhằm đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH.

Trên cơ sở đó, chi nhánh lập ra chỉ tiêu về tổng vốn huy động, cơ cấu, loại kỳ hạn, loại tiền, lãi suất.. .theo từng loại sản phẩm huy động.

Quản lý chi phí huy động vốn sao cho phù hợp với từng loại sản phẩm huy động, phù hợp với cơ cấu và thu nhập cho vay.

Cần thực hiện tốt hơn nữa công tác phân tích, đánh giá tình hình thực hiện ke hoạch nguồn vốn của toàn chi nhánh để qua đó có những biện pháp khắc phục khó khăn tồn tại, phát huy uu điểm và lợi the gia tăng nguồn vốn huy động.

~ 88 ~

Nghiên cứu thi trường nguồn vốn huy động

Thị trường huy động vốn là thị trường có tính cạnh tranh gay gắt giữa các NH và các tổ chức tài chính khác nhau. Trước khi phát triển, triển khai các loại sản phẩm huy động mới, NH phải tìm hiểu nhu cầu của thị trường, môi trường hoạt động bao gồm các sản phẩm dịch vụ ở các NH khác nhằm hoàn thiện và có phương hướng phát triển đúng đắn trong tương lai.

Chi nhánh cần tiến hành nghiên cứu thị trường, phân nhóm các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu của họ dựa trên khả năng và môi trường kinh doanh của chi nhánh và xu hướng sử dụng tiền tệ trong tương lai nhằm tạo ra sản phẩm huy động vốn khác biệt, hiệu quả hơn so với các NH khác.

Đa dạng hóa hình thức huy động von

Phát triển sản phẩm thẻ đa dạng, nhiều chương trình khuyến mãi cho thẻ gắn với nhu cầu thực te của khách hàng theo từng thời kỳ.

Khai thác nguồn vốn giá rẻ qua sản phẩm tiền gửi thanh toán ở khách hàng doanh nghiệp, ưu đãi với khách hàng doanh nghiệp lớn.

Hầu hết các sản phẩm huy động vốn của các NHTM đều giống nhau về cách thức sử dụng chỉ khác nhau tên gọi. Vì vậy, NH cần nghiên cứu phát triển loại sản phẩm khác biệt với những loại sản phẩm đã có trên thị trường. Phát triển các loại sản phẩm huy động phân theo đối tượng gửi tiền như giới tính, độ tuổi, thu nhập, địa vị xã hội.. .hoặc phân theo mục đích sử dụng.

Tăng cường huy động von đạc biệt là nguồn von trung và dài hạn

Chúng ta nhận thấy hoạt động tín dụng tăng trưởng đòi hỏi hoạt động huy động vốn phải tăng trưởng theo. Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy với mức tăng trưởng tín dụng cao hơn hoặc bằng mức tăng trưởng huy động vốn thì sẽ dẫn đen sự thiếu hụt nguồn vốn cho các NH vì ngoài hoạt động tín dụng, NH còn thực hiện các dịch vụ khác. Sự thiếu hụt nguồn vốn làm hạn che sự tăng trưởng tín dụng và làm ảnh hưởng đen khả năng thanh khoản NH. Giải pháp cho vấn đề này là ngoài việc thu hút lượng tiền gửi từ khách hàng, từ thị trường liên NH, các NH cần phải nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn từ các chương trình liên kết với các công ty bảo hiểm,

~ 89 ~

thông qua việc phát triển các dịch vụ tài khoản của khách

hàng. Các NHTM cần nỗ

lực tối đa để lọt vào tầm ngắm của các nguồn vốn uỷ thác đầu tư

của các tổ chức tài

chính quốc te (nguồn vốn có chi phí thấp), các tiêu chí thường

sử dụng để chọn NH

trong nước tham gia. Vì vậy, để hoàn thành công tác huy động

vốn, NH cần phân

chia khách hàng thành nhiều khối và tuỳ vào mỗi nhóm khách hàng

sẽ có đặc điểm

riêng với những chính sách huy động linh hoạt mà NH cần áp dụng.

Khối khách hàng là các tổ chức và doanh nghiệp thì mục đích của họ gởi tiền chủ yếu nhằm bảo đảm an toàn tài sản công ty, thuận tiện trong thanh toán, kinh doanh. Đây là nguồn tiền lớn chưa sử dụng của doanh nghiệp mà NH cần tranh thủ thu hút. Theo đó, RA cần có ke hoạch tiếp thị các sản phẩm dịch vụ tín dụng cùng các gói sản phẩm khuyến khích doanh nghiệp gửi tiền nhằm hưởng ưu đãi về lãi suất và dịch vụ.

Khối khách hàng cá nhân là khối khách hàng chính yếu để thu hút vốn nhàn rỗi, tạo nên nguồn vốn chính cho NH. Đe thu hút vốn trung dài hạn, cần có chính sách lãi suất cạnh tranh cùng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

4.2.2 Giải pháp đối với sử dụng vốn

Đa dang hoá các phương thức cho vay

Các phương thức cho vay mà NH áp dụng trong thời gian qua hầu hết là các phương thức cho vay truyền thống như cho vay theo món, theo hạn mức, theo dự án đầu tư, trả góp. Chi nhánh chưa phát triển cao những phương thức cho vay như đồng tài trợ, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi. Đây chính là những kênh rất hiệu quả cho các NH tăng dư nợ cho vay. Đặc biệt với hình thức cho vay hợp vốn, các NH sẽ có cơ hội tham gia vào những dự án lớn nhằm tăng dư nợ tín dụng, học tập thêm kinh nghiệm quản lý dự án và chia sẻ rủi ro trong cho vay. Đây cũng là tiền đề để các NH bước đầu làm quen với các dự án quốc te sau này.

Mở rông đối tương cho vay tín dung

Trong các đối tượng mà NHNN cho phép các tổ chức tín dụng cho vay có thành phần kinh te là các pháp nhân và cá nhân nước ngoài chưa được chi nhánh

~ 90 ~

phát triển mạnh đối tượng này. Nguyên nhân là do khác biệt

ngôn ngữ, văn hoá...

nên chi nhánh e ngại trong vấn đề xem xét cho vay, nhất là khi

thu hồi vốn. Các đối

tượng này gần như chỉ có thể vay vốn ở các NH liên doanh hoặc

chi nhánh NH

nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, Nhà nước ta rất

khuyến khích cho các

nhà đầu tư bỏ vốn vào Việt Nam, tổ chức sản xuất kinh doanh với

việc sử dụng

nguồn lao động tại chỗ, vì vậy đây cũng là một lượng khách hàng

rất lớn cho NH

Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp đầu tư trong các khu công

nghiệp, khu che

xuất. Các NH Việt Nam cần tiếp cận vào những đối tượng này nhằm

tăng cao dư nợ

cho vay và chiếm lĩnh thị trường các hoạt động xuất nhập khẩu của họ qua NH.

Tăng trưởng dư nợ cho vay

Muốn tăng trưởng dư nợ cho vay, các cán bộ tín dụng có thể thực hiện hai phương pháp sau đây:

> Hạn chế giảm dư nợ

Cán bộ tín dụng phải liên hệ, chăm sóc tốt khách hàng hiện tại của chi nhánh. Cán bộ tín dụng phải nắm được tình hình và mong muốn của khách hàng. Đối với các khoản vay đáo hạn đen kỳ, cán bộ tín dụng phải liên hệ trước để tiến hành tư vấn làm lại hồ sơ vay tiếp tại chi nhánh, phòng ngừa và ngăn chặn để không mất khách hàng. Cán bộ tín dụng chăm sóc khách hàng hiện tại, trong trường hợp khách hàng hiện tại muốn đăng ký một phần hoặc toàn bộ số vốn trước hạn thì nên tìm hiểu lý do. Neu lý do này xuất phát từ ACB thì cán bộ tín dụng tìm giải pháp và thuyết phục khách hàng duy trì dư nợ bằng các phương án như: giảm lãi suất vay hiện tại hoặc các đề xuất khác nếu cần trình ký cấp thẩm quyền cao hơn. Cán bộ tín dụng tư vấn và cố gắng thuyết phục khách hàng gửi tiết kiệm số tiền thanh lý trước hạn đó tại chi nhánh. Lợi ích của ACB là không giảm dư nợ và tăng trưởng thêm được khoản tiền gửi. Lợi ích của khách hàng là không bị phạt trước hạn, có tiền lãi tiết kiệm và quan trọng là khi cần khách hàng có thể sử dụng nguồn tiết kiệm bất cứ lúc nào.

~ 91 ~

> Tăng trưởng dư nợ mới

Dư nợ mới này tăng trưởng qua các nguồn khách hàng sau: khách hàng hiện có dư nợ của chi nhánh, khách hàng cũ đã thanh lý khoản vay, khách hàng mới.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÔN VÀ SỬ DỤNG VÔN TẠI CHI NHÁNH KỲ HÒA NH TMCP Á CHÂU (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w