Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÔN VÀ SỬ DỤNG VÔN TẠI CHI NHÁNH KỲ HÒA NH TMCP Á CHÂU (Trang 108 - 110)

❖Lành mạnh hóa môi trường tài chính tiền tê

Cho phép các NH yếu kém phá sản nhằm giảm chi phí cứu cánh của nhà nước, tuân theo quy luật kinh te: nếu hoạt động yếu kém, không lành mạnh tự khắc sẽ bị đào thải.

Cần tổ chức kiểm tra, sát hạch định kỳ hoạt động của các NH nhằm chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai sót, vi phạm; đưa hoạt động của các NH đi vào khuôn khổ, tránh tiêu cực, công khai hoạt động của NH.

NHNN cần triển khai rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách về quản trị NH để quản trị rủi ro trong hoạt động NH nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng của các tổ chức tín dụng.

NHNN cần thực thi vai trò của mình hiệu quả hơn thông qua các quyết định cụ thể, rõ ràng, nhất quán.

Ban hành văn bản quyết định không trả lãi cho khách hàng rút trước hạn để bảo vệ tính bền vững của nguồn tiền gửi.

NHNN cần có sự phối hợp với cơ quan quản lý, Chính phủ, Quốc hội trong việc quản lý hoạt động của hệ thống NH.

Trong năm 2012, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện Quyết định 254 của Thủ tướng về Đe án “Cơ cấu lại Hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Quyết định này tạo ra một hành lang rộng để xử lý các NH yếu kém, và đề ra một loạt chỉ tiêu cần phải đạt được cho đen năm 2015. Quyết định này cũng đưa ra các phương án tái cơ cấu, bao gồm việc để NHNN trực tiếp mua lại vốn chủ sở hữu của các NH yếu kém, tăng tỉ lệ sở hữu cho các ngân hàng nước ngoài tại các tổ chức tín dụng trong nước, khuyến khích các ngân hàng mạnh hơn mua lại các khoản vay và tài sản có chất lượng tốt từ các NH yếu kém, và cho phép các ngân hàng bán nợ xấu cho Công ty Mua bán Nợ và Tài sản tồn đọng (DATC).

~ 100 ~

Tuy nhiên, tiến trình tái cấu trúc cần thận trọng, đánh giá đuợc một cách hợp lý chi phí tiềm năng của quá trình tái cơ cấu và huy động đuợc nguồn lực cần thiết để thực hiện lộ trình vạch ra. NHNN cần có sự cân nhắc khi lập công ty mua bán nợ. Nợ xấu ở các NH TMCP đa phần đuợc tạo nên bởi các cổ đông, các nhóm lợi ích. Vì vậy, nếu mua lại nợ xấu, là giải cứu cho các nhóm lợi ích đó, tiếp tục tạo nên mảng đen trong hệ thống NH. Theo đó, cần tăng cuờng minh bạch và công khai thông tin, hạn che rủi ro và tác động tiêu cực do cạnh tranh giữa các NH cũng nhu duy trì ổn định niềm tin của công chúng trong quá trình tái cấu trúc.

Giải quyết vấn nạn NH gia tăng nợ xấu, tăng trưởng tín dụng âm, thừa thanh khoản

Thứ nhất, giảm kỳ hạn, giữ nguyên nhóm nợ và có thể quyết định nên cho vay mới hay không. Cụ thể, khi nợ đã trở về tương đối tốt, NH có thể cho hoặc không cho vay mới tùy thuộc vào việc đánh giá tiềm năng phát triển thị trường của doanh nghiệp.

Thứ hai, khoanh nợ cũ (không thu lãi) và cho vay mới chỉ áp dụng với những doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển.

Thứ ba, buộc các NHTM phải sử dụng dự phòng rủi ro triệt để để xóa nợ, đặc biệt những khoản nợ cho vay tín chấp, không có khả năng đòi nợ được thì phải xóa.

Thứ tư, mua bán nợ và cho vay mới tùy thuộc vào đánh giá của NH. Thứ năm, xử lý phá sản (không cho vay mới).

Thứ sáu, xử lý tài sản phân loại nợ theo loại nợ có tài sản the chấp hay tín chấp.

Thứ bảy, phân loại doanh nghiệp có khả năng tồn tại hoặc không có khả năng tồn tại để quyết định cho hay không cho vay mới

Trên đây là những biện pháp có tác dụng tích cực giảm bớt nợ xấu, làm cho hoạt động tín dụng ở các NH được thông thoáng nhưng việc hạn che nợ xấu trong tương lai còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Khi diễn biến thị trường còn nhiều phức tạp, NHNN cần có sự phối hợp tốt với Chính phủ thực thi các chính sách tài

~ 101 ~

khóa, tiền tệ, điều tiết cung cầu vốn, tăng truởng tín dụng

an toàn và đều đặn, từng

buớc bài trừ những tiêu cực trong hệ thống NH Việt Nam.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÔN VÀ SỬ DỤNG VÔN TẠI CHI NHÁNH KỲ HÒA NH TMCP Á CHÂU (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w