Dự báo nhu cầu các sản phẩm sữa của thị trường sữa Việt Nam và phân tích môi trường

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Ba Vì (Trang 91 - 94)

4. Phân theo tính chất công việc

4.4.1 Dự báo nhu cầu các sản phẩm sữa của thị trường sữa Việt Nam và phân tích môi trường

phân tích môi trường

Đại hội Đảng IX đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2005 và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cho giai đoạn tiếp theo. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhằm đưa đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020: “Tập trung sức mạnh cho mục tiêu phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 7-8%; đến năm 2005 GDP bình quân đầu người gấp đôi năm 1990. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp bình quân hàng năm 14-15%, dịch vụ tăng bình quân 12-13%/năm”

Bảng 4.9: Dự kiến nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đến 2020.

Chỉ tiêu 1995 2000 2010 2020

GDP 8,2 6,8 7,5 7,3

Công nghiệp 12,8 14,0 10,0 8,5

Nông nghiệp 4,4 4,5 4,0 3,0

Dịch vụ 9,0 8,0 8,5 7,7

(Số liệu của Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và đầu tư).

4.4.1.2 Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sữa từ năm 2010 đến 2020

Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1.2%/năm, thị trường sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14.2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao. Năm 2010, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít sữa/năm. Dự báo đến năm 2020, con số này sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến 28 lít sữa/năm/người.

Với mức sống của người dân ngày một cao, thì kinh nghiệm của các nước tiên tiến, các loại sản phẩm sữa tươi, sữa chua, kem, bơ, phomat, sữa bột, sữa đậu nành... sẽ tăng trưởng nhanh hơn là sữa đặc có đường.

Vụ công nghiệp nhẹ, Bộ Công thương cho biết: Định hướng phát triển ngành Công nghiệp chế biến sữa đến năm 2015, cả nước phấn đấu đạt 1,9 tỷ lít quy ra sữa tươi

- Để đạt được mục tiêu chiến lược là đầu tư mở rộng sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, ngành chế biến sữa phải:

+ Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến của ngành để đuổi kịp công nghệ tiên tiến của thế giới.

+ Coi trọng chất lượng và giá thành sản phẩm. Đó là điểm mấu chốt để sản xuất kinh doanh có hiệu quả và cạnh tranh được trên thị trường.

+ Nâng cấp và mở rộng các nhà máy sữa đồng thời căn cứ vào mức tăng trưởng của nên kinh tế sẽ xây dựng thêm một số nhà máy sữa ở các thành phố, tỉnh thành đông dân cư.

+ Đa dạng hóa sản phẩm, bao bì nhãn mác đẹp, tạo sự hấp dẫn người tiêu dùng.

+ Song song với sự phát triển sản xuất các loại sản phẩm sữa động vật còn chú trọng tới việc sản xuất các sản phẩm sữa từ nguồn gốc thực vật có chất lượng dinh dưỡng cao như các sản phẩm sữa tươi, sữa chua đậu nành. Đây là nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào, góp phần bổ xung cho nguồn nguyên liệu của ngành sữa đồng thời là sản phẩm giàu chất dinh dưỡng cho những người cao tuổi và người ăn kiêng.

+ Đào tạo đội ngũ công nhân, kỹ sư giỏi để tiếp thu công nghệ mới của thế giới.

Từ những dự báo trên, Công ty đã đưa ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2014.

Bảng 4.10: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sữa của Công ty năm 2014

Chỉ tiêu Lượng sản phẩm tiêu thụ 2014 Tổng doanh thu 2014 Đơn vị Thực hiện 2013 (1.000 lít) Kế hoạch 2014 (1.000 lít ) Doanh thu (Triệu đồng) Chi nhánh miền Bắc 12,3 26,0 19,000

Chi nhánh miền Nam 5.497 16,0 12.000

Hoạt động xuất khẩu 2,7 8,0 5,000

Tổng 20.497 50,0 36,000

4.4.1.3 Phân tích môi trường cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Ba Vì (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w