Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 4 (Trang 42)

. , ,

2.2.3. Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân

2.2.3.I. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

Lập hồ sơ tín dụng là bước căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn, là bước quan trọng vì nó là bước thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các bước sau.

Tùy theo mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng, loại tín dụng yêu cầu quy mô tín dụng, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau. Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần phải thu thập thông tin từ khách hàng như sau:

- Thông tin năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng. - Thông tin về tình hình tài chính của khách hàng.

- Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng. - Thông tin về đảm bảo tín dụng.

Để thu thập được những thông tin căn bản trên, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn (theo đúng mẫu quy định của ngân hàng). - CMND, hộ chiếu, hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú.

- Giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh do cơ quan có đủ thẩm quyền cấp. - Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản đảm bảo nợ vay. - Các giấy tờ có liên quan khác nếu cần thiết.

2.2.3.2. Thẩm định hồ sơ và mục đích vay vốn

Quy trình thẩm định là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình, nó giúp cán bộ tín dụng có được những kết luận đúng đắn trong việc đưa ra quyết định.

Nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng gửi tới, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích, đánh giá trên nhiều mặt, nhiều chỉ tiêu nhưng chủ yếu làm rõ các mặt sau đây:

- Thẩm định hồ sơ pháp lý

- Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Thẩm định tình hình tài chính và nguồn thu nhập để trả nợ của khách hàng, - Thẩm định tính hợp pháp của TSĐB.

Qua việc thẩm định, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá được khả năng, tính hiệu quả thực thi của dự án, từ đó giúp cho cán bộ tín dụng đưa ra mức vay, thời hạn thu hồi nợ hợp lý, tạo điều kiện cho khách hàng vay trả được nợ, đồng thời giúp hạn chế mức thấp nhất rủi ro về tín dụng.

2.2.3.3. Lập tờ trình thẩm định về hồ sơ vay vốn của khách hàng

Ngay sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định cho vay của KH và phương án vay vốn từ cơ sở các thông tin đã thu thập được. Trong tờ trình phải có ý kiến, nhận xét, kết luận của cán bộ tín dụng về:

- Đánh giá nguồn và chất lượng số liệu, tài liệu của khách hàng đã cung cấp. - Đề xuất cho vay hoặc từ chối cho vay, lý do không cho vay.

- Đánh giá mức độ rủi ro, hiệu quả kinh tế và lợi ích từ khoản vay.

Trong quá trình lập hồ sơ nếu có vướng mắc về các quy định pháp luật có liên quan đến hợp đồng kinh tế, giấy tờ sở hữu TSĐB.. .thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm chuyển đến bộ phận pháp chế tham vấn, kiểm tra cho ý kiến.

2.2.3.4. Xét duyệt cho vay

Căn cứ vào tờ trình thẩm định có đầy đủ ý kiến của cán bộ tín dụng, Ban lãnh đạo xem xét và ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.

❖ Trường hợp từ chối vay

Lập văn bản từ chối và trình ban lãnh đạo.

Thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho khách hàng.

❖ Trường hợp chấp nhận cho vay

Thông báo cho khách hàng về nội dung xét duyệt. Nếu khách hàng không đồng ý, thì thực hiện bị từ chối.

Nếu khách hàng đồng ý, thì chuyển hồ sơ, chứng từ cho cán bộ tín dụng để lập hợp đồng thế chấp, cầm cố đi công chứng pháp lý.

2.2.3.5. Hoàn chỉnh hồ sơ cho vay

Tiến hành soạn thảo văn bản hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản.theo quy định của ngân hàng VietinBank- Chi nhánh 4.

Hoàn tất thủ tục công chứng, đăng ký thế chấp và nhận giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

Lập hợp đồng tín dụng.

Hướng dẫn khách hàng ký tên trên hợp đồng tín dụng và các giấy tờ có liên quan.

Sau khi hoàn tất, hồ sơ được trình lên Trưởng phòng tín dụng xem lại, sau đó ký tên và trình Ban lãnh đạo ký hợp đồng tín dụng.

2.2.3.6. Giải ngân

Phòng Kế toán nhận hồ sơ lưu vào máy, hoạch toán theo chế độ kế toán đã được NHNN hướng dẫn. Sau đó chuyển sang bộ phận kho quỹ để giải ngân, chuyển hồ sơ vay của khách hàng sang phòng quản lý tín dụng để lưu trữ.

Trường hợp món vay giải ngân nhiều lần, tất cả các lần giải ngân sau phải được sự chấp nhận của Trưởng phòng tín dụng trên phiếu đề nghị giải ngân do cán bộ tín dụng lập.

Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền sự vận động của tiền tệ với sự vận động hàng hóa dịch vụ đối ứng nhằm bảo đảm khả năng thu hồi nợ sau này, tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng.

2.2.3.7. Giám sát hợp đồng tín dụng

Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra sau khi cho vay theo quy định của ngân hàng.

Quản lý hồ sơ vay, lập thông báo - lưu trữ thay đổi lãi suất gửi cho khách hàng.

Kiểm tra thường xuyên việc khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích hay không, theo dõi chặt chẽ tình hình tài chính của khách hàng.

Ghi sổ theo dõi cho vay, thu nợ, in danh sách khách hàng trả nợ không đúng hạn và nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.

2.2.3.8. Thu nợ

Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tùy theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính của KH, hai bên có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong các hình thức thu nợ sau:

- Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn.

- Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ. - Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ.

Khách hàng có thể trả nợ trước hạn và phải chủ động trả nợ NH khi đến hạn.

Trước khi đến hạn 7 ngày, cán bộ tín dụng liên lạc với khách hàng qua điện thoại hay thư báo nhắc nhở về việc trả nợ.

Nếu quá hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ.

2.2.3.9. Thanh lý hợp đồng tín dụng

Khi khách hàng trả hết nợ vay gồm cả gốc và lãi, cán bộ tín dụng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng cho khách hàng, đồng thời lập biên bản giải chấp đối với tài sản đã thế chấp trước đó, trao trả lại tài sản cho khách hàng theo đúng quy định.

Trường hợp khách hàng làm đơn xin gia hạn nợ, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình lên Ban lãnh đạo quyết định. Việc gia hạn được thực hiện theo nguyên tắc:

- Thời gian gia hạn tối đa không vượt quá thời hạn cho vay trước. - Bên vay có khó khăn chính đáng và đã trả hết lãi vay.

Khi tài khoản vay được tất toán, cán bộ tín dụng phải tạo hồ sơ tín dụng để lưu; cuối cùng, lưu trữ tại phòng tín dụng quản lý theo chế độ bảo mật.

2.2.4. Tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2012 - 20142.2.4.I. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân 2.2.4.I. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 2.4. Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng tại VietinBank - Chi nhánh 4 giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chênh lệch 2013/2012 Chệnh lệch 2014/2013 +/- % +/- % Doanh nghiệp 1.882.334 1.945.005 2.655.370 1 62.67 3 3,3 710.365 236,5 Cá nhân, hộ gia đình 209.14 8 5 228.18 3 314.84 19.037 0 9,1 86.658 837,9 Tổng cộng 2.091.482 2.173.190 2.970.213 81.708 3,91 797.023 36,6 8 Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị của VietinBank - Chi nhánh 4

Bảng 2.5. Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng tại VietinBank - Chi nhánh 4 giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Khách hàng

31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Doanh nghiệp 1.882.33 4 90 % 1.945.00 5 89,5 % 2.655.370 89,4 % Cá nhân, hộ gia đình 209.14 8 10 % 228.18 5 10,5 % 314.843 10,6 % Tổng cộng 2.091.48 2 % 100 0 2.173.19 % 100 2.970.213 % 100

Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị của VietinBank - Chi nhánh 4

Qua bảng số liệu ta nhận thấy doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, hộ gia đình có sự thay đổi. Cụ thể, doanh số khách hàng doanh nghiệp năm 2013

tăng 62.671 triệu đồng, nhưng tỷ lệ phần trăm tăng tương ứng chỉ là con số nhỏ 3,33% so với năm 2012; năm 2014 tăng 710.365 triệu đồng, tương ứng tăng 36,52% so với năm 2013. Điều này có thể giải thích được là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo dài, chưa có dấu hiệu phục hồi nên doanh nghiệp chưa dám đầu tư, vì vậy mà năm 2013 tỷ lệ tăng trưởng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp còn thấp. Nhưng đến năm 2014, có những chính sách mới từ phía Nhà nước, giúp kinh tế dần đi vào hoạt động, ngày càng có nhiều dự án và cơ hội phát triển, từ đó doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, vì thế có sự chuyển biến tích cực trong doanh số cho vay.

Bên cạnh đó, doanh số cho vay cá nhân và hộ gia đình cũng có sự tăng trưởng hàng năm. Cụ thể năm 2013 tăng 19.037 triệu đồng, tương ứng tăng 9,1% so với năm 2012; năm 2014 tăng 86.658 triệu đồng, tương ứng tăng 37,98% so với năm 2013. Nguyên nhân làm cho doanh số này tăng là do ngân hàng đẩy mạnh việc cải tiến sản phẩm cho vay, thực hiện quảng cáo và tiếp thị.. .thu hút sự quan tâm của khách hàng có nhu cầu đến giao dịch. Nhu cầu vay vốn của các hộ kinh doanh cá thể tăng, việc mua bán kinh doanh diễn ra ngày càng sôi động, nhiều hộ kinh doanh cá thể cần bổ sung vốn để mở rộng quy mô.

Một điểm đáng lưu ý là trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014, doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng nhưng tỷ trọng trong tổng doanh số lại giảm dần qua từng năm. Trong khi đó, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân thì ngược lại, tỷ trọng tuy tăng không đáng kể nhưng lại tăng đều qua từng năm, (Năm 2012 là 10%, đến năm 2013 tăng lên 10,5% và năm 2014 tỷ trọng là 10,6%).

Biểu đồ 2.3. Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng tại VietinBank - Chi nhánh 4 giai đoạn 2012 - 2014

Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị của VietinBank - Chi nhánh 4

Từ biểu đồ và bảng số liệu có thể nhận thấy tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân và hộ gia đình trong tổng doanh số cho vay vẫn còn khá thấp (chỉ chiếm từ 10% đến 10,6%), cho thấy mạng lưới phát triển khách hàng cá nhân trên địa bàn chưa được mở rộng và quan tâm.

Trong thời gian sắp tới, VietinBank - CN4 cần mở rộng hình thức cho vay đến với KHCN nhằm thu hút mọi đối tượng khách hàng đối với ngân hàng, nâng cao hiệu quả trong cho vay. Có thể thấy số tiền cho vay với đối tượng KHCN, hộ gia đình thường không lớn, vốn luân chuyển nhanh nên dễ thu hồi và ít rủi ro. Bên cạnh đó, có nhiều hộ mới bước vào tham gia trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên cần vốn để sản xuất. Do vậy, Chi nhánh nên chủ trương mở rộng đối tượng cho vay, tạo điều kiện cho các KHCN có thể tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất nhằm chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh và đạt hiệu quả hơn. Từ đó, giúp ngân hàng có sự đồng bộ trong cho vay giữa các đối tượng và tăng doanh số cho vay hằng năm lên mức tối đa.

■Doanh nghiệp

2.2.4.2. Doanh số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 2.6. Doanh số thu nợ cho vay KHCN theo thời hạn tại VietinBank Chi nhánh 4 giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 +/- % +/- % Ngắn hạn 180.70 5 177.50 3 276.42 8 - 3.202 - 1,77 98.925 55,7 3 Trung, dài hạn 17.567 17.470 36.415 -97 - 0,55 18.945 108,44 Tông cộng 198.27 2 3 194.97 3 312.84 3.299- 1,66- 117.870 5 60,4 Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị của VietinBank - Chi nhánh 4

Bảng 2.7. Cơ cấu doanh số thu nợ cho vay KHCN theo thời hạn tại VietinBank Chi nhánh 4 giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Ngắn hạn 180.705 91,14 % 177.503 91,04% 276.428 % 88,36 Trung, dài hạn 17.56 7 8,86 % 17.47 0 8,96% 36.415 11,64 % Tông cộng 198.272 100 % 194.973 100% 312.843 100%

Biểu đồ 2.4. Doanh số thu nợ cho vay KHCN theo thời hạn tại VietinBank Chi nhánh 4 giai đoạn 2012 - 2014

Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị của VietinBank - Chi nhánh 4

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy doanh số thu nợ cho vay KHCN của Chi nhánh có sự thay đổi không đều qua từng năm. Năm 2012, tổng doanh số thu hồi nợ đạt 198.272 triệu đồng, trong đó doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng 91,14%, cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 8,86% trong tổng doanh số thu nợ. Điều này hoàn toàn hợp lý, vì Chi nhánh đang tập trung vào việc cho vay ngắn hạn để phù hợp với nhu cầu vay của người dân, đồng thời thu hồi vốn nhanh và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó dưới sự phát triển của địa phương, các hộ sản xuất và cá nhân kinh doanh có hiệu quả nên công tác thu hồi nợ của Chi nhánh đạt 94,8% trên tổng doanh số cho vay KHCN là 209.148 triệu đồng.

Năm 2013, tổng doanh số thu nợ cho vay KHCN đạt 194.973 triệu đồng, có sự giảm nhẹ so với năm 2012, mức giảm là 3.299 triệu đồng, tương đương giảm 1,66%. Trong đó, doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn đạt 177.503 triệu đồng giảm 1,77%, cho vay trung và dài hạn đạt 17.470 triệu đồng, giảm 0,55% so với năm 2012. Qua phân tích cho thấy doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012 là do nền kinh tế chưa ổn định, người dân làm ăn kém hiệu quả nên khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng giảm sút. Tuy nhiên, nhờ năng lực quản lý tốt của Ban lãnh đạo Chi nhánh nên doanh số thu nợ tuy có giảm nhưng chỉ giảm với tỷ lệ khá nhỏ.

300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 276.428 2012 2013 2014 ■Ngắn hạn ■Trung, dài hạn

Đến năm 2014, tổng doanh số thu nợ KHCN của chi nhánh đạt 312.843 triệu đồng, tăng 60,45% so với năm 2013, xét về tốc độ tăng trưởng có phần chuyển biến tích cực hơn, cụ thể doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn tăng 55,73%, bên cạnh đó cho vay trung và dài hạn lại tăng đến 108,44%. Doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn tăng là do kinh tế trong năm ổn định hơn, người dân địa phương vay chủ yếu để kinh doanh nhỏ lẻ xăng dầu, bia

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 4 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w